Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hoàn K29-A Văn
2.3.1. Thái độ cảm thông, xót th-ơng đối với ng-ời phụ nữ
“Thạch Lam là người sống hết từng ý văn, từng câu văn anh đã viết trên trang giấy. Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam đã dẫn ra trong lối nói của văn ch-ơng phức tạp cũng nhiều hình nhiều vẻ nh-ng bao giờ cũng đằm thắm nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương” (Thế Lữ).
Thật vậy những câu chuyện về ng-ời phụ nữ nh- câu chuyện một bà mẹ nuôi m-ời một đứa con (Nhà mẹ Lê), sự đói nghèo đã dẫn đến cái chết thảm th-ơng của ng-ời mẹ và dự báo tr-ớc cái chết dai dẳng của m-ời một đứa con trong những tháng ngày kế tiếp. Ngòi bút của Thạch Lam thấm đậm nỗi cảm thông, th-ơng xót cho cảnh đời xa xót của mẹ Lê.
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hoàn K29-A Văn
Nhà văn thấu hiểu đ-ợc cảnh ngộ trớ trêu của ng-ời phụ nữ khao khát đ-ợc làm mẹ nh- bà Cả (Đứa con) Thạch Lam phát hiện ra thẳm sâu trong tâm hồn ng-ời phụ nữ ác nghiệt ấy là khát khao mãnh liệt đ-ợc làm mẹ, làm tròn thiên chức của ng-ời phụ nữ.
Đến những cô gái giang hồ bị ng-ời đời xa lánh nh- Liên, Huệ (Tối ba m-ơi) Thạch Lam cũng thấu hiểu đ-ợc tâm trạng đau đớn ê chề trong tâm hồn họ ở thời khắc giao thừa. Nhà văn thấu hiểu đ-ợc vẻ đẹp lấp lánh đằng sau kiếp gái làng chơi, đằng sau không gian tăm tối của nhà săm vẫn luôn h-ớng về cuộc sống l-ơng thiện, h-ớng về tổ tiên với tấm lòng thành kính.
Với Thạch Lam, ông dành cho những ng-ời phụ nữ tấm lòng nhân ái vô hạn. Đọc truyện của Thạch Lam tâm hồn con ng-ời nh- đ-ợc gột rửa trong dòng suối mát của tình ng-ời. Con đ-ờng ngắn nhất từ trái tim đến trái tim để tác phẩm văn học tồn tại lâu dài và làm tổ trong lòng bạn đọc là con đ-ờng của tình ng-ời, niềm cảm th-ơng cho những kiếp ng-ời nh- mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), nh- Liên (Một đời ng-ời), Dung (Hai lần chết), Huệ, Liên (Tối ba m-ơi).
Các nhà văn của Tự Lực văn đoàn đều chú ý đến những con ng-ời xã hội. Nhân vật chính trong tác phẩm của Khái H-ng, Nhất Linh, Hoàng Đạo th-ờng là những nhân vật quyền quý hay những th-ợng l-u, trí thức mới thì những nhân vật trong truyện ngắn Thạc Lam lại là những ng-ời phụ nữ nhỏ bé với những cảnh ngộ trớ trêu. Một bà mẹ Lê với m-ời một đứa con trong túp lều nghèo đói (Nhà mẹ Lê), một cô Dung (Hai lần chết ) bị cha mẹ ép duyên để đến phải đâm đầu xuống sông nh-ng rồi đ-ợc cứu sống để sau đó phải chết mòn, chết oan trái, ngậm ngùi...
Thạch Lam dành cho nhân vật ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn của mình một cái nhìn đầy sự âu yếm của niềm cảm thông, xót th-ơng. Lòng ông “se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương cũng đủ nâng đỡ, an ủi những con người cùng khổ ấy”[19]. Đó không phải là thứ tình
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hoàn K29-A Văn
th-ơng ban phát, bố thí mà là niềm cảm thông, chia sẻ chân thành. Một tấm lòng nhân văn thấm thía và sâu sắc.