Một số dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau PT:

Một phần của tài liệu Đánh giá rối loạn cương dương ở bệnh nhân phẫu thuật hẹp niệu đạo trước do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2010 - 12/2014 (Trang 30)

- Rối loạn cương dương có thể gây ra một số trở ngại cho cuộc sống

3.1.2. Một số dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau PT:

- Cương đau dương vật sau PT: đau, không đau. - Tình trạng xuất tinh sau PT: dễ, khó.

- Chức năng tiểu tiện ở các thời điểm sau PT HNĐ. [71]

Đánh giá kết quả về chức năng tiểu tiện theo 2 mức độ:

• Kết quả tốt

+ Lâm sàng: BN đái dễ, dòng tiểu mạnh và đái tự chủ. Số lần đi tiểu từ 5 đến 7 lần/24 giờ.

+ Chụp X quang niệu đạo bàng quang ngược dòng: lưu thông niệu đạo tốt, không thấy hình ảnh chít hẹp tại miệng nối.

• Kết quả trung bình

+ Lâm sàng: BN tiểu tiện tự chủ nhưng dòng tiểu không mạnh.

+ Chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng thấy có biểu hiện hẹp nhẹ ở vị trí miệng nối.

•Kết quả xấu

+ Lâm sàng: BN đái khó, tia nước tiểu bé, phải rặn tiểu, hoặc bí đái.

+ Chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng: lưu thông niệu đạo không rõ, có biểu hiện giãn ở phía dưới miệng nối.

- Xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose, Acid uric, Cholesterol, Triglycerid.

2.3.1.3. Tình trạng RLCD trước sau phẫu thuật HNĐ trước:

Tình trạng RLCD ở các thời điểm trước PT, sau PT 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Đánh giá theo thang điểm quốc tế SHIM (IIEF – 5) về lĩnh vực chức năng cương dương (phụ lục 2). Mức độ rối loạn cương dương được phân độ như sau:

o Không RLC: 22 – 25 điểm

o RLCD nhẹ: 17 – 21 điểm

o RLCD nhẹ đến trung bình: 12 – 16 điểm

o RLCD trung bình: 8 – 11 điểm

o RLCD nặng: 1 – 7 điểm - Tình trạng RLCD trước PT sau chấn thương. - Tình trạng RLCD sau PT 3 tháng.

- Tình trạng RLCD sau PT 6 tháng. - Tình trạng RLCD sau PT 1 năm. - Tình trạng RLCD trước và sau PT.

2.3.1.4. So sánh tình trạng RLCD trước và sau phẫu thuật HNĐ trước do chấn thương: (theo kiểm định so sánh cặp T-Test)

- So sánh RLCD trước và sau PT 3 tháng. - So sánh RLCD trước và sau PT 6 tháng. - So sánh RLCD trước và sau PT 1 năm. - So sánh RLCD sau PT 3 tháng và 1năm. - So sánh RLCD trước và sau PT.

2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến RLCD ở bệnh nhân PT HNĐ trước do chấn thương: (theo tương quan tuyến tính)chấn thương: (theo tương quan tuyến tính) chấn thương: (theo tương quan tuyến tính)

- Liên quan nhóm tuổi với tình trạng RLCD.

- Liên quan thời điểm PT sau CT với tình trạng RLCD. - Liên quan vị trí NĐ hẹp với tình trạng RLCD.

- Liên quan chiều dài NĐ hẹp với tình trạng RLCD. - Liên quan tiền sử PT HNĐ trước với tình trạng RLCD. - Liên quan phương pháp phẫu thuật với tình trạng RLCD. - Liên quan chức năng tiểu tiện sau PT với tình trạng RLCD.

2.4. Xử lý số liệu:

Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên máy tính theo phần mềm SPSS16.0.

2.5. Biện pháp khắc phục các sai số:

Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu chi tiết, đầy đủ, giống nhau cho tất cả các bệnh nhân.

Các định nghĩa, tiêu chuẩn và chỉ tiêu rõ ràng để phân loại đúng tình trạng bệnh tật.

