Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng tiếp tục phát triển khá.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển kinh tế xã hội tới hệ thống thoát nước ở hà nội (Trang 38 - 40)

II. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỚI HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC NỘI THÀNH HÀ NỘI.

1. Thực trạng phát triển công nghiệp trong thập kỉ qua ở Hà Nội.

1.7. Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng tiếp tục phát triển khá.

Nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục; một số làng nghề và ngành nghề (gốm sứ Bát Tràng, may Cổ Nhuế, chế biến thực phẩm Xuân Đỉnh (Từ Liêm), Hữu Hoà (Thanh Trì)... đã bước đầu đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất làm tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tiểu thủ công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực nông thôn và trong kinh tế gia đình.

Tóm lại, trong 5 năm sản xuất công nghiệp Thủ đô đã đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 1996-2000 như: Công nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, một số ngành thuộc nhóm ngành và phân ngành công nghiệp trọng điểm phát triển đúng hướng và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Sự phát triển các ngành và nhóm ngành công nghiệp trong từng khu vực kinh tế cũng phù hợp với việc khai thác những lợi thế có sẵn. Khu vực sản xuất trong nước chủ yếu phát triển mạnh và chiếm tỷ lệ cao ở các ngành, lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều lao động, có nguồn nguyên vật liệu trong nước và không nhất thiết yêu cầu kỹ thuật cao và vốn đầu tư quy mô lớn như chế biến thực phẩm - đồ uống, vật liệu xây dựng, dệt - may, sản xuất và phân phối điện..., khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu phát triển những ngành yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn như lĩnh vực sản xuất điện tử (sản xuất tivi, radio; khu vực đầu tư nước ngoài năm 1999 chiếm 80,6% giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này), cơ khí chế tạo (sản xuất ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác của khu vực đầu tư nước ngoài năm 1999 chiếm 84,1% giá trị sản xuất của những ngành này).

Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp Thủ đô cũng có những hạn chế: Tốc độ tăng trưởng chung cũng như tăng trưởng của hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm đều không ổn định và thấp hơn chỉ tiêu Đại hội đề ra; một số ngành được xác định là trọng điểm song phát triển thấp, cơ cấu ngày càng giảm là: Cơ - kim khí, nhất là cơ khí chế tạo máy móc thiết bị và sản xuất xe có động cơ; ngành Dệt - may - da - giầy, nhất là ngành dệt như đã nói ở trên. Công nghiệp quốc doanh địa phương tăng trưởng chậm và nhìn chung vẫn

chưa thoát khỏi tình trạng nhỏ bé, khả năng cạnh tranh thấp, tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng giá trị sản xuất của công nghiệp Thủ đô.

Một số sản phẩm công nghiệp truyền thống như sản xuất xe đạp, quạt điện, các sản phẩm tiêu dùng khác...chậm đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ nên không cạnh trạnh được với hàng ngoại nhập tràn lan.

Một số sản phẩm gây ô nhiễm môi trường như sản xuất hoá chất, cao su, nhựa (Plastic) mà Thành phố không có chủ trương khuyến khích phát triển lại phát triển nhanh. Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, vấn đề vệ sinh môi trường đang rất bức xúc nhưng chưa có giải pháp đồng bộ và đủ mạnh đẻ khắc phục.

Những hạn chế trên đây chính là sự thể hiện rõ nét tính đặc thù của quá trình phát triển công nghiệp Hà Nội trong hơn 45 năm qua. Đó là sự phát triển qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau với nhiệm vụ chính trị, kinh tế khác nhau, nhận thức và tư duy về phát triển công nghiệp khác nhau trong điều kiện phát triển khác nhau; do đó sự phát triển công nghiệp không theo hệ thống mục tiêu thống nhất để có thể kế thừa kết quả phát triển từng thời kỳ theo chuỗi thời gian liên tục. Trái lại, đã xảy ra tình trạng thời kỳ sau phải tổ chức lại, khắc phục hậu quả của thời kỳ trước cho phù hợp với thực tiễn. Vì thế quá trình phát triển gây ra lãng phí, hậu quả để lại phức tạp, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập mà không phải dễ dàng khắc phục; Có thể khái quát một số nguyên nhân của những hạn chế như sau:

- Sự phát triển chưa tương xứng vai trò vị trí Thủ đô. Số lượng và quy mô công nghiệp còn hết sức nhỏ bé, các cụm công nghiệp tiến hành xây dựng riêng lẻ từng ngành theo bộ chủ quản, chưa có quy hoạch tổng thể, chắp vá, thiếu gắn bó về công nghệ, gây cản trở và ô nhiễm lẫn nhau, mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất và hạ tầng, nhiều khu công nghiệp xen lẫn khu dân cư gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm khu dân cư.

- Chưa theo hướng phân bổ tập trung và xây dựng khu công nghiệp tập trung, nặng về phân tán thành cụm và khu công nghiệp vừa và nhỏ, ít hoàn chỉnh, còn dở dang, đặc biệt nhà máy xây dựng xong còn hạ tầng lại thiếu không đồng bộ.

- Khi xây dựng không có khả năng chọn công nghệ cao và đồng bộ, thiếu chủ động trong xây dựng, lý do dựa vào vốn viện trợ nước ngoài dẫn tới kéo dài thời gian xây dựng hoặc bỏ dở, hoặc phải điều chỉnh chắp vá, không đồng bộ.

- Sử dụng đất các xí nghiệp công nghiệp lãng phí, đất trong xí nghiệp còn nhiều song manh mún, khó bổ sung xí nghiệp mới vì nằm trong từng xí nghiệp quản lý, dẫn tới sử dụng không đúng mục đích như xây dựng cửa hàng, nhà ở xen lẫn, lao động thu hút chưa nhiều (23 vạn = 22% tổng lao động).

- Thiết bị công nghệ lạc hậu, đang xuống cấp nghiêm trọng, đầu tư cải tạo không đáng kể, hiệu quả thấp, chất lượng sản phẩm thấp, xuất khẩu ít ỏi, thị trường nhỏ bé, do vậy yêu cầu đầu tư cải tạo chiều sâu là cấp bách.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển kinh tế xã hội tới hệ thống thoát nước ở hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w