Lộ trình mở cửa hội nhập thị trờng vốn Việt nam đến 2020:

Một phần của tài liệu Tác động của việc mở cửa thị trường vốn đến nền kinh tế các nước đang phát triển và Bài học cho Việt nam (Trang 59 - 62)

II, Bài học về điều kiện đảm bảo mở cửa an toàn hội nhập thị trờng vốn:

1, Lộ trình mở cửa hội nhập thị trờng vốn Việt nam đến 2020:

Dựa trên những điều kiện và nguyên tắc xác định trong mục II, luận án xin mạnh dạn đa ra một lộ trình mở cửa hội nhập thị trờng vốn Việt nam. Lộ trình này thực hiện trên cơ sở quan điểm chiến lợc: mở cửa có chọn lọc và mang tính cơ hội. Quá trình mở cửa cũng tuân thủ những cam kết, thoả thuận của Việt nam trong hội nhập khu vực và tiến tới hội nhập toàn cầu.

Lộ trình mở cửa hội nhập thị trờng vốn Việt nam đến năm 2020 có thể đợc chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đợc tính từ nay đến năm 2010 với nội dung cơ bản là thực hiện từng bớc xây dựng và hoàn thiện thị trờng vốn Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và tạo tiền đề cần thiết cho hội nhập toàn cầu. Mục tiêu đến năm 2010 là mở cửa hội nhập hoàn toàn vào thị trờng vốn ASEAN. Giai đoạn 2 đợc xác định từ năm 2011 đến 2020 với nội dung là tiếp tục nâng cao chất lợng hội nhập khu vực và bắt đầu tham gia hội nhập sâu vào thị trờng vốn toàn cầu. Kết thúc giai đoạn 2, mục tiêu cần đạt đợc là Việt nam về cơ bản đã hội nhập một cách an toàn, bền vững và có chất lợng vào thị trờng vốn khu vực và thế giới.

Giai đoạn 1: từ nay đến năm 2010.

+ Đến năm 2005:

- Tiếp tục phát triển thị trờng chứng khoán Việt nam. Tăng quy

mô và chất lợng hoạt động của thị trờng. Phấn đấu đến năm 2005, quy mô thị trờng phải đạt từ 6 đến 7% GDP và bắt đầu trở thành một trong những kênh huy động vốn dài hạn của nền kinh tế. Tiếp tục củng cố, ổn định, nâng cấp, hiện đại hoá thị trờng giao dịch tập trung, hoàn thiện công tác quản lý và giám sát thị trờng. áp dụng một số công cụ kiểm soát vốn (dự trữ bắt buộc, thuế...). Tăng cờng kiểm soát dòng vốn chảy ra. Tự do hoá đầu t trực tiếp nớc ngoài.

- Củng cố, phát triển các tổ chức tài chính và các tổ chức phụ trợ. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về chứng khoán, tài chính, ngân hàng. Sửa đổi luật đầu t nớc ngoài, cho phép thành lập công ty cổ phần nớc ngoài tại Việt nam, thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài. Ban hành mới và hoàn thiện các quy định về thuế và quản lý ngoại hối theo hớng khuyến khích các nhà đầu t nớc ngoài mua chứng khoán tại Việt nam.

- Thành lập một số quỹ đầu t chứng khoán. Khuyến khích các nhà đầu t nớc ngoài mua chứng khoán gián tiếp qua các quỹ đầu t chứng khoán thành lập tại Việt nam. Mở rộng mức quy định nhà đầu t nớc ngoài có thể mua đến 30% số cổ phiếu của một tổ chức phát hành.

- Thí điểm phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn trên thị trờng quốc tế..

- Tăng cờng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Tự do hoá lãi suất. Tái cơ cấu ngân hàng.

- Thành lập Sở giao dịch chứng khoán tại Việt nam. + Từ năm 2006 đến năm 2010:

- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán tại Việt nam. Quy mô của giá trị thị trờng đạt từ 10 đến 15% GDP. Cho phép một số tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty nếu có nhu cầu có thể phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trờng vốn toàn cầu. Cho phép phát triển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nớc thành một cơ quan ngang bộ.

- Cho phép các quỹ đầu t chứng khoán huy động vốn rộng rãi trên thị trờng vốn quốc tế. Khuyến khích các quỹ đầu t nớc ngoài hoạt động tại Việt nam.

- Bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự quản lý của Nhà nớc. Tự do hoá lãi suất. Hạn chế kiểm soát vốn ngắn hạn, bắt đầu nới lỏng kiểm soát dòng vốn ra. Hoàn thiện hoạt động thị trờng mở, phát triển thị trờng ngoại hối.

- Thúc đẩy tự do hoá thơng mại. Hoàn thành tự do hoá thơng mại trong khu vực ASEAN. Tạo cơ sở tiền đề vững chắc cho tự do hoá thơng mại toàn cầu.

- Tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thành về cơ bản doanh nghiệp nhà nớc. Hiện đại hoá và mở cửa sâu hơn hoạt động của các ngân hàng thơng mại. Ban hành Luật về Chứng khoán và Thị trờng chứng khoán. Mở rộng lĩnh vực mà nhà đầu t nớc ngoài có thể mua chứng khoán. Luật hoá các quy định có liên quan đến hoạt động đầu t chứng khoán của ngời nớc ngoài.

Giai đoạn 2: từ năm 2010 đến năm 2020

+ Từ 2010 đến 2015:

- Cho phép các tổ chức và cá nhân nhà đầu t nớc ngoài mua đến 40% số cổ phiếu của một tổ chức phát hành tại Việt nam. Các quỹ đầu t và công ty chứng khoán nớc ngoài có thể thành lập và hoạt động tại Việt nam. Tăng quy mô của thị trờng chứng khoán, phấn đấu quy mô giá trị giao dịch trên thị trờng đạt từ 20-25% GDP.

- Tiến hành mở cửa sâu hơn, đa dạng hơn các dịch vụ tài chính. Các công ty chứng khoán, các ngân hàng thơng mại và các định chế tài chính Việt nam có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Các tổ chức tài chính khu vực có thể hoạt động nghiệp vụ tại Việt nam.

- áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Nới lỏng hơn nữa kiểm soát vốn ngắn hạn. Chủ yếu áp dụng các công cụ điều tiết gián tiếp. Hoàn thiện hoạt động của thị trờng ngoại hối.

- Phấn đấu có một số công ty trong nớc niêm yết cổ phiếu trên một số thị trờng chứng khoán quốc tế. Cho phép các chứng khoán khu vực niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt nam.

- Đẩy mạnh tự do hoá thơng mại toàn cầu. Thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực đầu t và dịch vụ. Tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt nam.

+ Từ 2016 đến 2020:

- Quy mô giá trị giao dịch của thị trờng chứng khoán phấn đấu đạt từ 30 đến 40% GDP. Giao dịch không dùng tiền mặt trở thành phổ biến. Đầu t của các chủ thể nớc ngoài chiếm khoảng 35 đến 40%.

- Cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Nới lỏng kiểm soát vốn đối với cả dòng vốn chảy vào và dòng vốn chảy ra. Sử dụng hết sức ít các công cụ kiểm soát vốn. Các công cụ quản lý gián tiếp vẫn đợc sử dụng với độ linh hoạt cao.

- Hội nhập có chất lợng các dịch vụ tài chính. Đẩy mạnh và hoàn thành tự do hoá thơng mại.

- Niêm yết các chứng khoán của Việt nam trên một số thị trờng chứng khoán thế giới, cho phép các chứng khoán thế giới có thể niêm yết tại Việt nam. Hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trờng chứng khoán theo tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cờng năng lực điều hành các chính sách vĩ mô, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, đúng định hớng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tác động của việc mở cửa thị trường vốn đến nền kinh tế các nước đang phát triển và Bài học cho Việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w