II. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỚI HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC NỘI THÀNH HÀ NỘI.
2. Tác động của phát triển công nghiệp tới hệ thống thoát nước TP Hà Nội.
Theo mục tiêu tổng quát phát triển công nghiệp 2001-2010 thì Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, có GDP gấp 8-10 lần năm 1990, giai đoạn 1996-2010 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 14-15% chú trọng trước hết là công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng, dầu khí, than, xi măng, cơ khí điện tử, thép, phân bón, hoá chất. Cũng theo đó thì Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước, là trung tâm kinh tế mạnh, trong đó cũng là trung tâm công nghiệp lớn, yêu cầu công nghiệp (kể cả công nghiệp xây dựng) phải có tỷ trọng 46-47% vào năm 2010; 52-53% vào năm 2020. Bảng 6 cho ta thấy rõ hơn về tốc độ phát triển công nghiệp của Thủ đô trong những năm tới đây.
Bảng 6: Dự kiến chỉ tiêu tốc độ phát triển công nghiệp Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996-2010-2020. Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2010 2020 Tốc độ phát triển bình quân năm (%) 1996- 2000 2000- 2010 2010- 2020 2000- 2020 Tổng GDP công nghiệp Tỷ đồng 3.489 9.610 43.557 192.149 19,8 17,6 16 16,8
Nguồn: Báo cáo đề tài KHCN 07.11: Diễn biến môi trường và đề xuất giải pháp BVMT Hà Nội đến năm 2020.
Có thể nói, từ một thành phố tiêu dùng khi tiếp quản năm 1954 đến nay, Hà Nội đã phát triển và hình thành một số khu công nghiệp tập trung như: Thượng Đình, Động-Vĩnh Tuy, Đông Anh... Từ khi thực hiện chính sách mở cửa phát triển kinh tế, mặc dù đã có sự cân nhắc trong phát triển nhưng do thiếu quy hoạch trong xây dựng đô thị, nên công nghiệp Thủ đô đã và đang thay đổi cơ cấu, trải qua nhiều biến động, phát triển mạnh theo hướng kinh tế thị trường đã trở thành một trong những nguyên nhân chính của tình trạng suy thoái môi trường của thành phố hiện nay. Cụ thể là việc không có sự quy hoạch riêng biệt khu công nghiệp với khu dân cư nên tồn tại tình trạng các nhà máy, xí nghiệp trước đây nằm ở ngoại thành hay ven nội, nay do đô thị phát triển, chúng đã nằm gọn trong các khu dân cư đông đúc. Một số nhà máy phải kể đến trong trường hợp này là: nhà máy cơ khí Mai Động, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Nhà máy rượu bia Hà Nội...Những cơ sở sản xuất này hầu như không có khoảng cách bảo vệ vệ sinh tối thiểu. Nếu có vành đai an toàn được xây dựng trước đây thì nay đã bị lấn chiếm bởi việc xây dựng nhà ở của người dân quanh đó.
Mặt khác, hầu hết các cơ sở công nghiệp Hà Nội đều sử dụng công nghệ của những năm 50-60 được xây dựng bằng nhập thiết bị ở dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi nên chưa có sự chủ động trong chọn lựa. Trong vài năm gần đây, với chính sách “mở cửa” của Nhà nước, một số xí
nước châu Á nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, đặc biệt trong năm 1993. Song hầu hết là các thiết bị được sản xuất vào những năm 70 và 80. Do hạn chế về nhận thức, kinh nghiệm, đặc biệt là thiếu vốn, nên khi xây dựng, các nhà máy này đều đã bỏ qua khía cạnh môi trường. Các xí nghiệp, khu cụm công nghiệp nằm trong nội thành gồm: Minh Khai-Vĩnh Tuy, Trương Định-Đuôi Cá, Thượng Đình-Nguyễn Trãi, tuy có sự nghiên cứu, định hướng đầu tư thích hợp nhưng quy mô diện tích quá lớn, số