Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 67)

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Tìm hiểu thực trạng về mức độ khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau để nghiên cứu thực trạng, trong đó phương pháp trắc nghiệm là phương pháp nghiên cứu chính.

a. Phương pháp trắc nghiệm

* Mục đích: Sử dụng trắc nghiệm sáng tạo vẽ hình TST-H của Klaus.K. Urban đã được Nguyễn Huy Tú nghiên cứu, Việt hóa tại Việt Nam (trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước C9, C5, B98 - 49 - 56) để đo khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi.

* Khách thể: Khách thể nghiên cứu: 300 HS vùng nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi và 200 HS vùng Thành phố.

* Thời gian thực hiện: Tất cả 500 nghiệm thể đều thực hiện trắc nghiệm sáng tạo vẽ hình của Klaus. K.Urban trong cùng một khoảng thời gian là học kì 2 năm học 2012-2013 theo cùng một quy trình trắc nghiệm như nhau.

* Mô tả kỹ thuật tiến hành test TST-H:

TST-H là bộ test sáng tạo vẽ hình dùng cho các nghiệm thể từ 4 – 65 tuổi. Nó được coi là test không phụ thuộc văn hóa, không phụ thuộc ngôn ngữ. Vật liệu test chỉ là một trang giấy trên đó có nửa vòng tròn, một góc vuông, một đường cong, một đường gạch gạch, một điểm (nằm trong khung chữ nhật) và một chữ U nhỏ nằm ngang ở ngoài khung chữ nhật ấy.

60

Sáu nét vẽ này được coi là các họa tiết của một bức tranh được vẽ chưa xong của một người nào đó (Xem bảng test ở phần phụ lục). Nghiệm thể có nhiệm vụ vẽ xong bức tranh theo ý riêng của mình trong thời gian 15 phút. Test có hai dạng A và B, trong đó B chính là dạng A được quay đi một góc 180o

Các nghiệm thể được thực hiện test trong yên tĩnh với bầu không khí tâm lý thoải mái, khoáng đạt, không bị gây áp lực về thời gian, không bị tác động tâm lý khiến tư duy của các em có thể bị lệch hướng. Nghiệm thể được bố trí ngồi rộng rãi, tách biệt để không sao chép của nhau và quá trình làm việc cá nhân không làm nhiễu người khác. Khi đã ổn định trật tự phòng trắc nghiệm xong nghiệm viên phát cho mỗi nghiệm thể một bản test dạng A với sự hỗ trợ của nghiệm viên 2. Nghiệm viên 1 đọc to lời hướng dẫn test theo nội dung và lời văn đã được chuẩn bị sẵn và với cách xưng hô phù hợp lứa tuổi của nghiệm thể: “Các em đang có trước mặt một bức vẽ dở dang. Họa sỹ đã ngừng vẽ trước khi thực hiện xong ý định của ông ta. Bây giờ, em hãy vẽ tiếp bức tranh theo ý riêng của mình. Em vẽ thế nào cũng đều đúng, ở đây không có bức tranh nào là sai cả. Khi vẽ xong thì dơ tay báo cho biết để tôi thu nhận và phát cho em bản vẽ thứ hai”.

Khi thu bài test bao giờ nghiệm viên cũng nhắc nhở nghiệm thể ghi tên bức tranh của mình, và ghi thời gian nộp bài, để từ đó tính được thời lượng làm test.

* Kỹ thuật đánh giá test

TST-H được đánh giá bằng cách chấm bức tranh mà nghiệm thể vẽ theo 14 tiêu chí: mở rộng thêm (Mr), Bổ sung thêm (Bs), Phần tử mới (Ptm), Liên kết theo hình vẽ (Lkh), Liên kết theo đề tài (Lkđ), Vượt khung do họa tiết (Vh), Vượt khung không phụ thuộc họa tiết (Vkh), Sự phối cảnh (Pc), Hoài cảm (Hc), Tính bất quy tắc A (BqA), Tính bất quy tắc B (BqB), Tính bất quy tắc C (BqC), Tính bất quy tắc D (BqD) và Thời gian (Tg).

Điểm tối đa theo lý thuyết của test này đã được Việt hóa là 72 điểm.

