TH TRƯNG DU KHÍ TH G

Một phần của tài liệu Tăng cường giám sát an toàn trên các công trình dầu khí pot (Trang 74 - 79)

Bảng 1. Giá dầu thế giới từ ngày 6/3 - 11/4/2013 (USD/thùng)

Thị trường khí đốt

Khí đốt lưu thông trên thị trường dưới 2 dạng: khí khô (được vận chuyển bằng đường ống) và khí hóa lỏng (LNG). Thị trường khí đốt hiện vẫn mang tính khu vực nhưng đang chuyển nhanh sang dạng thị trường toàn cầu.

Sự kiện được chú ý nhiều nhất trong thời gian gần đây là sau gần 10 năm đàm phán không thành công do không thỏa thuận được giá bán, Liên bang Nga và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khí đốt. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNCP) đồng ý cấp trước 20 tỷ USD để xây dựng tuyến đường ống mới và hợp đồng bán khí dài hạn (30 năm) dự kiến sẽ được ký vào cuối năm 2013. Khi hoàn thành đường ống này, Liên bang Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí/năm bắt đầu từ 2018 và sau đó sẽ nâng lên 60 tỷ m3/năm. Gazprom cho biết, giá khí là 400USD/1.000m3 khí, tương đương 11,2USD/MMBtu. Từ năm 2009, Gazprom đã cung cấp 68bcm/năm cho Trung Quốc qua 2 hệ thống đường ống gọi là “con đường phía Đông” dẫn đến Đông Bắc Trung Quốc và đường ống từ Tây Siberia đến Tây Bắc Trung Quốc, giá không được công bố. Hiện nay, giá LNG nhập khẩu trung bình của Trung Quốc là 14,5USD/MMBtu.

Từ đầu năm 2013, Ấn Độ tiêu thụ 150 triệu m3 khí/ ngày, chủ yếu để phát điện và sản xuất phân bón. Dự kiến

đến năm 2017, Ấn Độ sẽ tiêu thụ 400 triệu m3 khí/ngày. Hiện Ấn Độ đang tích cực thăm dò, khai thác các nguồn khí nội địa kể cả khí than, khí hydrate cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập LNG từ Đông Phi, Tây Phi và hy vọng đón đầu nguồn LNG giá rẻ từ Mỹ. Đồng thời, Ấn Độ cũng nỗ lực vượt qua các rào cản để tìm nguồn cung khí đốt từ Iran và Trung Á qua hệ thống đường ống Iran - Pakistan - Ấn Độ và Turkmenistan - Afganistan - Pakistan - Ấn Độ. Trong tổng nhu cầu năng lượng, Ấn Độ đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm vai trò của dầu thô từ 30% hiện nay xuống còn 25% và nâng tỷ phần của khí đốt lên 20%.

Thị trường LNG ngày một sôi động, nhưng cũng nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết để tiến tới cân bằng cung - cầu. Bên cạnh nguồn cung chính truyền thống đã xuất hiện những trung tâm cạnh tranh mới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (GIIGNL), trên thế giới sản xuất khoảng 290 triệu tấn LNG/năm và tái khí hóa khoảng 625 triệu tấn/năm. Như vậy, có sự chênh lệch lớn giữa công suất hóa lỏng và tái khí hóa. Năm 2012, đã có 236,3 triệu tấn LNG cung ứng cho thị trường, giảm 2% so với năm 2011 vì công suất sản xuất giảm và nhu cầu nội địa tăng. Năm 2013, dự báo số lượng LNG xuất khẩu sẽ đạt 240 triệu tấn. Nhiều nhà máy hóa lỏng khí đang được xây dựng mới, nổi bật nhất là ở Bắc Mỹ, Australia, Tây Phi, Đông Phi, Nga, công suất trung bình mỗi nhà máy khoảng 4,5 triệu tấn/ năm. Các nước xuất khẩu xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng, terminal, thành lập mới những đội tàu LNG chuyên dụng, phục vụ cho xuất khẩu. Các nước nhập khẩu cũng xây dựng mới những terminal nhập khẩu, các bể chứa nổi hoặc bể chứa trên bờ, các cơ sở tái khí hóa và hệ thống đường ống phục vụ phân phối nội địa. Thị phần LNG của các nước xuất khẩu, số lượng LNG nhập khẩu của các nước lớn trên thế giới được trình bày trong Bảng 2 và 3.

Theo Bảng 4, giá LNG nhập khẩu ở các nước Đông Bắc Á cao nhất và thấp nhất ở các nước thuộc thị trường chung châu Âu. Đặc biệt giá LNG nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc có lúc trên 20USD/MMBtu.

