Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: nhằm nắm bắt được những diểm mạnh yếu của đối thủ, từ đó xây dựng được chính sách hợp lý để tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả hơn.
Nghiên cứu tình hình giá cả: là tiêu chuẩn để doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh cũng như quyết định dến sản xuất, vì giá của nó ảnh hưởng dến thu nhập, lợi nhuận của doan h nghiệp.
4.3.2. Nâng cao chất lượng hàng hóa mua vào:
Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu thỏa mãn của con người cũng tăng lên, không chỉ đòi hỏi về số lượng mà ngày càng đòi hỏi cao về hơn về chất lượng sản
SVTH.
phẩm do đó chất lượng sản phẩm dần trở thành yếu tố được quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Bằng việc năng động trong việc tìm kiếm các nguồn hàng hóa dầu vào với chất lượng tốt bằng cách: duy trì các bạn hàng cũ uy tín, đồng thời tìm kiếm thêm các bạn hàng mới có thể cung cấp sản phẩm, hàng hóa mới với chất lượng tốt hơn. Thực hiện tốt việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động kinh doanh để hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn.
4.3.3.Về hệ thống tài khoản:
Công ty vẫn sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Bộ Tài Chính mà chưa có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 2 để dễ dàng cho việc theo dõi, định khoản, phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình.
4.3.4. Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu :
Để đảm bảo sự thống nhất về tài khoản cũng như để dễ quản lý, dễ cho theo dõi và để đảm bảo cho đúng chế độ kế toán hiện hành Công ty nên hạch toán riêng khoản giảm giá hàng bán hiện tại Công ty đang hạch toán bên Nợ TK 511 sang hai tài khoản là TK 521 và TK 635. Với các khoản giảm do khách hàng mua thường xuyên ổn định và mua với số lượng lớn thì hạch toán vào TK 521- Chiết khấu thương mại, còn giảm giá với khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước hạn thì đó là khoản chiết khấu thanh toán và hạch toán vào TK 635- Chi phí hoạt động tài chính.
Khi Công ty chấp nhận chiết khấu thanh toán cho người mua khi người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 635: Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng
Có TK: 111, 112, 131: Số tiền chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng
Trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi: Nợ TK 521 : Chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng Nợ TK 3331: Thuế GTGT tương ứng với phần chiết khấu thương mại
Có TK 111, 112, 131…: Tồng số chiết khấu thương mại
Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại sang TK 511: Nợ TK 511 : Tổng số chiết khấu thương mại phát sing trong kỳ
Có TK 521: Kết chuyển chiết khấu thương mại.
4.3.5. Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng:
SVTH.
Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, Công ty nên thực hiện thường xuyên hơn chiết khấu thanh toán với khách hàng đồng thời nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thah toán ngay. Đối với một số trường hợp để tránh rủi ro khi không thu được nợ của khách hàng, cuối niên độ kế toán công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
4.3.6. Về việc xác định kết quả tiêu thụ:
Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng loại hàng hóa. Việc xác định được kết quả riêng cho từng loại hàng hóa sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả đạt được của từng loại sản phẩm để từ đó đề xuất ra chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy Công ty nên tiến hành xác định kết quả tiêu thụ theo từng loại sản phẩm.
SVTH.
Kết luận
Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, kết quả đạt được đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đắn là biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần thúc đẩy hàng hóa quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh mà các doannh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy việc hạch toán hàng hóa, tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ chuyên đề em nghiên cứu này, với kiến thức đã học trong nhà trường kết hợp với thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Kỹ thuật POSO, được sự giúp đỡ của nhân viên phòng kế toán trong công ty cùng với sự hướng dẫn của giáo viên Th.s Phạm thị Bích Vân. Với sự nhìn nhận còn nhiều hạn chế của một sinh viên em đã tìm hiểu về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp với thực tế tại công ty em đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Mọi ý kiến em đưa ra đều dựa trên cơ sở thực tế tại công ty và nội dung chế độ tài chính kế toán ban hành. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên chuyên đề của em không tránh khởi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cũng như các cô chú trong phòng kế toán trong Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên Th.s Phạm thị Bích Vân. cùng các nhân viên phòng kế toán của Công ty TNHH Kỹ thuật POSO đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
SVTH.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH.