KHU VC V NH CA LC
3.2. Trường hợp lượng dầu tràn là 500 tấn (mức độ khu vực)
cảng Cái Lân, tồn tại trong môi trường nước ngắn, phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với các kịch bản tương tự trong mùa mưa. Vệt dầu lơ lửng di chuyển chậm tạo ra vùng nước nhiễm dầu ở khu vực phía Tây Nam vịnh Cửa Lục với hàm lượng 0,1 - 0,4.10-6kg/m, chủ yếu ảnh hưởng đến vùng nước khu vực cảng Cái Lân trong vòng 10 giờ sau sự cố. Vệt dầu bám phát triển chậm về phía Tây Nam vị trí xảy ra sự cố tràn dầu do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, bao phủ toàn bộ dải ven bờ phía Tây Nam và phía Nam vịnh Cửa Lục.
3.1.5. Kịch bản 5 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều xuống trong mùa khô
Khu vực bị ảnh hưởng nhiều do dầu nổi là vùng nước khu vực cảng Cái Lân, Bãi Cháy và giữa vịnh Hạ Long với hàm lượng khoảng 0,002 - 0,01kg/m2, giảm dần hàm lượng sau khoảng 10 - 12 giờ từ khi sự cố tràn dầu xảy ra. Vệt dầu lơ lửng di chuyển, biến đổi nhanh và ảnh hưởng đến khu vực cảng Cái Lân (trong vòng 3 giờ) và vịnh Hạ Long (trong vòng 12 giờ) với hàm lượng 0,1 - 0,4.10-6kg/m3. Vệt dầu bám do ảnh hưởng của gió Đông Bắc phát triển chậm về phía Nam đến khoảng 10 giờ sau khi xảy ra sự cố tràn dầu. Ven bờ Hòn Gai - Bãi Cháy - phía Nam Cửa Lục ảnh hưởng của vệt dầu bám này.
3.1.6. Kịch bản 6 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm nước lớn trong mùa khô
Vệt dầu nổi di chuyển về phía Tây Nam vị trí xảy ra sự cố, sau đó tiếp tục di chuyển xuống vùng ven bờ phía Nam ra ngoài vịnh Cửa Lục. Khu vực cảng Cái Lân, Bãi Cháy và giữa vịnh Hạ Long bị ảnh hưởng nhiều với hàm lượng khoảng 0,002 - 0,01kg/m2. Vệt dầu lơ lửng di chuyển và biến đổi nhanh, ảnh hưởng đến khu vực cảng Cái Lân và giữa vịnh Hạ Long với hàm lượng 0,1 - 0,4.10-6kg/m3 trong khoảng 12 giờ. Vệt dầu bám phát triển chậm về phía Nam vị trí xảy ra sự cố tràn dầu do ảnh hưởng của gió Đông Bắc và ảnh hưởng đến ven bờ Hòn Gai - Bãi Cháy - cảng Cái Lân và khu vực các đảo phía Nam vịnh Hạ Long.
3.2. Trường hợp lượng dầu tràn là 500 tấn (mức độ khu vực) vực)
3.2.1. Kịch bản 7 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều lên trong mùa mưa
Sau khi sự cố tràn dầu xảy ra, vệt dầu nổi nhanh chóng lan rộng về phía Tây - Tây Bắc với mật độ khá lớn so với kịch bản 1. Sau 4 giờ xảy ra sự cố tràn dầu, gần như toàn bộ vùng nước phía Tây - Tây Nam vịnh Cửa Lục bị bao phủ bởi vệt dầu nổi với hàm lượng từ 0,06 - 0,01kg/ m2. Vệt dầu nổi này tiếp tục di chuyển về phía Tây Bắc vịnh Cửa Lục và giảm dần hàm lượng. Sau khoảng 12 giờ, trên mặt nước còn rất ít vệt dầu nổi này và gần như không còn sau 14 giờ. Vệt dầu lơ lửng di chuyển về phía Tây - Tây Bắc vịnh Cửa Lục với hàm lượng 0,2 - 0,5.10-6kg/ m3, phạm vi ảnh hưởng lớn so với kịch bản 1. Vệt dầu bám hình thành chậm ở ven bờ phía Tây, Tây Bắc và cả phía Bắc vịnh Cửa Lục, ổn định và ít biến đổi sau khoảng 12 giờ xảy ra sự cố tràn dầu.
