Từ kết quả khảo sát khảnăng hấp phụ của vật liệu laterit sau khi đã hoạt hóa trong axit và ngâm tẩm với nhôm clorua ở hai phần trên chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng
44 hấp phụ florua của vật liệu được hoạt hóa đồng thời trong cả hai điều kiện với mong muốn tìm ra những điều kiện tối ưu để biến tính vật liệu laterit thô.
Lấy 10 gam laterit thô ngâm trong 20 ml dung dịch HCl 1M lắc trong 2 giờ. Sau đó, cho 50 ml dung dịch Al3+ có nồng độ khác nhau (1%, 5%, 10%, 20%), lắc trong 4 giờ. Cuối cùng, đem lọc và sấy khô ở nhiệt độ 1000C ta thu được vật liệu đã hoạt hóa axit và ngâm tẩm với nhôm clorua.
Tiến hành hấp phụ 50 ml florua có nồng độ ban đầu là 10mg/l trong 1 gam vật liệu laterit đã được hoạt hóa trong axit và ngâm tẩm với Al3+ở các nồng độ khác nhau. Kết quả thực nghiệm thu được ở bảng 3.9:
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát khảnăng hấp phụ florua của vật liệu hoạt hóa trong axit và ngâm tẩm với Al3+ C0 (mg/L) Ct (mg/L) q(mg/g) 0 10 4,56 0,19 Al3+ (1%) 10 3,55 0,32 Al3+(5%) 10 3,25 0,34 Al3+(10%) 10 3,44 0,33 Al3+(20%) 10 3,51 0,32
45
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh tải trọng hấp phụ cực đại của laterit khi hoạt hóa trong HCl1M và ngâm tẩm Al3+ở các nồng độ khác nhau
Từ bảng khảo sát 3.9 và biểu đồ so sảnh hình 3.8 trên ta thấy vật liệu laterit được hoạt hóa trong axit và ngâm tẩm với nhôm clorua có tải trọng hấp phụ tốt hơn (0,34 mg/g) so với hai vật liệu biến tính trong axit (0,24 mg/g) hoặc trong nhôm clorua (0,28 mg/g). Do vậy chúng tôi chọn hoạt hóa trong axit HCl 1M và ngâm tẩm với Al3+ 5% là điều kiện tối ưu để biến tính vật liệu laterit. Vật liệu này được ký hiệu là M2.