Lượng dầu tràn là 90 tấn (mức cơ sở)

Một phần của tài liệu Tăng cường giám sát an toàn trên các công trình dầu khí pot (Trang 59 - 61)

KHU VC V NH CA LC

3.1. Lượng dầu tràn là 90 tấn (mức cơ sở)

3.1.1. Kịch bản 1 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều lên trong mùa mưa

Khi sự cố tràn dầu xảy ra, vệt dầu nổi trên mặt nước nhanh chóng lan rộng và di chuyển về phía Tây - Tây Bắc. Sau 4 giờ xảy ra sự cố, gần như toàn bộ vùng nước phía Tây - Tây Nam vịnh Cửa Lục bị bao phủ bởi vệt dầu nổi với hàm lượng từ 0,03 - 0,01kg/m2. Vệt dầu nổi này tiếp tục di chuyển về phía Tây Bắc vịnh Cửa Lục và giảm dần hàm lượng. Sau 10 giờ, dấu vết của vệt dầu nổi này trên mặt nước còn rất ít và gần như không còn sau 12 giờ xảy ra sự cố tràn dầu.

Cùng với vệt dầu nổi, một lượng dầu khác bị kết keo và tồn tại trong nước dưới dạng lơ lửng. Sau khi xảy ra sự cố, vệt dầu lơ lửng này cũng di chuyển về phía Tây - Tây Bắc vịnh Cửa Lục với hàm lượng 0,2 - 0,5.10-6kg/m3. So với vệt dầu nổi trên mặt nước, vệt dầu lơ lửng trong nước có phạm vi nhỏ hơn, thời gian tồn tại cũng ít hơn (khoảng 10 giờ sau khi xảy ra sự cố). Trong kịch bản này, vệt dầu bám cũng hình thành ở ven bờ phía Tây và Tây Bắc vịnh Cửa Lục. Tuy hình thành chậm nhưng chỉ sau 12 giờ xảy ra sự cố tràn dầu thì vệt dầu bám này bắt đầu ổn định, ít biến đổi và tồn tại khá lâu trong môi trường nước.

3.1.2. Kịch bản 2 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều xuống trong mùa mưa

Vệt dầu nổi biến đổi tương tự kịch bản 1, lúc

đầu di chuyển chậm về phía Nam hướng ra phía vịnh Hạ Long, sau đó mới di chuyển về phía Tây - Tây Bắc vịnh Cửa Lục. Phạm vi ảnh hưởng của vệt dầu nổi nhỏ hơn so với kịch bản 1. Vệt dầu lơ lửng lúc đầu di chuyển chậm tạo ra vùng nước nhiễm dầu ở khu vực giữa vịnh và ảnh hưởng đến khu vực này nhiều hơn so với vùng nước phía Tây - Tây Bắc của kịch bản 1. Vệt dầu bám trong trường hợp này phát triển chậm hơn về phía Tây - Tây Bắc sau đó tồn tại khá lâu trong môi trường nước như kịch bản 1.

3.1.3. Kịch bản 3 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm nước lớn trong mùa mưa

Vệt dầu nổi ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực giữa vịnh Cửa Lục, vùng nước ven bờ phía Tây - Tây Bắc vịnh Cửa Lục nhỏ hơn kịch bản 1 (Hình 2a, b). Vệt dầu lơ lửng trong kịch bản 3 di chuyển chậm tạo ra vùng nước nhiễm dầu ở khu vực giữa vịnh và phía Tây vịnh Cửa Lục (Hình 2 c, d). Vệt dầu bám không có sự khác biệt nhiều so với kịch bản 1 và

Hình 2. Sự phân bố và biến động của dầu sau khi xảy ra sự cố tràn dầu trong kịch bản 3a - vệt dầu nổi (kg/m2) sau 1giờ; b - vệt dầu nổi

(kg/m2) sau 7 giờ; c - vệt dầu lơ lửng trong nước (kg/m3) sau 2 giờ; d - vệt dầu lơ lửng trong nước (kg/m3) sau 5 giờ; d - vệt dầu bám (kg/m3)sau 4 giờ; e - vệt dầu bám sau 30 ngày

(a) (b)

(c)

(e) (f)

2. Đến khoảng 12 giờ sau khi xảy ra sự cố vệt dầu bám hầu như không biến động và bao phủ ở toàn bộ dải ven bờ phía Tây vịnh Cửa Lục (Hình 2 e, f).

3.1.4. Kịch bản 4 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều lên trong mùa khô

Một phần của tài liệu Tăng cường giám sát an toàn trên các công trình dầu khí pot (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)