Tùy theo tổng điểm test mà mỗi nghiệm thể đạt được so với thang đo 7 mức độ của chuẩn test TST-H, có thể xếp nghiệm thể vào một trong 7 loại năng lực sáng tạo A (kém), B (thấp), C (trung bình), D (trung bình khá), E (khá), F (cao) và G (cực cao) tương ứng với các mức điểm số như sau:

61 Mức độ Test A (Kém) B (Thấp) C (TB) D (TB Khá) E (Khá) F (Cao) G (Cực cao) Dạng A 0 - 18 18 - 22 23 - 36 37 - 45 46 - 53 54 – 63 > 63 Dạng B 0 - 16 16 - 22 23 - 38 39 – 44 45 - 50 51 – 59 > 59 Dạng A + B 0 - 35 35 - 46 47 - 72 73 – 85 86 - 97 98 – 105 > 105

b. Phương pháp điều tra bằng hệ thống bài tập

* Mục đích:Đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5.

* Khách thể: Nghiên cứu trên: 300 HS vùng nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi và 200 HS vùng Thành phố.Tất cả 500 nghiệm thể đều thực hiện hệ thống bài tập được xây dựng riêng để đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh lớp sau khi đã được đánh giá bằng test TST-H.

* Nội dung: Xây dựng hệ thống bài tập nhằm đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng ngãi bao gồm 8 tiểu bài tập được xây dựng từ việc phân tích bản chất, cấu trúc của sáng tạo và đặc điểm của sáng tạo ở học sinh, và trên cơ sở phân tích trắc nghiệm sáng tạo của Guilford có so sánh với trắc nghiệm TST-H, được xây dựng bằng các “chất liệu”: ngôn ngữ, toán, phi toán - phi ngôn ngữ và việc phân tích kinh nghiệm trong nghiên cứu các hoạt động sáng tạo của các nhà nghiên cứu ở một số nước và ở Việt Nam.

Hệ thống bài tập sáng tạo này được cấu tạo bởi 5 tiểu bài tập như sau: - Tiểu bài tập Flexibility (linh hoạt).

- Tiểu bài tập Fluency (mềm dẻo). - Tiểu bài tập Originality (độc đáo).

- Tiểu bài tập Problem sensibility (nhạy cảm vấn đề). - Tiểu bài tập Elaboration (tính kế hoạch).

Các tiểu bài tập Flexibility, Fluency, Originality và Elaboration đều thể hiện trong mình ý nghĩa của tiểu bài tập Originality.

62

Bảng 2.2: Cấu trúc hệ thống bài tập sáng tạo

ORIGINALITY

( Có tính độc đáo : Hiếm, Lạ, Hợp lý)

FLEXIBILITY (Linh Hoạt)

1 Tìm nhiều mục đích sử dụng của một số đồ vật. 2 Nhiều phương án giải quyết một vấn đề.

3 Tìm nhiều loạt số hạng có cùng một tổng (Khối Rubic kì diệu)

FLUENCY (mềm dẻo trong tạp tổ

hợp mới)

4 Tìm nhiều kết hợp từ tạo nhiều nghĩa khác nhau của một từ

5 Tìm nhiều kết hợp từ tạo nhiều nghĩa khác nhau của một từ và đặt câu hay viết đoạn văn với từ ấy.

6 Vẽ nhiều hình khác nhau từ một số đường nét cho trước

PROBLEM SENSIBILITY (nhạy

cảm vấn đề)

7 Tìm số chưa biết theo nguyên tắc. (SODOKU)

ELABORATION

(Tính kế hoạch ST) 8

Vẽ các chi tiết với một khung cho sẵn để tạo ra một hình vẽ có ý nghĩa

* Kỹ thuật đánh giá hệ thống bài tập

Hệ thống bài tập với ba nhóm bài tập tương ứng với ba mức độ (dễ, vừa phải, khó) như sau:

- Nhóm 1: nhóm bài tập dễ - nhóm bài tập sử dụng ngôn ngữ

+ Áp dụng cho những bài tập 1, 4 và 5

+ Điểm tối đa cho các bài tập ở nhóm này: 8 điểm. Cụ thể:

* Bài tập 1: mỗi công dụng đúng kể ra, sẽ được tính 0.25 điểm ( Số lượng công dụng đúng được kể ra >= 16, vẫn được 8 điểm)

* Bài tập 4: mỗi từ ghép tạo ra có ý nghĩa, học sinh được cho 0.25 điểm (>=16 từ ghép tạo ra có ý nghĩa vẫn được 8 điểm)

63

ứng với 1 điểm (>= 8 câu hay đoạn văn đúng có chứa các từ ngữ được ghép vẫn được 8 điểm)

+ Tổng điểm bài tập nhóm 1: 24 điểm

- Nhóm 2: nhóm bài tập có độ khó vừa phải – nhóm bài tập hình vẽ

+ Áp dụng cho những bài tập: 6 và 8

+ Điểm tối đa cho các bài tập ở nhóm này: 9 điểm. Cụ thể:

* Bài tập 6: mỗi hình vẽ có ý nghĩa được hình thành từ những đường nét cho sẵn, học sinh được cho 1 điểm (>=9 hình vẽ có ý nghĩa được hình thành từ những đường nét cho sẵn vẫn được 9 điểm)

* Bài tập 8: Hình vẽ thỏa mãn mỗi tiêu chí sau được cho 1 điểm ♦ Mở rộng hay bổ sung thêm những chi tiết đã cho

♦ Thêm hình vẽ mới độc lập so với chi tiết đã cho ♦ Tổng thể bức tranh liên kết thành 1 đề tài chung ♦ Vượt khung đã cho

♦ Xoay tờ giấy vẽ một góc lớn hơn 45 độ ♦ Sử dụng kí hiệu chữ số hay chữ viết

♦ Từ chi tiết đã cho tạo thành phối cảnh 3 chiều có ý nghĩa ♦ Hình vẽ mang tính hoài cảm

♦ Hình vẽ mang tính hư cấu, trừu tượng hay siêu thực + Tổng điểm nhóm bài tập này: 18 điểm

- Nhóm 3: nhóm bài tập thuộc mức độ khó, nhóm bài tập phải tìm quy luật logic, toán học

+ Áp dụng cho các bài tập: 2, 3 và 7

+ Điểm tối đa cho các bài tập ở nhóm này: 10 điểm. Cụ thể:

* Bài tập 2: tìm đúng quy luật trồng cây theo yêu cầu, học sinh được cho 10 điểm

* Bài tập 3: tìm đúng quy luật của 16 ô số, học sinh được cho 10 điểm

* Bài tập 7: Mỗi ô số điền đúng, học sinh được cho 0.25 điểm (>=40 ô số đúng vẫn được 10 điểm)

+ Tổng điểm nhóm bài tập này 30 điểm

64 nhóm 3 = 24 + 18 + 30 = 72 điểm.

Từ tổng điểm này, khả năng sáng tạo của học sinh theo hệ thống bài tập được chia làm 7 mức độ từ A đến G tương ứng như các mức độ của test TST-H theo bảng sau:

Bảng 2.3: Bảng phân loại 7 mức độ khả năng sáng tạo của hệ thống bài tập

Mức độ A (Kém) B (Thấp) C (TB) D (TB Khá) E (Khá) F (Cao) G (Cực cao) Điểm số 0 - 17 17.25 – 22 22.25 - 37 37.25 - 44.5 44.75 - 51.5 51.75 – 61 > 61

c. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Mục đích: Thu thập thông tin của giáo viên về việc đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh, hiện trạng của việc phát huy tính sáng tạo cho học sinh cũng như những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho các em.

* Nội dung: Xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi dành cho giáo viên giảng dạy trên khối lớp 5 một số trường tiểu học tại Quảng Ngãi.

Phiếu thăm dò ý kiến gồm 8 câu hỏi nhằm tìm hiểu:

- Nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 (câu 1).

- Đánh giá của giáo viên về mức độ sáng tạo và mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 (câu 2, 3, 4, 5).

- Các cách thức, biện pháp giáo viên sử dụng để phát triển khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 (câu 6,7).

- Ý kiến của giáo viên về các biện pháp nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 (câu 8)

* Cách thức nghiên cứu: Soạn thảo bảng hỏi và quy trình thực hiện cụ thể, có thể phối hợp với trò chuyện để thu thêm kết quả cho bảng hỏi.

d. Phương pháp thống kê toán học

* Mục đích: Xử lý các kết quả thô thu được từ phương pháp trắc nghiệm, phương pháp điều tra bằng hệ thống bài tập và điều tra bằng bảng hỏi dành cho giáo viên.

* Cách thức xử lý: Sau khi thu lại các phiếu trắc nghiệm, đề tài tiến hành lọc phiếu và làm sạch dữ liệu bằng cách lập bảng tần số cho tất cả các biến, rồi chỉnh sửa các biến thiếu sót hoặc có lỗi. Với những phiếu thiếu sót thông tin hoặc không hợp lệ sẽ bị loại bỏ nhằm

65

đảm bảo cho tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Dữ liệu sau khi làm sạch được xử lý bằng phần mềm SPSS, phiên bản 16.0 để có những thông tin đáng tin cậy về thực trạng, về tính khả thi và hợp lí của các biện pháp đề xuất. Cụ thể, sử dụng một số phép tính như: tính tần suất (%), trung bình cộng, độ lệch chuẩn, kiểm định T - test cho hai mẫu độc lập, hệ số tương quan… để xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)