Hệ thống phát hình côngnghệ số hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công nghệ nhằm khai thác hiệu quả hệ thống phát hình công nghệ số hóa tại HTV (Trang 28 - 38)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Hệ thống phát hình côngnghệ số hóa

1.3.1 Tổng quan về truyền hình số

Ra đời vào cuối thập kỷ 90, truyền hình số đang ngày càng đƣợc chấp nhận, phát triển rộng rãi và trở thành xu thế không thể thay đổi của truyền hình thế giới trong tƣơng lai.

Theo đánh giá của các chuyên gia, truyền hình số có nhiều ƣu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình thông thƣờng mà nổi bật trƣớc hết là khả năng chống nhiễu cao, ít nhạy cảm với nhiễu, có khả năng phát hiện sửa lỗi và thu tốt trong truyền sóng đa đƣờng. Ngoài ra, truyền hình số còn cho phép tiết kiệm phổ tần, truyền đƣợc nhiều chƣơng trình trên cùng một kênh sóng trong khi truyền hình tƣơng tự phải dùng một kênh cho mỗi chƣơng trình. Hơn thế nữa, truyền hình số còn có khả năng khoá mã, quản lý chƣơng trình theo yêu cầu đồng thời còn cho phép truyền hình đa phƣơng tiện. Ðiều đó có nghĩa là truyền hình số có thể truyền nhiều loại dữ liệu khác nhau, nhiều đƣờng tiếng cho một kênh truyền hình và truyền hình kèm theo phụ đề đa ngôn ngữ, thậm chí còn cho phép nhắn tin và đặt mua hàng hoá ngay qua tivi.[ 5,tr.17]

Hiện nay, đang thịnh hành 3 tiêu chuẩn cho truyền dẫn truyền hình số là DVB- T của châu Âu, ATSC của Mỹ và ISDB-T của Nhật Bản. Số liệu thống kê cho thấy cho tới nay, trong tổng số 38 nƣớc chọn lựa tiêu chuẩn phát hình số mặt đất, đã có 32 nƣớc chọn tiêu chuẩn DVB-T của châu Âu (chiếm 84%), 5 nƣớc chọn tiêu chuẩn ATSC của Mỹ (chiếm 13%) và duy nhất Nhật Bản sử dụng công nghệ ISDB-T. Trong các hệ phát hình số mặt đất, tiêu chuẩn châu Âu DVB-T tỏ ra có nhiều ƣu điểm và đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới chấp nhận.

Anh là nƣớc tiên phong triển khai phát hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T (từ 15/11/1998). Sau đó một thời gian ngắn, một loạt quốc gia châu Âu nhƣ Anh, Thuỵ Ðiển, Australia, Tây Ban Nha, Singapore, Na Uy, Hà La, cùng Nam Phi, Australia, Singapore đã triển khai phát số theo hệ DVB-T trên diện rộng. Đến nay, hầu hết châu Âu, châu Đại dƣơng, châu Phi và nhiều nƣớc khác cũng đã triển khai truyền hình số. Đặc biệt, Berlin (Đức) đã tuyên bố chấm dứt phát sóng truyền hình mặt đất bằng kỹ thuật analog từ 4/8/2003. Nhiều nƣớc khác cũng có kế hoạch chấm dứt phát analog từ 2006 đến 2010. Xung quanh ta có Thái Lan, Hồng Kông, Đài

Loan, Singapore... cũng đã thử nghiệm truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB- T. Nhiều nƣớc khác cũng đang có kế hoạch phát hình số mặt đất.

Tại Việt Nam, xu hƣớng chuyển đổi phát hình số DVB-T đang diễn ra rất nhanh từ năm 2000 ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP HCM, Bình Dƣơng, Tiền Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình…

Về mảng thiết bị truyền hình, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông mới bắt tay vào việc xây dựng các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật cho lĩnh vực này. Đây là mảng đòi hỏi phải xây dựng đƣợc hệ thống các tiêu chuẩn phục vụ cho công tác quản lý chuyên ngành cũng nhƣ để giải quyết vấn đề can nhiễu giữa chủng loại thiết bị này với nhau và giữa các hệ thống truyền hình với các hệ thống thông tin khác. Bên cạnh đó, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành các quyết định để phục vụ cho việc quản lý mảng truyền hình. Ví dụ nhƣ quyết định số 192/2003/QĐ-BBCVT phê duyệt “Qui hoạch phân bổ kênh tần số cho truyền hình tƣơng tự mặt đất băng tần VHF/UHF đến năm 2010”. Quyết định này hiện đƣợc sử dụng để quản lý về mặt tần số cho truyền hình quảng bá mặt đất sử dụng công nghệ tƣơng tự (qui hoạch và phân bổ kênh tần số). Tuy nhiên, quyết định này mới chỉ áp dụng cho việc quản lý về mặt tần số, công suất và chiều cao anten, mà chƣa đề cập đến vấn đề bức xạ, phát xạ để tránh can nhiễu lẫn nhau cũng nhƣ can nhiễu tới các hệ thống khác. Đặc biệt là quyết định này chỉ liên quan đến truyền hình tƣơng tự, mà không đề cập đến truyền hình số. Trong khi đó, mạng truyền hình số đã đƣợc thử nghiệm và triển khai, và đòi hỏi có những tiêu chuẩn, văn bản pháp qui để phục vụ cho việc quản lý, khai thác mạng.