Các công ty tư vấn quốc tế phân tích một số đặc điểm của thị trường LNG thế giới năm 2013:

- Với sự tham gia ngày càng nhiều của LNG Mỹ làm cho thị trường khí đốt tiến nhanh thành thị trường thế giới và dần

Bảng 2. Các nước xuất khẩu LNG trên thế giới

thiết lập được giá chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn trước mắt, sự chênh lệch giá LNG giữa châu Âu và Đông Bắc Á rất lớn do nhu cầu khí đốt và năng lượng của thị trường Đông Bắc Á nói chung gia tăng mạnh. Theo Công ty tư vấn WigloxLNG, giá khí trong các hợp đồng dài hạn của Nhật Bản, Hàn Quốc dao động từ 16 - 20USD/MMBtu. Đó cũng là một thách thức đối với phương pháp định giá LNG truyền thống và kích thích tăng xuất khẩu LNG từ Trung Đông, Liên bang Nga, châu Phi sang Đông Á đồng thời kìm giá LNG của Australia, Indonesia, Malaysia.

- Do nhu cầu khí đốt châu Á tăng nên giá LNG được thương thảo trên thị trường chuyển động theo hướng giá châu Á. Điều này tác động không tốt đến giá khí ở châu Âu vốn đã được thiết lập ổn định. Với hậu quả suy thoái kinh tế ở châu Âu cộng với yếu tố trên làm cho giá than đá tăng nhanh, điều này làm nảy sinh các vấn đề về môi trường cũng như đảo lộn chương trình năng lượng xanh của khối thị trường chung châu Âu.

- Giá khí tăng cao càng đẩy mạnh hoạt động khai thác các nguồn khí phi truyền thống (khí phiến sét, khí trong đá rắn chắc) ở khu vực Bắc Mỹ. Bộ Năng lượng Mỹ đã quyết định tăng đầu tư để phát triển nhanh ngành công nghiệp khí hóa lỏng cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu LNG ra thị trường thế giới. Đi đầu là Cheniere Energy đã ký hợp đồng với Bechtel để thiết kế công nghệ và mua thiết bị cho 2 nhà máy LNG với vốn đầu tư 4,5 - 5 tỷ USD (khách hàng tiêu thụ sản phẩm là BG - 1,3 triệu tấn/ năm, Korea Gas - 3,5 triệu tấn/năm và Gail - 3,5 triệu tấn/ năm). Shell và Kinder Morgan’s El Paso Pipline Partners đang triển khai đề án chuyển đổi terminal nhập khẩu LNG ở bán đảo Elba thành terminal xuất khẩu bao gồm cả việc chuyển đổi nhà máy tái khí hóa thành nhà máy hóa lỏng khí, xây dựng các bồn chứa LNG cùng hệ thống cảng và đội tàu chuyên dụng chở LNG... nhằm cung cấp 8 triệu tấn/năm cho các nước FTA và ngoài FTA. Golden Pass LNG đầu tư 10 tỷ USD để triển khai đề án xuất khẩu LNG 15,6 triệu tấn/năm tại cảng Arthur, Texas. Công ty LNG Canada cũng đặt mục tiêu xuất khẩu 24 triệu tấn LNG/ năm trong 25 năm, bắt đầu từ năm 2020. Các đề án của Chevron, BC LNG Export Cooperative đã được các cơ quan thẩm quyền Canada chấp thuận nhằm thực hiện kế hoạch xuất khẩu LNG sang thị trường châu Á vào cuối thập kỷ này.

EIA dự báo đến năm 2020 Mỹ sẽ xuất khẩu khoảng 45 triệu tấn LNG/năm và giá khí khô nội địa ở khu vực này sẽ tăng lên mức 5 - 6USD/ MMBtu (mức giá hiện nay là 3 - 4USD/MMBtu). Năm 2014, công trình mở rộng kênh Panama sẽ hoàn thành, giúp Mỹ gia tăng lượng LNG xuất khẩu vào thị trường Đông Á. Do đó, ngay từ năm 2013, các chương trình phát triển công nghiệp xuất khẩu khí đốt và LNG của Australia, Malaysia, Indonesia, Trung Đông, Đông Phi cũng như chiến lược nhập khẩu của các nước tiêu thụ nhiều khí đốt ở châu Á phải được xem xét điều chỉnh để bảo đảm sức cạnh tranh trong tình hình mới.