2.6. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành sau khi được sự chấp thuận của lãnh đạo bệnh viện Việt Đức và lãnh đạo các phòng ban liên quan.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng điều trị chứ không có bất kỳ mục đích nào khác.

Tất cả các bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu đều được giải thích về những yêu cầu và lợi ích khi tham gia vào nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2014, chúng tôi chọn 35 bệnh nhân đã được phẫu thuật HNĐ trước tại khoa phẫu thuật tiết niệu, bệnh viện Việt Đức đến tái khám đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu.

3.1. Tình trạng RLCD trước và sau phẫu thuật hẹp niệu đạo trước do chấn thương: chấn thương:

3.1.1. Đặc điểm chung:

3.1.1.1. Tình trạng nhóm tuổi:

Biểu đồ 3.1. Tình trạng nhóm tuổi theo năm

Nhận xét :

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu giảm dần theo nhóm tuổi, nhiều nhất là nhóm 18-30 tuổi chiếm 42,9%, sau đó đến nhóm 31-40 tuổi chiếm 28,5%, nhóm 41 – 50 tuổi 14,3%, nhóm 51 – 60 tuổi 11,4% và nhóm > 60 tuổi có 1 BN chiếm 2,9%.

3.1.1.2. Phân bổ địa dư:

Bảng 3.1. Phân bổ địa dư

Địa dư Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Nông thôn 22 62,9

Thành thị 13 37,1

Tổng số 35 100

Nhận xét:

Bệnh nhân phẫu thuật niệu đạo trước đa phần là nông thôn chiếm 62,9%, thành thị chiếm 37,1%. 3.1.1.3. Trình độ học vấn: Bảng 3.2. Trình độ học vấn Học vấn Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Chưa tốt nghiêp PTTH 10 28,6 Tốt nghiệp PTTH 19 54,3 CĐ-ĐH trở lên 6 17,1 Tổng số 35 100 Nhận xét:

Bệnh nhân nghiên cứu đa phần tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 54,3%, tỷ lệ bệnh nhân chưa tốt nghiệp phổ thông trung học là 28,6% và trình độ cao đẳng - đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn 17,1%.

3.1.1.4. Tình trạng nghề nghiệp:

Bảng 3.3. Tình trạng nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Nông dân – công nhân 24 68,6

Tự do 3 8,6 Công chức 5 14,2 Hưu trí 2 5,7 Doanh nghiệp 1 2,9 Tổng số 35 100 Nhận xét:

Nghề nghiệp của bệnh nhân chủ yếu là nông dân – công nhân chiếm 68,6%, sau đó đến công chức chiếm 14,3%. Các nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp, trong đó 5,7% là hưu trí, 2,9% là doanh nghiệp.

3.1.1.5. Tình trạng hôn nhân:

Bảng 3.4. Tình trạng hôn nhân

Hôn nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Đã có vợ 32 91,4

Chưa có vợ 3 8,6

Tổng 35 100

Nhận xét:

Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu đã kết hôn chiếm 91,4%, chỉ có 8,6% bệnh nhân chưa kết hôn.

3.1.1.6. Thời điểm PT sau chấn thương:

Bảng 3.5. Thời điểm PT

Thời điểm PT Số bệnh nhân Tỷ lệ %

≤ 3 tháng 14 40

≥ 6 tháng 17 48,6

Tổng số 35 100

Thời gian (tháng) ± sd 4,5 ± 1,4

Nhận xét:

Thời điểm phẫu thuật của bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là trong vòng 3 và qua 6 tháng sau chấn thương, tỷ lệ này lần lượt là 40% và 48,6%. Thời điểm từ 3 đến 6 tháng có 4 BN chiếm 11,4%.

3.1.1.7. Tiền sử PT HNĐ trước:

Bảng 3.6. Tiền sử PT HNĐ trước

Tiền sử PT Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Lần đầu 29 82,8

Lần 2 3 8,6

Lần 3 3 8,6

Tổng số 35 100

Nhận xét:

Đa phần bệnh nhân nghiên cứu đều phẫu thuật lần đầu chiếm 82,8%, tỷ lệ phải phẫu thuật lần 2, lần 3 chiếm tỷ lệ thấp 8,6%.