Hiện trạng sử dụng truyền hình số hóa Việt Nam

Tại Việt Nam, truyền hình số qua vệ tinh chính thức đƣợc Đài truyền hình Việt Nam ứng dụng từ năm 1998 để truyền dẫn các chƣơng trình truyền hình đến các trạm phát lại trên phạm vi toàn quốc và đến 2002 bắt đầu triển khai phát sóng truyền hình số vệ tinh dạng thức DTH trên băng tần Ku vừa cung cấp dịch vụ truyền hình

trực tiếp vừa làm chức năng truyền dẫn.Theo thống kê, năm 2005 số lƣợng thuê bao truyền hình trả tiền của Việt Nam khoảng 2,1 triệu, nhƣng đến năm 2010, con số này đã lên đến trên 4,2 triệu thuê bao. Từ khi vệ tinh VINASAT-1 đƣợc phóng lên quỹ đạo tháng 4/2008, truyền hình số vệ tinh đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ, số lƣợng thuê bao và cả số lƣợng kênh phát thanh, truyền hình. Tháng 1/2010, Tổng Công ty VTC ra mắt dịch vụ DTH với gói kênh HDTV đầu tiên phát sóng qua vệ tinh VINASAT-1.

Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 với định hƣớng thực hiện thành công lộ trình chuyển đổi công nghệ từ kỹ thuật tƣơng tự sang kỹ thuật số vào thời điểm cuối năm 2020.[ 1,tr 1]

Đến thời điểm hiện nay, truyền hình số vệ tinh tiêu chuẩn DVB-S/S2 đƣợc ứng dụng phổ biến tại Việt Nam, hầu hết các đài PTTH lớn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng đều đã và đang ứng dụng để cung cấp dịch vụ và tiêu chuẩn DVB-S/S2 đã đƣợc đƣa vào định hƣớng phát triển công nghệ nêu trong Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

Đài TH thành phố HCM, Đài Tiếng nói Nhân Dân TP HCM... đã có giai đoạn thử nghiệm thành công phát sóng truyền hình số qua vệ tinh và sẽ triển khai phát sóng ổn định chính thức trong tƣơng lai gần, phù hợp định hƣớng Quy hoạch.

1.3.2 Hệ thống phát hình công nghệ số hóa.

Truyền hình số hóa là tên gọi một hệ thống truyền hình mà tất cả các thiết bị kỹ thuật từ Studio cho đến máy thu đều làm việc theo nguyên lý kỹ thuật số. Trong đó, một hình ảnh quang học do camera thu đƣợc qua hệ thống ống kính, thay vì đƣợc biến đổi thành tín hiệu điện biến thiên tƣơng tự nhƣ hình ảnh quang học nói trên (cả về độ chói và màu sắc) sẽ đƣợc biến đổi thành một dãy tín hiệu nhị phân (dãy các số 0 và 1) nhờ quá trình biến đổi tƣơng tự số.

Hệ thống phát thanh truyền hình, tuy nhiên, vẫn còn đang sử dụng kỹ thuật tƣơng tự bởi nhiều thuật toán nén và phƣơng pháp thực hiện mới đƣợc khám phá ra trong thời gian gần đây. Nén là một phƣơng pháp làm giảm tốc độ dòng truyền tải tới giá trị phù hợp với độ rộng kênh truyền. Một đĩa CD có tốc độ đọc khoảng 1.5 Mbit/s, một chƣơng trình truyền hình không nén có tốc độ dòng truyền tải lên tới 200 Mbit/s. Việc nghiên cứu nhằm làm giảm băng thông yêu cầu đã đƣợc bắt đầu từ sau thế chiến II, một vài giải pháp kỹ thuật đã đƣợc đƣa ra vào năm 1960. Mặc dầu vậy, việc thực hiện các giải pháp này vẫn còn phải đợi cho đến khi có sự tiến bộ vƣợt bậc trong việc chế tạo các vi mạch với mức độ tích hợp cao, có khả năng thực hiện các thuật toán trong thời gian thực. Hầu hết các nƣớc lớn đã công bố kế hoạch thực hiện truyền hình số và phát thanh số vào năm 2000. Ðể thực hiện, họ dựa vào các tiêu chuẩn truyền hình số mới nghiên cứu ra gần đây. Các tiêu chuẩn này có lịch sử phát triển tuy ngắn song thực sự mãnh liệt.

