CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Lên men thu nhận GABA (gamaamino Butyric axit) từ bột hạt bụp giấm bởi Lactobacillus acidophillus (Trang 49 - 51)

4.1 Kết luận

Dựa trên các kết quả thu nhận được, qui trình lên men tổng hợp GABA từ hạt bụp giấm bằng Lactobacillus acidophilus được đề xuất như sau:

49

Dịch lên men có chứa GABA

Lactobacillus acidophilus 15% (v/v) Saccharose 15% (w/w) Nước Tỷ lệ 1:10 (w/v) Lên men (38 °C, 24h) Tiệt trùng Chỉnh pH 6.4 Lọc bỏ vỏ Xay nghiền 2 Tách béo Xay nghiền 1 Hạt bụp giấm Bã

Hàm lượng GABA tạo thành phụ thuộc vào quá trình xử lý nguyên liệu: ảnh hưởng của vỏ và ảnh hưởng của chất béo trong nguyên liệu; phụ thuộc vào điều kiện lên men như: pH ban đầu của dịch lên men, nhiệt độ lên men, tỷ lệ giống cấy, hàm lượng đường bổ sung và thời gian lên men.

pH ban đầu của dịch lên men, tỷ lệ giống cấy và nhiệt độ lên men tối ưu tương ứng là: 6.69; 15.66% (% v/v) và 38 °C. Theo các điều kiện lên men được chọn, GABA được sản xuất nhanh chóng tại 24 giờ đầu tiên và giảm nhanh sau khi đó. Nồng độ GABA cao nhất đạt 1.27 g/100 ml.

Như vậy, đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả cho quá trình sản xuất GABA. Kết quả cho thấy rằng Lactobacillus acidophilus có tiềm năng ứng dụng trong quá trình lên men để tổng hợp GABA. Đồng thời hạt bụp giấm cũng là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho quá trình này.

4.2 Kiến nghị

pH của dịch lên men thay đổi trong quá trình lên men, do đó sẽ làm thay đổi giá trị pH được chỉnh ban đầu. pH của môi trường nên được điều chỉnh kịp thời trong quá trình lên men bằng các loại dung dịch đệm để duy trì pH tối ưu.

Bổ sung glutamate, là tiền chất của GABA, giúp thúc đẩy quá trình lên men tạo thành GABA. Tuy nhiên cần cân nhắc tính kinh tế.

Một phần của tài liệu Lên men thu nhận GABA (gamaamino Butyric axit) từ bột hạt bụp giấm bởi Lactobacillus acidophillus (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w