- Ở châu Á - Thái Bình Dương, các thị trường Đông Nam Á dự báo chiếm 1/3 mức tăng cầu LNG của châu Á vào năm 2025, đạt khoảng 45 triệu tấn/năm. Tại Trung Quốc, Sinopec xây dựng terminal nhập khẩu LNG công suất 3 triệu tấn/năm tại cảng Lianyungang; CNOOC đã nghiệm thu terminal nhập khẩu thứ 4 có công suất 3,5 triệu tấn/năm tại Ningbo và lên kế hoạch xây dựng 1 terminal có công suất 4 triệu tấn/ năm. Đến năm 2025, dự kiến lượng LNG nhập

Bảng 3. Các thị trường nhập khẩu LNG lớn trên thế giới

khẩu của Ấn Độ lên đến 20 triệu tấn/năm. Trong đó, một số terminal mới được nghiệm thu sẽ nâng công suất của Ấn Độ lên 10 triệu tấn/năm trong 3 năm tới (terminal ở Kochi công suất 5 triệu tấn/năm và terminal Dabhol ở bang Maharashtra công suất 5 triệu tấn/năm). Tại Indonesia, Inpex Masela triển khai xây dựng nhà máy LNG nổi để phục vụ khai thác các mỏ khí ngoài khơi đảo Tanimbar, công suất giai đoạn đầu là 2,5 triệu tấn/năm. Chính phủ Indonesia đã quyết định mở rộng đề án LNG Tangguh (do BP điều hành,

ở phía Đông tỉnh Papua Barat) với vốn đầu tư giai đoạn I là 12 tỷ USD, công suất 11,4 triệu tấn/năm. Liên doanh Nusantara Regas cũng khởi công xây dựng một FRSU công suất 3 triệu tấn/năm tại vịnh Jakarta. Ở Malaysia, Petronas quyết định đầu tư nhà máy LNG nổi, công suất 1,2 triệu tấn/ năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

- Ở miền Đông Australia, dự án hóa lỏng khí than với vốn đầu tư 18,5 tỷ AUD, công suất 7 - 8 triệu tấn/năm đang được triển khai, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2015. Ở miền Tây Australia, Woodside Petroleum đưa vào hoạt động dự án Pluton LNG, công suất 4,3 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 15 tỷ AUD. Chevron cũng đưa nhà máy LNG công suất 5,2 triệu tấn/năm vào hoạt động để hóa lỏng khí khai thác từ mỏ Geryon và Chandon. Nhiều dự án khác của các công ty nội địa và nước ngoài hoạt động ở Australia có công suất nhỏ hơn cũng sẽ được đưa vào hoạt động sau năm 2016. Như vậy, Australia sẽ là đối thủ cạnh tranh của Mỹ, Trung Đông, Liên bang Nga và Đông Phi trong tương lai trên thị trường châu Á - Thái Bình Dương.

- Đông Phi và Tây Phi được đánh giá sẽ trở thành trung tâm cung cấp khí đốt quan trọng của thế giới trong tương lai gần. Nguồn khí này sẽ được xuất khẩu qua đường ống liên Phi đang được xây dựng cho thị trường châu Âu cũng như dưới dạng LNG cho thị trường châu Á. Tóm lại, thị trường khí đốt đang rất sôi động và dự báo sau năm 2015 sẽ có thêm nhiều nguồn cung mới, sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn làm cho giá khí đốt không quá cao như các dự báo đầu thế kỷ XXI. Nguồn: www.wgi.org, 27/3/2013

Bảng 4. Giá netback LNG trên các thị trường chính

Đơn vị: USD/MMBtu

Bảng 5. Số lượng phương tiện khoan biển cho thuê của một số công ty lớn trên thế giới

Với trữ lượng xác minh lớn, ngành công nghiệp khí đốt sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới đến đầu thế kỷ XXII (với mức tiêu thụ như hiện nay) và là cơ sở khoa học để dừng/ giãn tiến độ các dự án phát triển năng lượng đắt tiền khác, nhất là tại các nước nghèo.

Thị trường phương tiện khoan biển

Các nhà phân tích của International Strategy & Investments (ISI) đã xem xét dự báo về khuynh hướng tăng giá thuê tàu khoan trong năm 2013. Theo nhận định của ISI, “các hoạt động vùng nước sâu sẽ tiếp tục tăng đến năm 2014, tuy nhiên giá thuê tàu khoan trong năm 2013 sẽ không tăng cao như dự báo”. Hệ số sử dụng tàu khoan nước sâu của thế giới đạt 99% vào cuối năm 2012 và đội tàu khoan Transocean’s GSFExplorer tập trung ở khu vực Đông Nam Á. Chủ tàu khoan Ocean Rig Athena đã ký hợp đồng 3

năm với giá 650.000USD/ngày và tàu khoan Pacii c Khamsin sẽ làm việc cho Chevron trong 2 năm với giá thuê 660.000USD/ngày. Cả 2 tàu khoan này đều phục vụ cho các chương trình khoan ở vùng biển phía Tây châu Phi. Hiện nhu cầu tàu khoan (mực nước biển trung bình) ở Biển Bắc vẫn rất cao nhưng giá thuê các tàu mới hạ thủy sẽ tương đối ổn định trong năm 2013 - 2014.

