Kiến nghị thứ tư: Công tác dự toán sửa chữa TSCĐhữu hình do

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH vận tải và thương mại thế hệ (Trang 91)

do thuê ngoài

Việc sửa chữa TSCĐ hữu hình là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ hữu hình

Công ty nên lập dự toán khi sửa chữa TSCĐ thường xuyên liên tục, việc thực hiện lập dự toán giúp cho Công ty tính hết được các chi phí trong giá thành sửa chữa.

Chủ động khi ký kết hợp đồng kinh tế với bên thi công sửa chữa. Mặt khác, khi Công ty lập dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho phép Công ty sửa chữa mang lại hiệu quả kinh tế cũng như tiết kiệm chi phí. Việc lập dự toán sửa chữa do Phòng kỹ thuật của Công ty đảm nhận, Giám đốc phê duyệt, sau đó Phòng kế toán thẩm định lại trước khi ký kết hợp đồng với người thầu cho phép tính hiệu quả và thiết thực khi hợp đồng được thực hiện.

Không để TSCĐ hỏng quá mới lập kế hoạch sửa chữa, như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh, và còn thiệt hại thêm về kinh tế.

Cách hạch toán:

- Trích trước chi phí sửa chữa: Nợ TK 154, 642

Có TK 335

- Công trình sửa chữa lớn hoàn thành: Nợ TK 2413

Có TK 111, 112, 152, 141,…

- Kết chuyển giá trị sửa chữa lớn hoàn thành: Nợ TK 335

Có TK 2413

- Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế hoàn thành: Nợ TK 335

Có TK 154, 642

Nợ TK 154, 642 Có TK 335

Ví dụ: Nhận thấy xe ôtô mang biển sô 29H – 6647 có thời gian sử dụng đã lâu, cẩn phải sửa chữa nâng cấp. Giả sử Công ty lập dự toán nâng cấp sửa chữa ôtô này là 12.000.000 đồng. Công ty có thể tiến hành trích trước chi phí sửa chữa trong vòng 6 tháng như sau:

Nợ TK 154 2.000.000 Có TK 335 2.000.000

3.2.5. Kiến nghị thứ năm: Về công tác quản lý TSCĐ hữu hình Đối với việc bàn giao TSCĐ hữu hình cho các đơn vị sử dụng, Công ty phải lập biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu cụ thể thống nhất đồng thời giao cho một người cụ thể trong đơn vị đó nhiệm vụ quản lý tài sản, nếu xảy ra mất mát tài sản thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty. Việc làm này là cần thiết nó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhân viên trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty. Tránh được tình trạng TSCĐ hữu hình mất mát mà không quy được trách nhiệm bồi thường cho ai.

Ví dụ: Ngày 11/10/2010, Công ty mua một máy tinh Lenovo bàn giao cho phong Kế toán tài chính sử dụng. Máy tính này do nhân viên kế toán thanh toán tiền lương sử dụng. Công ty nên giao nhiệm vụ quản lý máy tính cho nhân viên kế toán này, nếu xảy ra tình trạng mất mát thì nhân viên này phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty. Có thể là mua máy tính mới hoặc bồi thường tiền.

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Trong những năm qua để có thể tồn tại và phát triển khi nước ta đã ra nhập WTO, Công ty cần xem xét, bổ sung và hoàn thiện các giải pháp phát triển Công ty và tổ chức triển khai thực hiện, nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức. Đặc biệt là về hoàn thiện đội ngũ các cán bộ công nhân viên, Ban lãnh đạo cần phải tập trung quan tâm và thực hiện. Bởi trong

bất kỳ một tổ chức nào thì vấn đề về con người và khả năng công tác quản lý, làm việc của họ là một vấn đề then chốt cho sự thành công. Khi mỗi con người đạt đến một trình độ nhất định và có một kinh nghiệm thực tế, cùng với sự phối hợp nhịp nhàng trong một bộ máy tổ chức hợp lý thì hiệu quả hoạt động của Công ty sẽ được nâng cao lên rất nhiều.

Công ty cần phải đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại để mở rông quy doanh, đa dạng hóa loại hình phục vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, giữ vững và phát triển thị trường cung cấp dịch vụ phù hợp với sự phát triển và tồn tại lâu dài của Công ty.

