Cách sử dụng màu sắc của học sinh trong bài vẽ tranh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH CHO HỌC SINH THCS (Trang 27 - 30)

- Nhận thức vai trò của môn Mĩ thuật ở phụ huynh và học sinh: Đại đa số các bậc phụ huynh đã có nhận thức tốt về môn học mỹ thuật,

2.2.2.3. Cách sử dụng màu sắc của học sinh trong bài vẽ tranh

- Phân môn vẽ tranh ở THCS được đưa vào từ lớp 6 đến lớp 9. Vì vậy nội dung cơ bản được chọn lọc hết sức cơ bản. Những bài học chủ yếu nhằm nâng cao về kiến thức vẽ tranh, phương pháp thể hiện cũng như thực hành ứng dụng trong đời sống và các bài học cơ bản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bố cục tranh vẽ và phát huy khả năng tìm tòi sáng tạọ Khả năng của học sinh sẽ được nâng cao dần theo từng lớp học vì vậy việc học vẽ tranh được tiến hành đúng quy trình nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, độc đáo của học sinh khi làm bàị

- Vẽ tranh nhằm phát huy tính tưởng tượng, sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về hình tượng trong tranh vẽ, điển hình hoá bằng ngôn ngữ đặc trưng của

hội hoạ là hình mảng, đường nét, màu sắc đậm nhạt bố cục theo nguyên tắc của nghệ thuật vẽ tranh.

- Cách vẽ tranh được thể hiện bằng các bố cục có mảng chính, phụ trong tranh làm nổi bật nội dung chủ để. Hình mảng, đường nét, màu sắc thường được học sinh diễn tả nội dung ở thực tế và các hình ảnh đó được tưởng tượng trong tranh vẽ với hình khối nét vẽ khác nhaụ Cách vẽ thường được học sinh vẽ theo suy nghĩ với nội dung đề tài cho sẵn, học sinh vẽ hình ảnh theo bố cục đã sắp xếp, màu sắc học sinh sử dụng trong vẽ tranh là đều theo sở thích của người sử dụng. Chính vì vậy trong phân môn vẽ tranh, cần hình thành và phát triển ở HS kĩ năng quan sát, tư duy tạo hình, bố cục, vẽ hình, chỉnh hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu, vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Do ảnh hưởng đặc điểm tâm lý, cách nhìn, kiến thức vì vậy trong quá trình học phân môn vẽ tranh cách sử dụng màu của các em mang tính tuỳ tiện, tự phát chưa chú ý đến độ đậm nhạt trong tranh vẽ, hầu hết các em sử dụng màu còn hạn chế, chưa có sự phối hợp giữa các màụ

Kết quả sau khi áp dụng của bốn khối như sau:

Khối Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu

6 42 4 30 8 0

7 39 8 25 6 0

8 40 11 20 9 0

Tiểu kết chương 2

Qua chương 2, chúng ta nhận thấy giáo viên còn chủ quan trong việc đánh giá sản phẩm của học sinh, chưa thật sự tạo điều kiện để tự bản thân các em nhận biết cái được, cái chưa được trong tranh vẽ của mình cũng như của các bạn mà từ đó rút kinh nghiệm cho những bài vẽ saụ

Từ việc tìm hiểu thực trạng trên, tôi nhận thấy phân môn vẽ tranh ở trường THCS Thạch Tân chưa tạo cho học sinh sự hứng thú và yêu thích môn học, sản phẩm mà các em tạo ra chưa thật sự tốt, phần lớn các em còn phụ thuộc vào tranh có ở sách giáo khoa, do đó tranh vẽ của các em chưa phong phú, không co tính sáng tạọ Trong khi đó, để có tranh vẽ đẹp thì cần phải biết tìm tòi nhiều ý tuởng, phải có và biết vận dụng thực tế, phải thể hiện được cảm xúc….Vì vậy cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼTRANH CHO HỌC SINH Ở THCS

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH CHO HỌC SINH THCS (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w