và thông tin đầy đủ.
Việt Nam hiện đã là thành viên chính thức của WTO, điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự điều chỉnh nhất định về các chính sách, tiêu chuẩn sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo lợi ích của dân tộc. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách để phát triển ngành cà phê cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Trong điều kiện hội nhập để ngành cà phê Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường thế giới thì hệ thống chính sách cũng cần hết sức linh hoạt. Để thực hiện giải pháp này cần làm những công việc sau:
Khuyến khích xuất khẩu cà phê Arabica và các sản phẩm cà phê đã qua chế biến
như cà phê bột, cà phê hòa tan...
Áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn mới cho cà phê đối với tất cả các doanh nghiệp.
Đối với nông dân trồng cà phê nên có chính sách tín dụng phù hợp để khuyến
khích người dân mở rộng diện tích trồng và thâm canh như: Cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua giống, phân bón, cải tạo vườn; Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất, bảo hiểm mặt hàng cà phê xuất khẩu. Hỗ trợ thông qua giá bán vật tư, nhà nước có thể bán các vật tư với giá thấp hơn so với thị trường phục vụ cho quá trình sản xuất.
Nhà nước nên khuyến khích các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp
sản xuất và người nông dân vay vốn đầu tư cho việc trồng và chế biến cà phê
Nguồn vốn để hỗ trợ nói trên có thể lấy từ ngân sách nhà nước hoặc do các quỹ
hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì bảo hộ đang là xu hướng phải loại bỏ, chính vì vậy nhà nước khi hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như người dân cần hêt sức lưu ý điều này. Mức độ hỗ trợ cũng cần phải
hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng cách cung cấp vốn vì như vậy rất dễ có thể bị coi là bảo hộ sản xuất, điều này gây nhiều bất lợi cho việc xuất khẩu cà phê.