KẾT LUẬN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh và sinh viên khối kinh tế nói riêng, thực tập giúp cho sinh viên và học sinh củng cố kiến thức đã được học tại nhà trường và cách vận dụng nhận thức lý luận vào thực tiễn kế toán tại đơn vị thực tập.

Sau một thời gian thực tập tại “Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Thế Hệ”đối với em đây là thời gian vận dụng những kiến thức đã được học,thời gian thực tập này là thời gian kết hợp giữa thực tiễn với lý thuyết rất bổ ích cho mỗi sinh viên. Sự sáng tạo bao giờ cũng giúp cho mỗi sinh viên hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn về nghiệp vụ chuyên môn.Từ đó sinh viên có thể vững tin vào bản thân, vào khả năng vốn có của mình. Nhiệm vụ của họ là đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước và đổi mới trong quá trình phát triển của đất nước.

Được sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô và các anh, chị trong phòng kế toán của công ty em đã hoàn thành tốt bản báo cáo thực tập này.

Tuy nhiên, do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót, dù là nhỏ nhất. Vậy em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo trong trường, các anh chị của phòng kế toán để em tiến bộ hơn.

Để có kết được kết quả này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình đỡ của thầy giáo hướng dẫn Trần Văn Dung và sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường, các anh chị của phòng kế toán của công ty và sự cố gắng của bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam: VAS 05.

2. Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 14/09/2006.

3. Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.

4. Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/10/2009. 5. Thông tư 244/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31/12/2009. 6. Giáo trính Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2010. 7. Gíáo trình Kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2010.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...3

1.1. Vai trò của TSCĐ hữu hình trong sản xuất kinh doanh...3

1.1.1. Khái niệm và vai trò của TSCĐ hữu hình...3

1.1.2. Đặc điểm, phân loại và đánh giá TSCĐ hữu hình...4

1.1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình...8

1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ hữu hình...8

1.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình...9

1.2.1. Xác định đối tượng ghi TSCĐ hữu hình...9

1.2.2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình...9

1.3. Tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình...11

1.3.1. Các trường hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình...11

1.3.2. Phương pháp kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình...12

1.4. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình...15

1.4.1. Tính khấu hao TSCĐ hữu hình...15

1.4.2. Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình...17

1.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình...19

1.5.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐhữu hình...20

1.5.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình...20

1.6. Kế toán nghiệp vụ kiểm kê TSCĐ hữu hình...21

1.6.1. Kiểm kê phát hiện thiếu...21

1.6.2. Kiểm kê phát hiện thừa...21

1.7. Khái quát về sổ kế toán TSCĐ hữu hình...22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI THẾ HỆ...23

2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Thế Hệ...23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Thế Hệ...23

2.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Thế Hệ...28

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Vận tải và

Thương mại Thế Hệ...29

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Thế Hệ...30

2.2. Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải và Thương Mại Thế Hệ...35

2.2.1. Tình hình chung về công tác quản lý TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải và Thương Mại Thế Hệ...35

2.2.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình...38

2.2.3. Tổ chức kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình...44

2.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình...75

2.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình...79

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI THẾ HỆ...84

3.1. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải và Thương Mại Thế Hệ...84

3.1.1. Đánh giá khái quát về thực trạng tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Vận tải và Thương Mại Thế Hệ...84

3.1.2. Những thành tích công ty đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình...84

3.1.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty TNHH Vận tải và Thương Mại Thế Hệ...86

3.2. Những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải và Thương Mại Thế Hệ...87

3.2.1. Kiến nghị thứ nhất: Cách phân loại TSCĐ hữu hình...87

3.2.2. Kiến nghị thứ hai: Hoàn thiện kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình...88

3.2.3. Kiến nghị thứ ba: Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình...89

3.2.4. Kiến nghị thứ tư: Công tác dự toán sửa chữa TSCĐ hữu hình do thuê ngoài...91

3.2.5. Kiến nghị thứ năm: Về công tác quản lí TSCĐ hữu hình...92

3.3. Điều kiện thực hiện...92

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH vận tải và thương mại thế hệ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w