3.1.1.8. Vị trí niệu đạo hẹp:

Bảng 3.7. Vị trí niệu đạo hẹp

Vị trí NĐ hẹp Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Niệu đạo hành 21 60

Niệu đạo dương vật 14 40

Tổng số 35 100

Nhận xét:

Đa phần bệnh nhân bị chấn thương hẹp niệu đạo hành chiếm 60%, có 40% bệnh nhân hẹp niệu đạo dương vật.

3.1.1.9. Chiều dài niệu đạo hẹp:

Bảng 3.8. Chiều dài niệu đạo hẹp

Chiều dài đoạn hẹp Số bệnh nhân Tỷ lệ %

≤ 2 cm 26 74,3 2cm < NĐH < 6 cm 4 11,4 ≥ 6 cm 5 14,3 Tổng số 35 100 Chiều dài TB (cm) ± sd 2,2 ± 2,1 Nhận xét:

Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, số bệnh nhân có niệu đạo hẹp ≤ 2 cm là chủ yếu chiếm 74,3%, hẹp 2 đến 6 cm chiếm 11,4% và hẹp ≥ 6 cm là 14,3%.

3.1.1.10. Phương pháp phẫu thuật HNĐ trước:

Bảng 3.9. Các phương pháp phẫu thuật

Phương pháp PT Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Cắt nối tận - tận 28 80

Thay thế NĐ bằng vạt da 7 20

Tổng số 35 100

Nhận xét:

Các bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu được phẫu thuật bằng phương pháp cắt nối tận - tận chiếm 80%, còn lại phẫu thuật thay thế niệu đạo bằng vạt da chiếm 20%.

3.1.2. Một số dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau PT: 3.1.2.1. Cương đau dương vật sau PT:

Biểu đồ 3.2. Cương đau dương vật sau PT

Nhận xét: Tỷ lệ cương đau dương vật ở thời điểm 3 tháng 11,4%, 6 tháng

5,7% và 1 năm là 0%.

Biểu đồ 3.3. Tình trạng xuất tinh sau PT

Nhận xét: Sau PT phần lớn bệnh nhân có tình trạng xuất tinh bình thường, có

8,6% xuất tinh khó ở thời điểm 3 tháng và 2,9% sau 6 tháng.

3.1.2.3. Chức năng tiểu tiện sau PT:

Biểu đồ 3.4. Chức năng tiểu tiện sau PT

Sau PT chức năng tiểu tiện mức độ tốt tăng dần ở các thời điểm theo dõi 3 tháng 57,1%, 6 tháng 85,7% và 1 năm 94,3%. Chức năng tiểu tiện trung bình giảm dần từ 31,4% sau PT 3 tháng xuống 14,3% sau 6 tháng, còn 5,7% ở thời điểm sau PT 1 năm và chức năng tiểu tiện xấu hết ở thời điểm sau PT 6 tháng.

3.1.2.5. Xét nghiệm sinh hóa máu:

Bảng 3.10. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu

Chỉ số Bình thường Bệnh lý Tổng n % n % n % Glucose 34 91,1 1 2,9 35 100 Cholesterol 29 82,9 6 17,1 35 100 Triglycerid 24 68,6 11 31,4 35 100 Acid uric 33 94,3 2 5,7 35 100 Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu, có 1 BN tăng đường máu 2,9%, rối loạn mỡ máu Cholesterol 17,1%, Triglycerid 31,4%.

3.1.3. Tình trạng RLCD trước và sau PT HNĐ trước do chấn thương:

3.1.3.1. Tình trạng cương dương trước phẫu thuật:

Bảng 3.11. Tình trạng cương dương trước phẫu thuật

Phân độ RLCD Số bệnh nhân Tỷ lệ % Không RLCD 26 74,3 RLCD nhẹ 7 20,0 RLCD trung bình 2 5,7 RLCD nặng 0 0,0 Tổng 35 100 Nhận xét:

Trước phẫu thuật (sau tai nạn)

• BN cương dương bình thường 74,3%.

• Rối loạn cương dương trung bình 5,7%.

• RLCD nặng 0% .