lượng nhiều, xây dựng nhà xưởng trước khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật, do đó dẫn tới dang dở, không đạt dự kiến ban đầu, thiết bị lạc hậu và hầu hết không có thiết bị khử lọc các chất độc hại, cơ sở hạ tầng xuống cấp, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp. Từ đó nảy sinh ra tình trạng là phần lớn các cơ sở sản xuất có lượng rò rỉ lại cao, các chất thải đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh hoặc ra sông. Mà xét về mặt tổng thể thì hiện nay, thành phố cũng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi xả vào sông. Do đó mà tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở nội thành Hà Nội ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Do những đặc điểm về phát triển công nghiệp trên địa bàn nội thành đã nêu mà vấn đề thoát nước ở Hà Nội thực sự cần phải lưu ý, quan tâm hơn. Việc phát triển công nghiệp theo xu hướng phát triển chung đã làm gia tăng lượng nước thải từ nguồn thải công nghiệp ở mức ô nhiễm đáng báo động. Người ta ước tính có khoảng 100.000 m3
/ngày nước thải công nghiệp đã góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Thêm vào đó, do nước thải không được xử lý, các nhà máy, xí nghiệp lại sử dụng công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không những đã làm tăng chất thải mà còn tạo ra các chất độc, gây ô nhiễm chứa trong nước thải như kim loại nặng, các chất hữu cơ, các chất vô cơ với hàm lượng cao. Mà các chất gây ô nhiễm này thường ở mức độ ô nhiễm cao hơn rất nhiều với tiêu chuẩn cho phép. Tiêu chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp mới được đề ra trong năm 1995 nên vẫn chưa áp dụng cho mọi xí nghiệp. Đa số các nhà máy, xí nghiệp cần lắp đặt thiết bị xử lý nước thải nhưng do thiếu vốn và thiếu công nghệ phù hợp nên chưa đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm. Một số nhà máy như dệt khăn mặt Minh Khai, công cụ số 1 có trạm làm sạch nhưng hiện đều bị hỏng, không sử
dụng được. Nước thải từ 274 nhà máy xí nghiệp và hàng ngàn cơ sở sản xuất dịch vụ với lượng nước thải 100.000 m3/ngày và nồng độ các chất ô nhiễm cao, nước thải công nghiệp là nguồn ô nhiễm lớn. Khu công nghiệp Thượng Đình với Nhà máy bóng đèn phích nước, Nhà máy cao su sao vàng, Nhà máy xà phòng, Nhà máy thuốc lá với lượng nước thải khoảng 9000 m3
/ngày chảy vào sông Tô Lịch làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông. Nước thải ở cống của 3 nhà máy trước khi thải vào sông có BOD 30-155 mg/l, COD 800-2080 mg/l, chất rắn lơ lửng 60-450 mg/l, amoni 206 mg/l, photphat 1,7- 8 mg/l. Các chất hữu cơ như chất tẩy rửa tổng hợp, sản phẩm lưu hoá cao su, glixerin...là các chất hữu cơ bền vững thậm chí còn có thể tiêu diệt những vi sinh vật phân huỷ tác nhân thực hiện quá trình tự làm sạch nguồn nước. Lượng ôxy hoà tan trong nước giảm hẳn khi cống của 3 nhà máy xả vào. Độ màu của nước sông cũng thay đổi rõ rệt, nước có màu vàng nâu hoặc trắng đục ở đoạn sông này. Bảng 7 biểu thị sự thay đổi chất lượng nước sông Tô Lịch trước và sau cống thải của khu công nghiệp Thượng Đình.
Bảng 7: Chất lượng nước sông Tô Lịch khu Thượng Đình.
Các chỉ tiêu chất lượng nước Trước cổng xả Sau cổng xả
COD 20-45 40-180
BOD 15-20 20-25
NH4+ 5-8 17-20
PO34− 0.15-2 0.4-5
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng và các cộng sự, Báo cáo đề tài KT-02-03.
