Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty TNHH một thành viên sản xuất kinh doanh thương mại Trường Thịnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh (Trang 57)

Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị

Phác đồ Tên thuốc Số nái điều trị khỏi (con) Kết quả Số nái phối đạt lần 1 (con) Tỷ lệ (%) Số nái phối đạt lần 2 (con) Tỷ lệ (%) Số nái phối không đạt (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 Vetrimoxin LA Oxytoxin 47 41 87,23 5 10,64 1 2,13 Phác

đồ 2 Pen – Step Oxytoxin 55 49 89,09 4 7,27 2 3,64 Số liệu bảng 4.10 cho thấy: sử dụng phác đồ 1 điều trị khỏi 47 con, tỷ lệ phối đạt lần 1 được 41 con đạt 87,23 % thấp hơn 1,02 lần so với sử dụng phác đồ 2 điều trị khỏi 55 con tỷ lệ phối đạt lần 1 được 49 con đạt 89,09 %.

Tỷ lệ phối đạt lần 2 sau khi điều trị khỏi 47 con bằng phác đồ 1 là 5 con chiếm 10,64 %, cao hơn 1,46 lần khi điều trị bằng phác đồ 2 cho 55 con là 4 con chiếm 7,27 %.

Tỷ lệ phối không đạt khi sử dụng phác đồ 1 chỉ đạt 2,13 % thấp hơn 1,71 lần so với sử dụng phác đồ 2 là 3,64 %.

Như vậy mức độ ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung khi điều trị hai phác đồ là khác nhau, sử dụng phác đồ 2 có kết quả điều trị thấp hơn so với sử dụng phác đồ 1. Tỷ lệ phối không đạt thấp là do số lợn điều trị thường là những con viêm tử cung ở thể nặng và vừa nên sức đề kháng giảm, hay đó là những con đã đẻ nhiều lần nên khả năng phối đạt kém. Số lứa đẻ giảm, số con đẻ cũng giảm vì điều trị quá nhiều lần. Từ đó, ta cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời đem lại hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn từ đó giảm bớt chi phí sử dụng thuốc.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty TNHH một thành viên Trường Thịnh, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau:

1. Trong số 400 nái theo dõi trong thời gian thực tập, thì có 110 nái mắc bệnh với tỷ lệ là 27,50%.

2. Với các loại lợn nái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, cụ thể: nái kiểm định tỷ lệ nhiễm là 63,33 %, nái cơ bản 7,06 %, nái cơ bản hạt nhân 3,75 %.

3. Lợn nái đẻ càng nhiều lứa thì tỷ lệ nhiễm càng cao: lợn nái đẻ trên 6 lứa có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất (90,00 %), thấp nhất ở nái đẻ lứa 3-4 (6,25 %).

4. Các giống khác nhau tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung khác nhau cụ thể: giống Yorkshire mắc 24,44 %, giống Landrance là 27,03 %, F1 của Yorkshire và Landrance là 31,62 %.

5. Ở các điều kiện thời tiết khác nhau tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau: qua theo dõi từ tháng 7 đến tháng 11 thì tháng 10 có tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung cao nhất là 47,37 %, thấp nhất vào tháng 9 là 11,63 %.

6. Cường độ chiếu sáng khác nhau thì tỉ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, dãy chuồng 3 có ít ánh sáng nên tỷ lệ mắc là cao nhất (29,55 %), dãy chuồng 1, 2 đầy đủ ánh sáng hơn nên tỷ lệ lần lượt là 26,21 %, 26,83 %.

7. Cả 2 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung đều cho kết quả cao. Khuyến cáo nên sử dụng phác đồ 1 (Vetrimoxin LA + Oxytoxin) trong quá trình điều trị bệnh viêm tử cung.

5.2. Đề nghị

1. Cần tiếp tục phát triển đàn lợn giống ngoại để cung cấp cho thị trường lợn giống và lợn thịt.

2. Nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn cho công nhân trong quá trình làm việc, nhất là khi đỡ đẻ lợn để hạn chế bệnh viêm tử cung xảy ra.

3. Phát hiện và điều trị kịp thời nếu bệnh xảy ra, tránh những hậu quả do bệnh viêm tử cung mang lại, ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Vũ Triệu An, Nguyễn Ngọc An, Nguyễn Ngọc Lanh, Nguyễn Hữu Mô

(1990), Bài giảng sinh lý bệnh, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt,

Nxb Nông nghiệp.

3. Lê Xuân Cường (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp.

4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo

trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp.

5. Trần Tiến Dũng (2004), Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập 2 số 1 -2004.

6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Dược lý học thú y, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Thuốc thú y và cách sử

dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Madec F (1995), Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái, Tạp

chí KHKT Thú y, tập II số 1 - 1995.

10. Đặng Quang Nam, Phạm Đức Chương (2002), Giáo trình giải phẫu vật nuôi, Nxb Nông nghiệp.

11. Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1997), Kết quả nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng của trâu mắc bệnh viêm tử cung, Kết quả nghiên cứu KHKT khoa CNTY 1996 - 1998, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (1994), Bệnh sinh sản gia súc,

Nxb Nông nghiệp.

14. Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường sinh dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp.

15. Nguyễn Văn Thanh (2003), Khảo sát tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái

ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 10 số 2 - 2003.

16. Đặng Đình Tín (1986), Sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Trường ĐH

Nông nghiệp 1, Hà Nội.

17. Vtrekaxova A.V (1985), Bệnh lợn đực và lợn nái sinh sản, Nxb Nông nghiệp. 18. Xobko A.L, Gia Denko I.N. (1987), Cẩm nang bệnh lợn tập I (Trần

MỘT SỐ ẢNH MINH HỌA

Ảnh 01: Thuốc Vetrimoxin L.A

Ảnh 03: Lợn nái bị bệnh viêm tử cung thể cơ

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty TNHH một thành viên sản xuất kinh doanh thương mại Trường Thịnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh (Trang 57)