Biện pháp 2: Giảm các khoản phải thu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO pptx (Trang 85 - 87)

IV. Các khoản đầu tư

5. Khả năng thanh toán (lần)

3.2.2. Biện pháp 2: Giảm các khoản phải thu

3.2.2.1.Cơ sở của biện pháp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường không thể tránh khỏi việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp. Qua bảng cân đối kế toán ta nhận thấy khoản phải thu khách hàng của công ty là rất lớn. Nó chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Năm 2008, giá trị các khoản phải thu khách hàng của công ty là 32.536 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 24% trong tổng tài sản. Còn năm 2009, giá trị các khoản phải thu khách hàng của công ty là 58.059 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 43% trong tổng tài sản. Việc các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản chứng tỏ Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều

gây khó khăn trong việc quay vòng vốn khi cần thiết và có rủi ro trong thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2.2.2.Mục đắch của biện pháp

- Giảm tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Tăng khả năng thanh toán.

3.2.2.3.Nội dung thực hiện của biện pháp

Công ty cần làm tốt công tác thu hồi nợ. Việc này sẽ giúp cho công ty thu về khoản tiền nhất định để trang trải các khoản vay nợ của công ty

- Mở sổ chi tiết, phân loại và theo dõi các khoản phải thu, thường xuyên đôn đốc các khách hàng để có thể thu hồi nợ đúng hạn, luôn chiết khấu cho các khách hàng trả nợ trước hạn.

- Lập một tổ phục vụ cho công tác thu hồi nợ, đàm phán với khách hàng để họ đồng ý thanh toán với mức chiết khấu mà Công ty đã đưa ra, có thưởng cho những nhân viên thu được nợ nhanh và số lượng lớn.

- Áp dụng các mức chiết khấu thắch hợp cho khách hàng theo thời gian thanh toán.

- Có chắnh sách bán chịu hợp lý với từng loại khách hàng, phải xem xét kĩ khả năng thanh toán của khách hàng trước khi bán chịu.

- Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không thanh toán như: yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trị hợp đồng, giới hạn tắn dụng, trắch lập dự phòngẦ

-Đối với những khoản nợ xấu mà công ty không thể đòi được thì có thể sử dụng hình thức bán nợ cho ngân hàng.

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng đối với các khách hàng, khách hàng nào trả chậm sẽ công ty sẽ thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng.

Bảng 3.6 : Bảng phân loại khả năng trả nợ của khách hàng

Thời gian chậm trả (Tháng) Tỉ trọng

(%) Giá trị Tỉ lệ chiết khấu

(%) Số tiền chiết khấu

1-3 5 2.903 2,2 64

3-6 10 5.806 1.5 87

6-9 18 10.451 0.85 89

>9 67 38.899 0 0

Tổng 100 58.059 240

* Dự kiến chi phắ của biện pháp

Khi thực hiện biện pháp này, dự kiến sẽ thu hồi được33% số nợ, tương đương: 58.059 x 33% = 19.160 triệu đồng

Và sẽ phát sinh các khoản chi phắ như: chi phắ đi lại, điện thoại, chi phắ khen thưởng, chi phắ chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm Ầ

- Chi phắ khen thưởng cho nhân viên: 19.160 x 0,5% = 96 triệu đồng - Chi phắ chiết khấu cho khách hàng trả nợ sớm: 240 triệu đồng - Chi phắ đi lại, điện thoại : 19.160 x 0,2% = 38 triệu đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO pptx (Trang 85 - 87)