Hướng dẫn HS phân tích thơng tin, hiện tượng quan sát được khi nghiên cứu để đưa ra kết luận

Một phần của tài liệu Phương pháp bàn tay nặn bột trong môn vật lý THCS (Trang 67 - 68)

nghiên cứu để đưa ra kết luận

Khi làm thí nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời, GV cần hướng dẫn HS biết chú ý đến các thơng tin chính để rút ra kết luận tương ứng với câu hỏi. Đối với HS tiểu học và trung học cơ sở thì vấn đề này hồn tồn khơng đơn giản. HS cần được hướng dẫn làm quen dần dần. Nếu GV chỉ nêu lệnh rồi HS tự rút ra kết luận thì HS sẽ rất khĩ thực hiện, thậm chí cịn đặt trọng tâm chú ý vào những điểm khơng cần thiết, mất thời gian. GV cần chú ý mấy điểm sau:

- Lệnh yêu cầu thực hiện phải rõ ràng, gắn gọn, dễ hiểu để giúp HS nhớ, hiểu và làm theo đúng hướng dẫn. Đơi khi GV nên ghi tĩm tắt lệnh của mình lên bảng, nếu dùng máy chiếu thì phĩng lệnh lên màn hình.

- Quan sát, bao quát lớp khi HS làm thí nghiệm. Gợi ý vừa đủ nghe cho nhĩm khi HS làm sai lệnh hoặc đặt chú ý vào những chỗ khơng cần thiết cho câu hỏi. Khơng nên nĩi to vì sẽ gây nhiễu cho các nhĩm HS khác đang làm đúng vì tâm lý HS khi nghe GV nhắc thì cứ nghĩ là GV đang hướng dẫn cách làm đúng và nghi ngờ vào hướng thực hiện mà mình đang làm.

- Đối với các thí nghiệm cần quan sát một số hiện tượng trong thí nghiệm để rút ra kêt luận, GV nên lưu ý cho HS chú ý vào các hiện tượng hay phần thí nghiệm đĩ để lấy thơng tin, nhắc nhở HS bám vào mục đích của thí nghiệm để làm gì, trả lời cho câu hỏi nào…

- Đối với các thí nghiệm cần đo đạc và lấy số liệu, GV yêu cầu HS ghi chép lại các số liệu để từ đĩ rút ra nhận xét. Tốt nhất nên cĩ mẫu ghi chú kết

quả thí nghiệm cho HS để HS ghi chú ngắn gọn, khoa học (thơng qua các tờ rời phát cho HS lúc bắt đầu làm thí nghiệm). Điều này đối với HS tiểu học và trung học cơ sở là rất cần thiết vì HS chưa thể tự mình thành lập bảng biểu hay trình bày khoa học các số liệu, thơng tin thu nhận trong quan sát hay làm thí nghiệm.

- Cùng một thí nghiệm kiểm chứng nhưng với các nhĩm khác nhau, HS cĩ thể sẽ bố trí thí nghiệm khác nhau với các vật dụng và cách tiến hành khác nhau theo quan niệm của các em. GV khơng được nhận xét đúng hay sai và cũng khơng cĩ biểu hiện để HS biết ai đang làm đúng, ai đang làm sai. Khuyến khích HS độc lập thực hiện giữa các nhĩm, khơng nhìn và học theo nhau. Tất nhiên khơng tránh khỏi việc HS nhìn nhĩm khác để thực hiện khi nhĩm mình làm khơng thành cơng thí nghiệm. Nếu phát hiện được điều này GV khơng nên ngăn chặn hay cĩ thái độ khơng hài lịng mà cứ để các nhĩm hồn thành hết và sẽ bắt nhĩm "copy ý tưởng" của nhĩm khác trình bày, giải thích vì sao mình làm như vậy. Nếu nhĩm "copy ý tưởng" và nhĩm bị "copy ý tưởng" đều thực hiện thí nghiệm khơng thành cơng thì đây là dịp để GV giáo dục cho HS cần độc lập suy nghĩ và tin tưởng vào sự suy luận của mình khơng nên "copy ý tưởng" của người khác vì cĩ thể họ cũng khơng đúng.

Một phần của tài liệu Phương pháp bàn tay nặn bột trong môn vật lý THCS (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w