I. GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC.
1. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội.
Từ cuối 1993 đến cuối 1994, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử chuyên gia của 2 công ty tư vấn Nippon Koei và CTI (Nhật Bản) sang giúp Hà Nội xây dựng quy hoạch tổng thể thoát nước giai đoạn 1996-2015 và dự án khả thi thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996-2000). Quy hoạch tổng thể và dự án khả thi này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thông qua quyết định 430/TTg ngày7/8/1995 và quyết định 112/TTg ngày 15/2/1996.
km2
được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông, sông Nhuệ ở phía Tây và hạ lưu sông Tô Lịch cũ ở phía Nam.
- Mục tiêu của dự án quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hà Nội là chống úng ngập trong chu kỳ 10 năm với lượng mưa là 310 mm/ 2 ngày đối với sông và mương thoát nước; chu kỳ bảo vệ 5 năm ứng với lượng mưa 70 mm/giờ đối với hệ thống cống; đồng thời xử lý nước thải để cải thiện môi trường.
- Giải pháp chính:
+ Về thoát nước chia làm 2 lưu vực: Lưu vực sông Tô Lịch (77,5 km2) và lưu vực sông Nhuệ (57,9 km2
). Khi mực nước sông Nhuệ thấp (dưới 3,5 m), nước ở 2 lưu vực tự chảy ra sông Nhuệ. Khi mực nước sông Nhuệ cao hơn 3,5 m, nước ở 2 lưu vực không tự chảy ra sông Nhuệ được, phải dùng bơm cưỡng bức, trong đó nước ở lưu vực sông Tô Lịch được tập trung bơm ra sông Hồng, nước mưa thuộc lưu vực sông Nhuệ được bơm ra sông Nhuệ.
+ Về xử lý nước thải được chia thành 7 vùng để xử lý, tính toán với quy mô dân số năm 2010 ước khoảng 1,6 triệu người.
- Tổng vốn đầu tư của dự án theo giai đoạn quy hoạch 1996-2010 ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Tổng mức đầu tư này được xác định lại trên cơ sở các dự án khả thi theo phân kỳ đầu tư.
Dự án sẽ được thực hiện đến năm 2015 và được chia thành 2 phần.
Phần I:
Cải tạo hệ thống thoát nước, chống úng ngập, hoàn thành vào năm 2004. Phần I được chia thành 2 khu vực chính: Lưu vực sông Tô Lịch (kinh phí cải tạo : 317,4 triệu USD) và lưu vực sông Nhuệ (kinh phí cải tạo: 207,6 triệu USD).
Khu vực I được xây dựng làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn I (1996-2000):
- Phạm vi của dự án là các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, một phần của huyện Thanh Trì và huyện Từ Liêm thuộc lưu vực sông Tô Lịch (77,5 km2
- Mục tiêu:
+ Giải quyết tình trạng úng ngập do nước mưa với điều kiện bảo vệ chu kỳ 2 năm ứng với lượng mưa 172 mm/2 ngày. Ưu tiên tập trung giải quyết một số khu vực bị úng ngập thường xuyên trong nội thành như: Thiền Quang-Trần Quốc Toản, Tân Mai-Tương Mai, Quốc lộ 6 (từ ngã Tư Sở đến Thanh Xuân), Phùng Hưng-Đường Thành-Cửa Đông...
+ Thử nghiệm biện pháp xử lý nước thải ở khu vực Kim Liên, Trúc Bạch để thực hiện Dự án xử lý nước thải toàn vùng trong giai đoạn sau năm 2000 với biện pháp hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện của Thành phố.
+ Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật và đổi mới tổ chức quản lý để quản lý tốt hệ thống thoát nước Hà Nội.
+ Các hạng mục chủ yếu của Dự án thoát nước giai đoạn I: + Xây dựng nhà trạm bơm Yên Sở với tổng công suất 90 m3
/s và ở giai đoạn này lắp đặt thiết bị với công suất 45 m3/s.
+ Đào hồ điều hoà Yên Sở với dung tích 3,87 triệu m3
nước.
+ Cải tạo 4 sông thoát nước: Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và đoạn phân lũ Lừ-Sét với tổng chiều dài 34 km.
+ Cải tạo và xây dựng mới cầu cống trên kênh, mương, sông.
+ Cải tạo và bảo tồn 4 hồ: Giảng Võ, Đống Đa, Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2 và bảo tồn 2 hồ Thiền Quang, Thành Công.
+ Cải tạo và xây dựng tuyến cống ngầm trong thành phố. + Cải tạo 7 cửa xả lũ, điều tiết.
+ Xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các loại thiết bị kỹ thuật để thực hiện vận hành dự án và duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước chung của thành phố. (Mua sắm thiết bị nạo vét cho Công ty Thoát nước Hà Nội).
+ Xây dựng và tiến hành thử nghiệm xử lý nước thải ở khu vực Kim Liên và Trúc Bạch.
cả dự phòng và trượt giá), trong đó có: + Vốn vay: 80% (nguồn vốn OECF). + Vốn đối ứng trong nước: 20%.
- Thời gian thực hiện: 1996 đến 31/12/2000.
Giai đoạn II (từ năm 2000 đến năm 2004): Nâng công suất trạm bơm Yên Sở
lên 90 m3/s; bổ sung thêm hệ thống cống, tổng kinh phí cho giai đoạn này khoảng 160 triệu USD.
Từ sau năm 2010 sẽ thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý nước thải. Tổng kinh phí khoảng 638 triệu USD.
Phần II:
Sẽ được xây dựng sau năm 2010. Từ năm 2010 đến 2015 tiến hành thực hiện phần II của dự án, bao gồm tiến hành cải tạo lưu vực sông Nhuệ và thực hiện quy hoạch tổng thể xử lý nước thải. Tổng kinh phí là 638 triệu USD.