Tiếp đó phải kể tới nước thải các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm như nhà máy bia, rượu, đường, bánh kẹo, đồ hộp... Nước thải từ nguồn này chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao và BOD cao tới hơn 1000mg/l. Đối với các nhà máy bia Hà Nội, rượu Hà Nội, đồ hộp xuất khẩu..., nước thải đều chứa hàm lượng các chất cặn lơ lửng cao và nitơ amoni tương đối cao. Tại các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm và giấy, bột giấy chứa ligrin là chất làm cho các chất xenlulô
đều có PH, BOD và COD cao. Nước thải nhà máy da Thụy Khuê chứa Cr với hàm lượng 0,1 mg/l. Nước thải từ các trạm xăng dầu có chứa phenol là chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Cyanua trong nước thải từ nhà máy bóng đèn phích nước cũng là chất rất độc hại với các sinh vật sống trong nước. Nước thải từ các nhà máy, xưởng sản xuất phân bón chứa hàm lượng amoni, phôtpho cao tạo hiện tượng tảo phát triển mạnh (hiện tượng "nước nở hoa"). Amoni với nồng độ cao còn gây độc hại cho cá. Nhà máy pin, xí nghiệp ngành điện tử còn thải ra các hợp chất chứa thuỷ ngân, chì, Crôm là những chất rất độc cho hệ sinh thái. Các chất này tồn tại lâu dài trong tự nhiên hoặc tích tụ ở trong các động vật bậc cao và gây độc đối với con người. Chính sách về bảo vệ môi trường trong đó Luật môi trường và một số các quy định, các nghị quyết, thông tư liên quan như chỉ thị về xử phạt hành chính, nghị định về đánh giá tác động môi trường... còn mới mẻ và chưa phát huy hết hiệu lực. Do vậy mà nhiều nhà máy xí nghiệp mới dù được nhập vào các công nghệ mới từ nước ngoài nhưng vẫn tiết kiệm bỏ qua hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Bảng 8 cho ta thấy tình trạng nước thải công nghiệp xả vào các sông Tô Lịch, Kim Ngưu.
Bảng 8: Nước thải công nghiệp và tải lượng ô nhiễm của 30 nhà máy xả vào sông Tô Lịch và Kim Ngưu.
CHẤT Ô NHIỄM Tải trọng kg/ngày
Tô Lịch Kim Ngưu Tổng số
COD 11340 11785 23125 BOD 2522 2510 5032 Chất rắn lơ lửng 2940 1427 4373 Chất rắn dễ bay hơi 1065 1177 2242 N-NH3 60 80 140 N tổng 160 175 335 P tổng 9 9 18 Cr+6 0.6 0.54 1.14 Ni+2 0.06 0.22 0.28 F− 0 77 77
Lưu lượng m3/ngày 19459 22133 41592
Hiện nay, người ta vẫn chưa có số liệu về loại và số lượng chất thải nguy hiểm ở trong vùng. Tất cả các chất thải nguy hiểm đều đang được chứa tại chỗ hoặc thải ra sông trong khu vực. Cho đến nay chưa có bất cứ một hình thức nào quản lý chất thải nguy hiểm này. Do vậy đây cũng là nhân tố làm ô nhiễm hệ thống sông hồ trong thành phố hiện nay.
Dưới đây là một số bảng phân tích chất lượng 4 sông thoát nước nội thành Hà Nội.
Bảng 9: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Sét 1995 - 1996 -1998.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích 5942-1995TCVN 10/1995 03/1996 09/1998 1 PH 7,13 7,4 5,5-9 2 DO mg/l 1,5 0,9 2.7 >=2 3 BOD5 mg/l 105 127 29.5 <25 4 COD mg/l 195 225 52 <35 5 SS mg/l 370 218 15 80 6 NH4+ mg/l 8,6 5,7 - 1 7 PO43- mg/l 3,6 2,1 1,01 - 8 Colifrom MPN/100ml 15x106 17x106 - 10000 9 Nitơ tổng mg/l 5,2
Nguồn: Dự án nghiên cứu cải thiện môi trường Thành phố Hà Nội 1998
Bảng 10: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Lừ năm 1997 - 1998.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích 5942-1995 TCVN Cầu Tàu Bay
8/1997 Cầu Lừ Cầu Lừ 9/1998 1 PH 7,83 - 5,5-9 2 Độ dẫn S/m 0,08 - - 3 Độ đục(Si0) mg/l 176 - - 4 DO mg/l 1,4 2,02 >=2 5 BOD5 mg/l 34,64 67,5 <25 6 COD mg/l 71,64 144 <35 7 SS mg/l 20 30 80 8 NH4+ mg/l 25 - 1 9 NO3- mg/l 1,62 - 15 10 Nitơ tổng mg/l 53,15 20,5 - 11 PO43- mg/l 3,98 - 12 Phot pho tổng mg/l 4,4 1,53 -
14 F Colifrom pcs/100ml 500000 - -15 Colifrom pcs/100ml 8200000 - -