Truyền hình số qua vệ tinh, cáp, và mặt đất hiện nay đang là lĩnh vực đƣợc nghiên cứu mạnh mẽ, nhất là tại Bắc mỹ và Châu âu. Trong đó, khó khăn nhất về kỹ thuật là truyền hình số mặt đất do ảnh hƣởng của sóng phản xạ, pha đing và nhiễu xung. Nó càng trở nên khó khăn hơn đối với mục tiêu của Châu âu đặt ra là phát triển mạng đơn tần nhằm mục tiêu tăng số lƣợng kênh truyền hình trong băng tần hiện có. Trong mạng đơn tần, tất cả các máy phát làm việc trên cùng một tần số, đƣợc đồng bộ bằng một nguồn tần số chung có độ ổn định cao và cùng phát một chƣơng trình. Máy thu thu đƣợc tín hiệu tổng hợp từ các máy phát khác nhau với thời gian trễ khác nhau.

Hiện nay có ba tiêu chuẩn về truyền hình số mặt đất: - ATSC của Mỹ;

- DVB-T của Châu Âu; - ISDB-T của Nhật.

video. Ðiểm khác nhau cơ bản là phƣơng pháp điều chế.

Tiêu chuẩn Châu âu và của Nhật sử dụng phƣơng pháp ghép đa tần trực giao có mã (COFDM) cho truyền hình số mặt đất, nó đã trở thành phổ biến trong phát thanh truyền hình trong khoảng 10 năm trở lại đây. Kỹ thuật này đầu tiên đƣợc sử dụng cho phát thanh số, sau đó khoảng 5 năm đƣợc sử dụng cho truyền hình số mặt đất. Ðây là kỹ thuật duy nhất có thể tạo ra khả năng thực hiện mạng đơn tần.

Không giống nhƣ Châu âu, mạng đơn tần dƣờng nhƣ không đƣợc chú ý tại Châu Mỹ, tiêu chuẩn Mỹ về truyền hình số mặt đất hiện nay sử dụng kỹ thuật điều chế biên tần cụt 8 mức (8-VSB).

Các phƣơng thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình số: - Truyền qua cáp đồng trục:

+ Ðể truyền tín hiệu video số có thể sử dụng cáp đồng trục cao tần. Tín hiệu video đƣợc số hoá, nén sau đó đƣợc đƣa vào điều chế. Sóng mang cao tần đƣợc điều chế 64-QAM (theo chuẩn Châu âu) hoặc 256-QAM (Nhật).

+Ðộ rộng kênh truyền phụ thuộc vào tốc độ dòng truyền tải của tín hiệu, phƣơng pháp mã hoá và phƣơng pháp điều chế.

- Truyền tín hiệu truyền hình số bằng cáp quang.

- Cáp quang có nhiều ƣu điểm trong việc truyền dẫn tín hiệu số: + Băng tần rộng cho phép truyền các tín hiệu số có tốc độ cao; + Ðộ suy hao thấp trên một đơn vị chiều dài;

+ Xuyên tín hiệu giữa các sợi quang dẫn thấp (-80 dB); + Thời gian trễ qua cáp quang thấp.

- Truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh:

Truyền tin qua vệ tinh có thể xem nhƣ một bƣớc phát triển nhảy vọt của thông tin vô tuyến chuyển tiếp. ý tƣởng về các trạm chuyển tiếp vô tuyến đặt trên độ cao lớn để tăng tầm chuyển tiếp đã có từ trƣớc khi các vệ tinh nhân tạo ra đời. Năm 1945, Athur C. Clark đã công bố các ý tƣởng về một trạm chuyển tiếp vô tuyến nằm

ngoài Trái đất, bay quanh Trái đất theo quỹ đạo đồng bộ với chuyển động quay của trái đất, tức là các vệ tinh điạ tĩnh. Năm 1955, J. R. Pierce đã đề xuất các ý tƣởng cụ thể về thông tin vệ tinh và vệ tinh viễn thông. Các tiến bộ vƣợt bậc trong kỹ thuật không gian trong giai đoạn đó đã cho phép các ý tƣởng này sớm trở thành hiện thực. Thông tin vệ tinh đặc biệt có ƣu thế trong các trƣờng hợp:

+ Cự ly liên lạc lớn;

+ Liên lạc điểm đến đa điểm trên phạm vi rộng cũng nhƣ phạm vi toàn cầu;Liên lạc đến các trạm di động trên phạm vi rộng (tàu viễn dƣơng, máy bay...)

