Cơ sở đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh lớp

Một phần của tài liệu khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 110)

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Cơ sở đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh lớp

học tại tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Khái niệm biện pháp

Theo từ điển Wiktionary thì biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [51].

Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể [33].

Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể, hay hướng tới giải quyết từng nhiệm vụ, giải quyết từng phần cụ thể. Trong một số trường hợp biện pháp có thể giải quyết được một số nhiệm vụ khác nhau.

2.3.2. Cơ sở đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi

Việc tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi được chúng tôi xây dựng trên những cơ sở sau:

- Thứ nhất: dựa trên cơ sở lý luận về khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi như: khái niệm sáng tạo, khả năng sáng tạo, đặc điểm khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi...

- Thứ hai: dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh Quảng Ngãi. Dựa trên điểm trung bình tìm được về khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 trong đề tài nghiên cứu này, con số tìm được là 36.04 ứng với loại B (thấp) về mặt xếp loại khả năng sáng tạo. Cụ thể: trên tổng số 427 em thực hiện test

108

TST-H có đến 221 (51.76%) học sinh đạt ở mức độ A chiếm hơn 1/2 lượng mẫu nghiên cứu. Đây là một con số khá cao. Ở 48.27% lượng mẫu còn lại rơi vào 5 mức đó là: loại B (thấp) chiếm 15.69%, loại C (trung bình) chiếm 30.21%, loại D (Trung bình khá) chiếm 1.64%, loại E (khá) chiếm 0.47% và loại F (cao) chiếm 0.23%. Trong đó, số lượng học sinh xếp loại khá và cao - 2 mức độ cao nhất về khả năng sáng tạo của học sinh được ghi nhận chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn (0.7%) với 3 em đạt được điểm ở những mức độ này; không có học sinh nào đạt được khả năng sáng tạo ở mức G (cực cao).

- Thứ ba: dựa trên một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng

+ Phần lớn giáo viên mới tập trung sử dụng các biện pháp dạy học chung, đặc trưng cho giáo dục tiểu học, ít mang tính đặc thù, chuyên biệt nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh.

+ Đồ dùng dạy học chưa được quan tâm, đầu tư ở các bài dạy. Cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy còn nghèo nàn, thiếu thốn.

+ Giáo viên chưa có những biện pháp tích cực, thích hợp để tác động kịp thời đến từng cá nhân trẻ, ít tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ và phát triển ý tưởng.

- Thứ tư: dựa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục tiểu học nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung:

+ Dựa vào nhiệm vụ cơ bản được đề cập trong mục tiêu tổng quát của giáo dục phổ thông Việt Nam: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

+ Về phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [20].

Việc tìm ra các biện pháp tác động phù hợp giúp khắc phục những hạn chế đang tồn tại đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu khả năng sáng tạo của học sinh lớp 5 một số trường tiểu học tại tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 110)