Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty TNHH một thành viên sản xuất kinh doanh thương mại Trường Thịnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh (Trang 45 - 50)

Để điều trị bệnh cho gia súc đạt kết quả cao thì việc chẩn đoán bệnh kịp thời và chính xác giúp đưa ra được những phác đồ điều trị dùng thuốc có hiệu quả sẽ làm giảm được tỷ lệ tử vong xuống, đồng thời giảm bớt thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế cũng như số đầu lợn. Vì vậy hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật thú y của trại tiến hành theo dõi lợn ở tất cả các dãy chuồng nhằm phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc bệnh lợn thường không có biểu hiện triệu chứng điển hình, triệu chứng của con ốm đã quan sát thấy: ủ rũ, bỏ ăn, mệt mỏi, kém linh hoạt, thân nhiệt tăng. Vì vậy để chẩn đoán đúng bệnh thì ngoài triệu chứng lâm sàng ra ta quan sát thấy, còn phải dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Đối với lợn cấp tính chưa có triệu chứng bên ngoài thì tiến hành mổ khám quan sát bệnh tích bên trong.

Hội chứng hô hấp - Triệu chứng:

Lợn mệt mỏi, chán ăn, hay nằm, ngồi như chó ngồi để thở, bụng hóp, tần số hô hấp tăng, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mũi, nước mắt.

- Điều trị: Phác đồ :

Dùng Tylan, tiêm bắp với liều 1 ml/10 kg TT/ngày, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

Dùng Analgin C: 1 ml/10 kg TT có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.

Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho. B.complex, vitamin B1 có tác dụng tăng sức đề kháng.

Bệnh ghẻ - Triệu chứng

Trên da xuất hiện những mụn loét màu đỏ sau đó tróc ra thành những vảy màu nâu hay xám, lợn kém ăn, gầy còm, rụng lông, lở loét. Bệnh nặng có thể dẫn đến chết.

- Điều trị

Tiêm Ivemectin 2,5%: 1 ml/ 12 - 15 kg TT. Bệnh viêm rốn

- Triệu chứng

Hiện tượng viêm rốn xảy ra ở lợn con sau khi sinh được 4 -5 ngày, thường gặp ở 2 thể:

Thể cấp tính: lợn con nóng sốt, sưng đỏ vùng cuống rốn, thân nhiệt tăng cao 40 - 410C, bỏ bú và chết trong cơn co giật.

Thể mãn tính: lợn con khỏi bệnh để lại biến chứng như viêm khớp xương, sa ruột non và hiện tượng bại huyết.

- Điều trị

Rửa chỗ viêm bằng thuốc sát trùng, bôi cồn hoặc xanhmetylen. Giữ chuồng trại sạch sẽ và khô ráo.

Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng:

Lợn biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: Thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, con vật đau đớn, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Âm hộ sưng đỏ, từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài dịch viêm màu trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi tanh, thối khắm.

- Điều trị:

Để hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể, chúng tôi tiến hành điều trị như sau:

Phác đồ I:

Vetrimoxin tiêm bắp 1ml/10 – 15kg TT. Oxytoxin 4ml/con (tiêm bắp)

Liệu trình ngày 1 lần

Phác đồ II:

Pen – Step tiêm bắp 1ml/10 TT. Oxytoxin 4ml/con (tiêm bắp) Liệu trình ngày 1 lần

Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Bệnh viêm vú

Triệu chứng:

Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú. Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, sưng, đỏ, nóng, đau, có con bị viêm nặng bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng.

Điều trị:

Cục bộ: vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor100 1ml/10kg TT Toàn thân:

Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày. Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày

Bệnh khó đẻ ở lợn

- Triệu chứng: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần. Lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu màu hồng nhạt.

Cho dù có đẻ ra được nhưng vẫn khó đẻ con tiếp sau. Khi thò tay vào tử cung thấy thai ở khung xương chậu, khó kéo thai ra được .

Điều trị: những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm oxytocin 40 - 50 UI/1 nái. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để kéo thai ra.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicilin: 10 mg/kg TT chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

Tiêm vitamin B1, B - complex, multivit - forte để trợ sức cho lợn. Bệnh sốt sữa ở lợn nái

- Triệu chứng: phát sinh sau khi đẻ, bỏ ăn đột ngột, đi không vững hay nằm lim dim, lưỡi thè, khô mũi, da tái chân lạnh, hạ thân nhiệt, vú căng vắt không ra sữa, lợn con bú luôn miệng không thấy no, ngày càng gầy, chân sau cứng.

- Điều trị: dùng gluconatcalci 10 % với liều 20 ml/con, kết hợp vitamin C với liều 5 ml/con/ngày, thyrosin với liều 1 ml/con/ngày. Tiêm 2 lần/ngày, liên tục 5 ngày.

Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất Diễn giải Nội dung Số lượng (con)

Tuần tuổi (an toàn - khỏi) Kết quả Tỷ lệ (%) 1. Tiêm vắc xin phòng bệnh

* Tiêm phòng cho lợn nái An toàn

Dịch tả 678

Tuần chửa thứ

10 – 12

678 100,00

Tiêu chảy lợn con 943 Trước đẻ

3 tuần 943 100,00 Bệnh LMLM 647 Tuần chửa thứ 12 - 17 647 100,00

* Tiêm phòng cho lợn con An toàn

Dịch tả 703 tuần tuổi Trên 4 703 100,00

Suyễn 530 Dưới 4

tuần tuổi 530 100,00

2. Chẩn đoán và điều trị bệnh Khỏi bệnh

Hội chứng tiêu chảy 539 511 94,81

Bệnh viêm tử cung 110 102 92,73 Bệnh ghẻ 89 81 91,01 Bệnh viêm vú 161 161 100,00 Bệnh viêm khớp 59 59 100,00 Hội chứng hô hấp 156 150 96,15 3. Công tác khác An toàn Trực và đỡ đẻ cho lợn 65 65 100,00

Tiêm sắt cho lợn con 560 560 100,00

Thiến lợn đực 345 345 100,00

Thụ tinh nhân tạo 156 156 100,00

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty TNHH một thành viên sản xuất kinh doanh thương mại Trường Thịnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)