Kênh vệ tinh khác với kênh cáp và kênh phát sóng trên mặt đất là có băng tần rộng và sự hạn chế công suất phát. Khuếch đại công suất của các bộ phát đáp làm việc với lƣợng lùi công suất nhỏ trong các điều kiện phi tuyến, do đó sử dụng điều chế QPSK là tối ƣu.

Các hệ thống truyền qua vệ tinh thƣờng công tác ở dải tần số cỡ Ghz. - Phát sóng truyền hình số trên mặt đất:

Phát sóng truyền hình số mặt đất đã và đang đƣợc nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây. Những nƣớc lớn trên thế giới đã bắt đầu phát sóng truyền hình số mặt đất.

Hiện nay, có ba tiêu chuẩn về truyền hình số mặt đất: ATSC, DVB-T và ISDB- T. Ba tiêu chuẩn trên có điểm giống nhau là sử dụng chuẩn nén MPEG-2 cho tín hiệu video. ATSC sử dụng điều chế 8-VSB còn DVB-T và ISDB-T sử dụng phƣơng pháp ghép đa tần trực giao (OFDM), các sóng mang thành phần đƣợc điều chế QPSK, DQPSK, 16-QAM hoặc 64-QAM.

1.3.3.Một số quan điểm hiệu quả sử dụng công nghệ

Quan điểm 1: Hiệu quả sử dụng thiết bị công nghệ theo đúng công dụng : Mỗi loại thiết bị công nghệ đều có tính năng tác dụng và nhiệm vụ khác nhau

có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Do vậy vấn đề đặt ra là phải sử dụng thiết bị đúng với khả năng vốn có của nó thì mới phát huy đƣọc tác dụng và mới đạt hết đƣợc năng suất vốn có của nó. Khi các thiết bị này đƣợc bố trí theo đúng thời gian và không gian thì chúng mới đƣợc sử dụng có hiệu quả, khai thác đƣợc hết công suất và tránh lãng phí trong quá trình sản suất.

Quan điểm2

Hiệu quả sử dụng thiết bị công nghệ theo đúng định mức sử dụng:

Định mức sử dụng quy định mức tham gia của máy móc thiết bị vào quá trình sản xuất trong những giai đoạn nhất định. Mức tham gia này đƣợc tính toán sao cho đó là mức tối ƣu nhất phù hợp với khả khả năng hiện tại của máy móc thiết bị,một mặt phát huy hết công suất sử dụng

Quan điểm 3:

Hiệu quảsử dụng thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng sảnphẩm Chất lƣợng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định trực tiếp đến hiệu quả

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, khi mà ngày càng nhiều các thành tựu khoa học kỹ thuật đang đƣợc áp dụng vào sản xuất bằng cách taọ ra các dây truyền công nghệ hiện đại thì vấn đề sản phẩm chất lƣợng đƣợc các đơn vị quan tâm hơn cả. Để làm đƣợc điều này thì mỗi doanh

nghiệp phải làm tốt công tác sửdụng,sao cho sảm phẩm sản xuất ra đạt chất lƣợng tốt nhất, hạn chế sản phẩm hỏng sản phẩm kém chất lƣợng và rút ngắn đƣợc thời gian sản xuất.

Quan điểm 4:

Hiệu quảsử dụng thiết bị công nghệ phải nhằm giảm hao mòn hữu hình và vô hình làm dài tuổi thọ của thiết bị công nghệ. Trong quá trình sản xuất và sử dụng do máy móc và thiết bị phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất cho nên nó bị hao mòn dần theo thời gian. Sự giảm dần về giá trị cũng nhƣ giá trị

sử dụng của thiết bị công nghệ xảy ra cả khi hoạt động cũng nh- khi không hoạt động. Chính từ đặc thù này mà đặt ra vấn đề là phải đạt ra phải sử dụng sử dụng làm sao để hao mòn thiết bị công nghệ là hợp lý tránh lãng phí không cần thiết. Nếu thiết bị công nghệ tham ra sản xuất cùng với hai yếu tố là nguyên liệu và lao động đẻ sản xuất ra sản phẩm nhằm tuân thủ theo những tiêu chuẩn về an toàn lao dộng và định mức sử dụng khi đó sự giảm về giá trị của chúng là điều không thể tránh khỏi và hao mòn lúc đó là hợp lý

1.4. Nhân lực Khoa học và Công nghệ 1.4.1 Khái niệm nhân lực

Ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử phát triển, nguồn lực con ngƣời luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc vì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của đất nƣớc. Điều đó càng thể hiện rõ nét hơn trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay khi nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công nghệ nhằm khai thác hiệu quả hệ thống phát hình công nghệ số hóa tại HTV (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)