Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường thcs huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 59 - 61)

2.2.1. Thực trạng phong cách giáo dục của cha

Kết quả nghiên cứu thực trạng phong cách giáo dục của cha được trình bày trong Bảng 2.4.

Kiểu PCGD Số lượng Phần trăm PCGD thờ ơ 30 8,1% PCGD độc đoán 111 30% PCGD tự do 96 25,9% PCGD dân chủ 133 36% Tổng 370 100%

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người cha có PCGD dân chủ chiếm tỉ lệ cao nhất. Kế đến là người cha có PCGD độc đoán, chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các kiểu PCGD là người cha có phong cách thờ ơ.

Theo kết quả trên thì đa số người cha được nghiên cứu quan tâm đến việc giáo dục con cái, họ là những người cha có yêu cầu cao với con và đồng thời cũng là những người luôn ở bên con, hướng dẫn giúp đỡ khi con cần. Bên cạnh đó người cha độc đoán trong việc giáo dục con cái cũng chiếm một tỉ lệ khá cao, điều này thể hiện nét đặc trưng chung của những người đàn ông ở các vùng quê miền Trung là tính gia trưởng độc đoán.

2.2.2. Thực trạng phong cách giáo dục của mẹ

Thực trạng phong cách giáo dục của mẹ được thể hiện trong Bảng 2.5

Bảng 2.5. Tỉ lệ phân bố các kiểu phong cách giáo dục của mẹ Kiểu PCGD Số lượng Phần trăm

PCGD thờ ơ 36 9,7%

PCGD độc đoán 109 29,5%

PCGD tự do 86 23,2%

PCGD dân chủ 139 37,6%

Tổng 370 100%

Kết quả nghiên cứu về phong cách giáo dục của mẹ cho thấy tương tự như người cha, PCGD chiếm ưu thế ở người mẹ là phong cách dân chủ. Điề đó cho thấy là có nhiều người mẹ được nghiên cứu đã dung hòa phù hợp giữa việc quản lý con và tạo

ra sự thoải mái tâm lý cho con. Xếp vị trí thứ hai là PCGD độc đoán, kế đến là PCGD tự do. Như vậy vẫn còn một tỉ lệ khá lớn những người mẹ không sử dụng phong cách giáo dục dân chủ trong việc giáo dục con.

Sự quản lý chặt chẽ hay sự buông lỏng tự do đều không phải là biện pháp hữu hiệu đối với việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này.

Vẫn còn có một tỉ lệ những người mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con cái trong gia đình (9,7%). Qua tìm hiểu thì hầu hết những người mẹ trong nhóm phong cách giáo dục này cho rằng nguyên nhân là vì họ quá bận rộn với công việc làm ăn, phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường.

So sánh với kết quả nghiên cứu thực trạng PCGD của cha thì không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ các kiểu PCGD giữa cha và mẹ. Trong đó điểm đáng lưu ý là kiểu PCGD độc đoán ở cha và mẹ ngang nhau. Thực tế cho thấy hầu hết đàn ông ở những vùng nông thôn miền Trung có tính gia trưởng, độc đoán hơn phụ nữ nhiều lần. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu thì trong giáo dục con cái những người cha không độc đoán nhiều hơn người mẹ. Điều đó khiến cho chúng ta có một cách nhìn mới hơn về những người đàn ông ở những vùng quê miền Trung.

Từ các kết quả trên đây cho phép đi đến những kết luận về thực trạng phong cách giáo dục của các bậc cha mẹ được nghiên cứu như sau:

- Đa số các bậc cha mẹ tham gia vào quá trình nghiên cứu thuộc phong cách giáo dục dân chủ. Sự chênh lệch giữa ba phong cách giáo dục: dân chủ, tự do, độc đoán không nhiều, còn sự chênh lệch giữa ba kiểu phong cach giáo dục nói trên so với phong cách giáo dục thờ ơ – không quan tâm thì lớn hơn. Không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ PCGD giữa cha và mẹ trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường thcs huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 59 - 61)