Khát vọng đ-ợc làm tròn thiên chức của ng-ời phụ nữ

Một phần của tài liệu Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn thạch lam (Trang 31 - 33)

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

2.2.2.2. Khát vọng đ-ợc làm tròn thiên chức của ng-ời phụ nữ

Bà Cả trong truyện ngắn Đứa con lại là một khát vọng mãnh liệt đ-ợc làm mẹ. Làm mẹ vốn là thiên chức cao quý của mỗi ng-ời phụ nữ. Bà Cả là ng-ời giàu có về của cải nh-ng bà lại không bao giờ đ-ợc thực hiện thiên

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

chức làm mẹ của mình. Khát vọng làm mẹ là khát vọng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Bình th-ờng bà Cả tỏ ra cay nghiệt với chị Sen nh-ng phút chứng kiến ng-ời phụ nữ dù là kẻ hầu hạ mình cũng còn đ-ợc cái quyền làm mẹ, bà Cả đã thay đổi hẳn. Bà lờ mờ nhận ra rằng giầu có, đầy đủ nh- bà nh-ng bà ch-a hẳn đã là sung s-ớng. “Cuộc đời thiếu hẳn một cái gì đó còn quý và hệ trọng hơn cả của cải (....) cái gì đó hiện hình rõ rệt khi bà nhìn đứa trẻ bụ bẫm đang rúc bú đôi vú căng sữa trong yếm mẹ”. Và bà ao ước “giá đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con!” Một ao ước muộn màng biết bao, nhưng cũng thật đáng quý. Bởi dù sao thì cuối cùng ng-ời đàn bà cay nghiệt, độc đoán đó đã biết mình bất hạnh, đã biết khao khát một cái gì thật nhân bản, thật đàn bà. Khi nhìn người ta sung sướng con người có một phản ứng ngược lại “ghen ghét, hằn học”. Nh-ng ngòi bút nhân đạo của Thạch Lam đã không để nhân vật của mình nh- vậy. Bà Cả một con ng-ời t-ởng chừng chỉ nhìn thấy ở một góc độ là một bà chủ độc ác nh-ng Thạch Lam đã tinh tế phát hiện ra trong tâm hồn bà Cả vẫn luôn khao khát đến cháy bỏng khát vọng đ-ợc làm mẹ. Câu chuyện của Thạch Lam làm cho con người trở nên người hơn, “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Đó là “những áng văn tuyệt mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Thạch Lam đã cho thấy trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi ng-ời, dù ở địa vị và hoàn cảnh nào vẫn luôn lấp lánh khát vọng cao đẹp, đời th-ờng. Thời Thạch Lam, trong văn ch-ơng không ít ng-ời tìm kiếm cái đẹp tài tử siêu phàm hay cái đẹp x-a chốn rừng nho (nh- Nguyễn Tuân). Có những ng-ời tìm kiếm đề cao cái đẹp hoang dại, nguyên sơ đôi khi gắn với bản năng, phi lí tính (nh- Khái H-ng). Cũng có những ng-ời vật vã từ bỏ cái đẹp của một “ánh trăng xanh huyền ảo”, “làm đẹp cả những thứ tầm thường” để đến với cái đẹp của “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao), Thạch Lam cho rằng “thật hoa là đẹp, liễu có vẻ nên thơ, không ai chối cãi điều đó. Nh-ng cái đẹp chỉ cứ ở hoa ở liễu thôi đâu? Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm th-ờng.

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Công việc của nhà văn là phát biểu vẻ đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho ng-ời khác một bài học trông nhìn và th-ởng thức (...). Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa” [18]. Và sự thực Thạch Lam đã khám phá ra ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con ng-ời, mỗi ng-ời phụ nữ là vẻ đẹp của những phẩm chất thanh cao, là khát vọng nhân văn cao cả. Nhà văn đã đặt niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn của mỗi ng-ời mà đặc biệt là những ng-ời phụ nữ.

Có thể nói ngoài giá trị hiện thực và phần nào giá trị nhân đạo thì cái lớn nhất mà Thạch Lam đã để lại, đã đóng góp rất đáng kể là nhà văn đã khám phá ra trong tâm hồn của những ng-ời phụ nữ những vẻ đẹp và các dạng tiềm ẩn, ẩn dấu của nó. Niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn của những ng-ời phụ nữ chính là hạt giống tâm hồn của mọi thời, mọi ng-ời.

Những đoản thiên thiểu thuyết của Thạch Lam viết ra nhẹ nhàng mà thấm thía sâu xa. Bởi nó đ-ợc cất lên từ một trái tim nhân hậu, đằm thắm tình đời, tình ng-ời. Ông đã dành trọn niềm trân trọng cho những ng-ời phụ nữ, những ng-ời mẹ, ng-ời vợ tảo tần, giàu đức hy sinh, những cô gái giang hồ khát khao cuộc sống l-ơng thiện.

Một phần của tài liệu Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn thạch lam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)