3.2.2. Kịch bản 8 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều xuống trong mùa mưa
Do sự cố tràn dầu xảy ra vào thời điểm triều xuống nên vệt dầu nổi lúc đầu di chuyển chậm về phía Nam hướng ra phía vịnh Hạ Long, sau đó di chuyển về phía Tây - Tây Bắc vịnh Cửa Lục. Phạm vi ảnh hưởng của vệt dầu nổi lớn hơn so với kịch bản 7 và ảnh hưởng tới một phần khu vực vịnh Hạ Long nơi tiếp giáp với vịnh Cửa Lục. Vệt dầu lơ lửng lúc đầu di chuyển chậm tạo ra vùng nước nhiễm dầu ở khu vực giữa vịnh Cửa Lục, sau đó ảnh hưởng đến một phần khu vực phía Tây - Tây Bắc. Vệt dầu bám tác động đến khu vực ven bờ Bãi Cháy - Hòn Gai.
3.2.3. Kịch bản 9 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm nước lớn trong mùa mưa
Vệt dầu nổi cơ bản giống như kịch bản 7 và 8. Tuy nhiên, do sự cố tràn dầu xảy ra vào thời điểm nước lớn nên vệt dầu nổi lúc đầu loang chậm ra xung quanh, sau đó di chuyển về phía Nam và về phía Tây - Tây Bắc vịnh Cửa Lục. Vệt dầu nổi chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực giữa vịnh Cửa Lục, tác động đến vùng nước ven bờ nửa phía Tây - Tây Bắc vịnh Cửa Lục, phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn các kịch bản 7 và 8. Vệt dầu lơ lửng di chuyển chậm tạo ra vùng nước nhiễm dầu ở khu vực giữa vịnh và một phần vịnh Hạ Long (nơi tiếp giáp với vịnh Cửa Lục). Sau khi xảy ra sự cố tràn dầu khoảng 5 giờ, vệt dầu lơ lửng biến động nhanh, hàm lượng giảm dần và còn giá trị rất nhỏ sau 1 ngày xảy ra sự cố. Vệt dầu bám không có sự khác biệt nhiều so với
kịch bản 7 và 8, phát triển chậm hơn về phía Tây - Tây Bắc, ảnh hưởng tới dải ven bờ vịnh Cửa Lục và một phần Bãi Cháy - Hòn Gai.
3.2.4. Kịch bản 10 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều lên trong mùa khô
Vệt dầu bao phủ khu vực cảng Cái Lân với mật độ khá lớn (trên 0,08kg/m2) và lan rộng ra xung quanh, ảnh hưởng đến ven bờ phía Tây Nam vịnh Cửa Lục. Sau đó, vệt dầu này di chuyển xuống phía Tây Nam, vào vịnh Hạ Long, tồn tại trong nước khoảng nửa ngày sau khi sự cố xảy ra. Vệt dầu lơ lửng di chuyển chậm tạo ra vùng nước
nhiễm dầu ở khu vực phía Tây Nam vịnh Cửa Lục với hàm lượng 0,1 - 0,4.10-6kg/m3. Vệt dầu lơ lửng này không chỉ ảnh hưởng đến vùng nước khu vực cảng Cái Lân mà còn tác động đến một phần khu vực phía Bắc vịnh Hạ Long. Do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, vệt dầu bám phát triển chậm về phía Tây Nam vị trí xảy ra sự cố tràn dầu. Sau khoảng 12 giờ xảy ra sự cố, vệt dầu bám gần như không biến động và bao phủ toàn bộ dải ven bờ phía Tây - Tây Nam và phía Nam vịnh Cửa Lục, ven bờ Tuần Châu, các đảo phía Nam vịnh Hạ Long.