Hệ số sử dụng giàn khoan tự nâng (jackup) thế giới năm 2012 đạt khoảng 85%. Do nhu cầu tăng cao ở Biển Bắc và vịnh Mexico nên giá thuê năm 2013 tăng cao hơn năm trước. Brazil vẫn là thị trường rất hấp dẫn, mặc dù Petrobras giảm mục tiêu khai thác, hạ thấp vốn đầu tư xuống 14 tỷ USD trong kế hoạch khoan nên hợp đồng thuê 5 tàu khoan năm 2013 bị hủy. Số lượng phương tiện khoan biển cho thuê của một số công ty lớn trên thế giới được trình bày trong Bảng 5 và danh sách một số đơn vị cung cấp dịch vụ khoan biển trên thế giới được trình bày trong Bảng 6. Bảng 7 cung cấp giá thuê một số phương tiện khoan biển.

Hà Phong (tổng hợp) Nguồn: Offshore, 2/2013

Bảng 6. Một số đơn vị cung cấp dịch vụ khoan biển trên thế giới

Bảng 7. Giá thuê các loại phương tiện khoan biển (12/2012)

Đơn vị: USD/ngày

Từ năm 2002, Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” đã áp dụng công nghệ mới đối với các cấu trúc cột ống chống trong thi công giếng khoan (thay đổi cấu trúc từ 426 x 324 x 245mm thành 508 x 340 x 245mm) để tăng sản lượng khai thác dầu. Vì vậy, các đầu bơm trám xi măng chuyên dụng đường kính 12.3/4” và một số vật tư kỹ thuật bị tồn kho do không còn phù hợp với cấu trúc của các giếng khoan hiện tại. Trong khi đó, đầu bơm trám xi măng chuyên dụng đường kính 13.3/8” không đủ để phục vụ sản xuất.

Để khắc phục tình trạng trên, nhóm tác giả của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng - Vietsovpetro (gồm: Lưu Quang Được, Trần Ngọc Minh, Nguyễn Ngọc Hoàng, Nguyễn Như Bình) đã cải tiến, chuyển đổi, gia công chế tạo đầu bơm trám xi măng chuyên dụng 12.3/4” thành đầu bơm trám xi măng chuyên dụng 13.3/8” nhằm phục vụ cho công tác chống ống và bơm trám xi măng cho các cột ống chống 13.3/8”.

Theo nhóm tác giả, các chi tiết kỹ thuật cơ bản được cải tiến như sau: tháo bỏ đầu nối ren H.12.3/4” x H.12.3/4” trên thân của đầu bơm trám xi măng 12.3/4”; sau đó tiện, mở rộng đường kính trong của thân đầu bơm trám xi măng 12.3/4” và tạo ren mới M.13.4/8” . Tiếp theo, chế tạo mới một đầu nối chuyển tiếp H.13.3/8” x H.13.3/8” và các đầu ren chuyển tiếp 2” BC để lắp vào giữa các van cao áp đóng, mở nối với đường ống bơm trám xi măng đi xuống các xe bơm trám xi măng. Cuối cùng, nhóm tác giả gia công chế tạo mới một đầu nối để lắp ghép giữa đầu bơm trám xi măng với cột ống chống 13.3/8’’.

Đầu bơm trám xi măng chuyên dụng sau khi được chuyển đổi đã được sử dụng cho công tác chống ống và bơm trám xi măng các giếng khoan có cột ống chống tương ứng 13.3/8” trên các giàn khoan của Vietsovpetro và các nhà thầu. Hiệu quả kinh tế sau năm đầu tiên áp dụng sáng kiến đạt trên 52 nghìn USD, đồng thời tiết kiệm chi phí do tận dụng được vật tư tồn kho và đảm bảo kịp thời phục vụ sản xuất.

Cải ti n, chuy n đ i, gia công ch t o đ u bơm trám xi măng chuyên d ng 12.3/4” thành đ u bơm trám xi măng

Một phần của tài liệu Tăng cường giám sát an toàn trên các công trình dầu khí pot (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)