3.1.2.2. Tình trạng cương dương sau PT 3 tháng:

Bảng 3.12. Tình trạng cương dương sau PT 3 tháng

Phân độ RLCD Số bệnh nhân Tỷ lệ % Không RLCD 23 65,7 RLCD nhẹ 3 8,6 RLCD trung bình 9 25,7 RLCD nặng 0 0,0 Tổng 35 100 Nhận xét:

Ở thời điểm 3 tháng sau PT.

• RLCD nhẹ 8,6%.

• RLCD trung bình tăng lên 25,7%.

• RLCD nặng 0%.

3.1.2.3. Tình trạng cương dương sau PT 6 tháng:

Bảng 3.13. Tình trạng cương dương sau PT 6 tháng

Phân độ RLCD Số bệnh nhân Tỷ lệ % Không RLCD 32 91,4 RLCD nhẹ 3 8,6 RLCD trung bình 0 0,0 RLCD nặng 0 0,0 Tổng 35 100 Nhận xét:

Ở thời điểm 6 tháng sau PT.

• Số BN không rối loạn cương đã tăng lên 91,4%

• RLCD nhẹ 8,6%

• RLCD trung bình và nặng 0%.

Bảng 3.14: Tình trạng cương dương sau PT 1 năm Phân độ RLCD Số bệnh nhân Tỷ lệ % Không RLCD 34 97,1 RLCD nhẹ 1 2,9 RLCD trung bình 0 0,0 RLCD nặng 0 0,0 Tổng 35 100 Nhận xét:

Thời điểm sau phẫu thuật 1 năm, đa phần bệnh nhân đã phục hồi, không rối loạn cương dương chiếm 97,1%, còn 1 bệnh nhân RLCD nhẹ chiếm 2,9%.

3.1.2.5. Tình trạng rối loạn cương trước và sau PT:

Biểu đồ 3.5. Tình trạng rối loạn cương trước và sau PT.

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy BN không RLCD ở thời điểm trước PT 74,3%, sau PT 3 tháng giảm còn 65,7%, sau đó tăng cao sau PT 6 tháng

chiếm 91,4% và 1 năm là 97,1%. Tình trạng RLCD trước PT 25,7%, sau PT 3 tháng tăng lên 34,3%, sau PT 6 tháng giảm xuống còn 8,6% và sau 1 năm còn 2,9%.

3.1.4. So sánh tình trạng RLCD trước và sau PT: (so sánh cặp T - Test)

3.1.4.1. So sánh RLCD trước và sau PT 3 tháng:

Bảng 3.15. So sánh RLCD trước và sau PT 3 tháng

IIEF Min Max sd P

Trước PT (1) 14 24 22,05 2,60 P1-2 < 0.001

Sau PT 3 tháng (2) 9 23 20,04 4,34

Nhận xét:

Điểm IIEF trung bình trước PT là 22,05 ± 2,6 cao hơn sau PT 3 tháng là 20,04 ± 4,34. Sự thay đổi điểm IIEF trước và sau PT 3 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.1.4.2. So sánh RLCD trước và sau PT 6 tháng:

Bảng 3.16. So sánh RLCD trước và sau PT 6 tháng

IIEF Min Max sd P

Trước PT (1) 14 24 22,05 2,60 P1-3 = 0.017

Sau PT 6 tháng (3) 17 25 22,74 1,68

Nhận xét:

Điểm IIEF trung bình sau PT 6 tháng là 22,74 ± 1,68 cao hơn trước PT là 22,05 ± 2,6. Sự thay đổi điểm IIEF trước và sau PT 6 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.1.4.3. So sánh RLCD trước và sau PT 1 năm:

Bảng 3.17. So sánh RLCD trước và sau PT 1 năm

IIEF Min Max sd P

Sau PT 1 năm (4) 19 25 23,85 1,19

Nhận xét:

Điểm IIEF trung bình sau PT 1 năm là 23,85 ± 1,19 cao hơn trước PT là 22,05 ± 2,6. Sự thay đổi điểm IIEF trước và sau PT 1 năm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.1.4.4. So sánh RLCD sau PT 3 tháng và 1 năm:

Bảng 3.18. So sánh RLCD sau PT 3 tháng và 1 năm

IIEF Min Max sd P

Sau PT 3 tháng 9 23 20,04 4,34 P2-4 < 0.001

Sau PT 1 năm 19 25 23,85 1,19

Nhận xét:

Điểm IIEF trung bình sau PT 1 năm là 23,85 ± 1,19 cao hơn sau PT 3 tháng là 20,04 ± 4,34. Sự thay đổi điểm IIEF sau PT 3 tháng và 1 năm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Biểu đồ 3.6. So sánh RLCD trước và sau PT

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu ở 35 BN PT HNĐ trước do chấn thương có điểm IIEF trung bình trước PT 22,05 điểm, sau PT 3 tháng giảm xuống 20,02 điểm, sau 6 tháng tăng lên 22,74 điểm và sau 1 năm là 23,85 điểm.

3.2. Một số yếu tố liên quan đến RLCD ở bệnh nhân PT HNĐ trước do chấn thương:

3.2.1. Liên quan vị trí NĐ hẹp với tình trạng RLCD:

Bảng 3.19. Liên quan vị trí NĐ hẹp với tình trạng RLCD

NĐ hành, NĐ dương vật với điểm IIEF r p

Trước PT -0,369 0,029

Sau PT 3 tháng -0,444 0,008

Nhận xét:

Tổng số nghiên cứu cặp tương quan 35 BN. Ở thời điểm trước và sau PT 3 tháng, RLC do HNĐ hành cao hơn do HNĐ dương vật có tương quan nghịch biến, với mức ý nghĩa p < 0,05.

3.2.2. Liên qua thời điểm PT sau chấn thương với tình trạng RLCD:Bảng 3.20. Liên quan thời điểm PT sau CT với tình trạng RLCD Bảng 3.20. Liên quan thời điểm PT sau CT với tình trạng RLCD

Thời điểm PT với điểm IIEF r p

Trước PT 0,126 0,471

Sau PT 3 tháng 0,136 0,435

Sau PT 6 tháng 0,028 0,872

Sau PT 1 năm 0,156 0,371

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai biến thời điểm PT và RLCD không có tương quan với nhau ở các thời điểm theo dõi, với p > 0,05.

3.2.3. Liên quan tiền sử PT HNĐ trước với tình trạng RLC:

Bảng 3.21. Liên quan giữa tiền sử PT NĐ trước với tình trạng RLCD

Tiền sử PT với điểm IIEF r p

Trước PT - 0,513 0,002

Sau PT 3 tháng -0,587 <0,001

Nhận xét:

Tổng số 35 cặp tương quan, yếu tố tiền sử PT có tương quan nghịch biến, chặt chẽ với tình trạng RLCD ở thời điểm trước và sau PT 3 tháng, với mức ý nghĩa p = < 0,05.

3.2.4. Liên quan phương pháp PT với tình trạng RLCD:

Bảng 3.22. Liên quan phương pháp PT với tình trạng RLCD

Phương pháp PT với

điểm IIEF r p Trước PT 0,45 0,799 Sau PT 3 tháng 0,08 0,648 Sau PT 6 tháng 0,12 0,491 Sau PT 1 năm 0,122 0,486 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai biến phương pháp PT và RLC không có tương quan với nhau ở các thời điểm theo dõi, với p > 0,05.

3.2.5. Liên quan chiều dài đoạn NĐH với tình trạng RLCD:

Bảng 3.23. Liên quan chiều dài đoạn NĐH với tình trạng RLCD

Chiều dài NĐH với điểm IIEF r p

Trước PT -0,012 0,94

Sau PT 6 tháng 0,074 0,67

Sau PT 1 năm 0,132 0,45

Nhận xét:

Chiều dài đoạn NĐH không tương quan với tình trạng RLCD, với p > 0,05 ở các thời điểm theo dõi.

3.2.6. Liên quan tuổi với tình trạng rối loạn cương:

Bảng 3.24. Liên quan tuổi với tình trạng RLCD

Một phần của tài liệu Đánh giá rối loạn cương dương ở bệnh nhân phẫu thuật hẹp niệu đạo trước do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2010 - 12/2014 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w