Áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm của những cán bộ đi trước, tôi đã tự đề ra kế hoạch thực hiện một số công việc sau:
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho đàn lợn con theo mẹ đến cai sữa. Tôi trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:
+ Đối với nái chửa:
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy cám cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chuyển phân ra kho phân. Lợn nái chửa được ăn loại cám 566, 567 SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối với nái chửa, từ tuần 1 đến tuần chửa 14 ăn cám 566 SF, khẩu phần 1,5 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày, nái hậu bị cho ăn 1,5 kg/ngày.
Đối với nái chửa, từ tuần 14 đến tuần chửa 17 ăn cám 567 SF, khẩu phần 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
+ Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5 - 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với khẩu phần ăn 3 - 4 kg/ngày, chia làm 3 bữa sáng, chiều và tối.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm cám để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh được lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 0,5 kg cám đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1 kg/con/ngày. Nếu nái nào quá gầy thì khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày, khẩu phần ăn tăng dần từ 2 - 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của chúng.
+ Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:
Sau khi đẻ 1 ngày tiến hành bấm nanh hoặc mài nanh, cắt đuôi. Lợn con 2 - 3 ngày tuổi bấm số tai, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con.
Lợn con 3 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
Lợn con 4 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng cám hỗn hợp hoàn chỉnh 550 SF.
Lợn con được 3 tuần tuổi tiến hành cai sữa cho lợn. Lợn con được trên 4 tuần tuổi tiêm phòng dịch tả.
Lợn con ở đây được cai sữa sớm (3 tuần tuổi) và được cho tập ăn từ rất sớm (4 - 6 ngày tuổi) nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên.
*Phát hiện lợn nái động dục
Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ bảo của các cán bộ kỹ thuật tôi thấy lợn nái động dục có những biểu hiện sau:
Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn.
Khi cho lợn đực đi qua các ô chuồng lợn cái thì vểnh tai, khi có tác động trực tiếp thì đứng ì.
Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.
Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ xung huyết, sưng, đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
*Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chính tôi đã tự tay dẫn tinh cho một số lợn nái đã có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước sau:
Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, tôi đã quan sát biểu hiện động dục trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.
Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số
lượng tinh trùng cần có trong một liều dẫn tinh 1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng.
Bước 4: Vệ sinh lợn nái
Bước 5: Dẫn tinh
Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Sau
khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết định tới thành quả trong chăn nuôi. Nó bao gồm tổng hợp nhiều yếu
tố: không khí, đất, nước, chuồng trại...hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong suốt thời gian thực tập tôi đã cùng với công nhân tổ chăn nuôi của trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, quan tâm tới bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi (luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông). Hàng ngày tham gia quét dọn vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh thoát nước. Tham gia vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi, phun thuốc sát trùng lên chuồng trại, khu vực chăn nuôi...để tránh mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.
4.1.2. Công tác thú y