3.2.5. Kịch bản 11 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm triều xuống trong mùa khô
Vệt dầu nổi nhanh chóng di chuyển về phía Nam - Tây Nam vị trí xảy ra sự cố (khu vực cảng Cái Lân), sau đó di chuyển xuống phía Nam ra ngoài vịnh Cửa Lục. Khu vực bị nhiễm dầu là khu vực cảng Cái Lân, Bãi Cháy và giữa vịnh Hạ Long với hàm lượng khoảng 0,002 - 0,01kg/m2. Sau đó, vệt dầu này tiếp tục ảnh hưởng đến vùng giữa và Tây Nam vịnh Hạ Long, giảm dần hàm lượng sau 14 - 18 giờ xảy ra sự cố (Hình 3 a, b). Vệt dầu lơ lửng di chuyển và biến đổi khá nhanh, ảnh hưởng đến vùng nước khu vực cảng Cái Lân và vịnh Hạ Long với hàm lượng 0,1 - 0,4.10-6kg/ m3 (Hình 3 c, d). Vệt dầu bám phát triển chậm về phía Nam, ảnh hưởng đến ven bờ Hòn Gai, Bãi Cháy và phía Nam Cửa Lục. Khoảng 12 giờ sau khi xảy ra sự cố, vệt dầu bám gần như không biến động và ảnh hưởng đến một
(a) (b)
(c)
(e) (f)
(d)
Hình 3. Phân bố và biến động của dầu sau khi xảy ra sự cố tràn dầu trong kịch bản 11, a - vệt dầu nổi (kg/m2)
sau 4 giờ; b - vệt dầu nổi (kg/m2) sau 7 giờ; c - vệt dầu lơ lửng trong nước (kg/m3) sau 2 giờ; d - vệt dầu lơ lửng trong nước (kg/m3) sau 5 giờ; d - vệt dầu bám (kg/m3) sau 4 giờ; e - vệt dầu bám (kg/m3) sau 30 ngày
phần dải ven bờ Hòn Gai, Bãi Cháy, Tuần Châu và khu vực phía Nam vịnh Hạ Long (3 e, f).
3.2.6. Kịch bản 12 - sự cố tràn dầu xảy ra tại thời điểm nước lớn trong mùa khô
Vệt dầu nổi di chuyển về phía Tây Nam vị trí xảy ra sự cố (khu vực cảng Cái Lân), sau đó di chuyển xuống vùng ven bờ phía Nam ra ngoài vịnh Cửa Lục vào vùng biển Bãi Cháy - Hòn Gai. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều là cảng Cái Lân (khoảng 6 giờ đầu xảy ra sự cố), Bãi Cháy và giữa vịnh Hạ Long với hàm lượng khoảng 0,002 - 0,01kg/m2. Sau đó, vệt dầu này tiếp tục gây ảnh hưởng đến vùng giữa vịnh Hạ Long và giảm dần hàm lượng sau 12 - 15 giờ xảy ra sự cố. Vệt dầu lơ lửng di chuyển và biến đổi khá nhanh, ảnh hưởng đến khu vực cảng Cái Lân (trong 3 giờ đầu) và rải rác ở giữa vịnh Hạ Long với hàm lượng 0,1 - 0,4.10-6kg/m3 (trong khoảng 12 giờ). Do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, vệt dầu bám phát triển chậm về phía Tây Nam đến khoảng 10 giờ sau khi xảy ra sự cố và ảnh hưởng đến ven bờ cảng Cái Lân, Hòn Gai - Bãi Cháy. Sau 12 giờ xảy ra sự cố, vệt dầu bám gần như không biến động và ảnh hưởng một phần dải ven bờ Hòn Gai - Bãi Cháy, Tuần Châu và khu vực các đảo phía Nam, Đông Nam vịnh Hạ Long.