Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên (Trang 29)

Ngành chăn nuôi thế giới đã và đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là các nước phát triển Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Hà Lan,

Đức... Theo tài liệu của FAO (dẫn theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, 2014) công bố, đến năm 2013, Thế giới có 23.928,55 triệu gia cầm, trong đó gà là chủ yếu (21.744,60 triệu con), vịt có 1.335,312 triệu con, gà tây có 459,419 triệu con và ngỗng là 389,456 triệu con.

Châu Á có số lượng gia cầm nhiều nhất thế giới 13.942,577 triệu con, chiếm 58,27% toàn thế giới, ít nhất là Châu Phi, chỉ có 1.901,061 triệu con, chiếm 7,94% của thế giới.

Việc đưa các giống gà siêu thịt như Hybro (Bv85 - Hà Lan), AA (Abor Acres), Avian (Mỹ), Lohmanm meat (Đức), Isa 30MPK (Pháp) và các giống gà hướng trứng như Goldine 54 (Hà Lan), Leghor (Ý), Isa Brown (Pháp)…Các giống gà kiêm dụng như: Tam Hoàng, Lương Phượng (Trung Quốc), Sasso (Pháp), Kabir (Israel)… vào thâm canh đã đưa năng suất chăn nuôi lên rất cao. Đi cùng với đó là nghiên cứu cải tiến con giống, dinh dưỡng để không ngừng nâng cao, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Sau những thành tựu về năng suất, một số nước trên thế giới đã có xu hướng sử dụng sản phẩm gia cầm có mùi vị thơm ngon đặc trưng được tạo ta từ những giống gà có nguồn gốc tự nhiên, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của nước ta.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gà Isa brown giai đoạn 0 - 17 tuần tuổi.

- Mùa vụ: Vụđông năm 2014 và vụ xuân năm 2015

3.2. Địa điểm, thời gian

- Tại trại gà nhà ông Nguyễn Hồng Long xã Khe Mo - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên.

- Từ ngày: 12/2014 - 05/2015.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ tới khả năng sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Thc hin đúng quy trình chăn nuôi đã đề ra ca tri

- Về giống: Đảm bảo đều là giống gà Isa brown nuôi từ 1 ngày tuổi đều đạt loại 1.

Chọn những con khỏe mạnh, chân vững chắc, nhanh nhẹn, ngón chân không bị tật, mắt tròn, sáng, lông mọc đều, bóng, khô và sạch, mỏ lành lặn, không bị vẹo, rốn khô, khép kín, bụng thon mềm.

- Về thức ăn: Căn cứ vào nhu cầu của gà đẻ trứng thương phẩm, dựa vào tiêu chuẩn hướng dẫn của hãng sản xuất, thực hiện lên khẩu phần cho gà Isa brown theo từng giai đoạn.

- Về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Đảm bảo tỷ lệ nuôi sống, sức sản xuất và tốc độ tăng khối lượng của chúng tôi thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng hướng dẫn của trại.

- Chế độ chiếu sáng: thực hiện theo đúng hướng dẫn của hãng gà ISA brown.

- Công tác thú y:

Tiến hành lịch tiêm phòng định kì cho đàn gà

Sử dụng thuốc phòng cho đàn gà. Thuốc phòng chủ yếu là các bệnh: Cầu trùng, Bạch ly, đường ruột, Hen, Nấm phổi. Ngoài ra còn sử dụng một số loại

thuốc tăng lực.

Thường xuyên quan sát đàn gà, phát hiện gà ốm để có chế độ các ly, điều trị kịp thời, tránh dịch bệnh xảy ra.

Bảng 3.1. Thời gian chiếu sáng cho gà

Tuần tuổi Thời gian chiếu sáng (h) Cường độ chiếu sáng (w/m²) 0 - 2 23 4 3 - 4 22 3 5 - 7 17 3 8 - 10 14 2 11 - 13 11 2 14 - 18 8 1

(Công ty TNHH đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công [3])

3.4.2. Phương pháp b trí thí nghim

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Lô I – vụ đông Lô II – vụ xuân

Giống Isa brown Isa brown

Số lượng gà (gà/chuồng) 1000 1000

Tuổi gà thí nghiệm(tuần) 0-17

Thức ăn Dabaco

Mùa vụ Đông Xuân

Thức ăn Dabaco Dabaco

Gà thí nghiệm được theo dõi làm 2 lô tương ứng với 2 mùa vụ, mỗi lô một chuồng có thiết kế và diện tích như nhau, lô I: 1000 gà, lô II: 1000 gà, lô II cách lô I là 2 tháng, cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, công tác về thú y, phương thức nuôi như nhau.

Cân gà vào mỗi buổi sáng thứ 6 hàng tuần (ngày nhập gà), trước khi cho gà ăn, luôn đảm bảo cùng một người cân, sử dụng một loại cân.

Thức ăn cho gà do công ty Dabaco cung cấp từ lúc nhập gà đến hết 17 tuần tuổi.

- Nhiệt độ: Các lô thí nghiệm được che chắn và có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 − 10 ngày tuổi dưới chụp sưởi là từ 30 − 33°C.

- Máng ăn máng uống: Giai đoạn 1 − 10 ngày tuổi sử dụng khay ăn: khay ăn tiêu chuẩn 60 × 70 × 3 cm dùng cho gà 100 gà và cho uống bằng máng gallon (50 con/ máng). Giai đoạn 14 ngày tuổi trởđi thay bằng khay ăn treo tròn với 2 cm/gà và từ 28 ngày trởđi cho uống bằng máng uống gà với 1 cm/gà.

Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm Dinh dưỡng Giai đoạn 1 (1 – 14 ngày) D1 Giai đoạn 2 (15 – 36 ngày) D56 Giai đoạn 3 (37 – trên 70 ngày) D57 Năng lượng trao đổi (kcal /kg) 2,85 2,9 2,95 Protein tối thiểu (%) 20 18 16 Ca (%) 0,9 – 1,2 1,14 – 1,4 0,87 – 1,2 Pav (%) 0,32 – 0,4 0,47 – 0,59 0,47 – 0,59 Xơ (%) 4 4,9 5,0 Lysine (%) 1,08 – 1,32 0,97 – 1,19 0,86 – 1,05 Độẩm (%) 13 13 13

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

Tỷ lệ nuôi sống

Hàng tuần cân, theo dõi chặt chẽ và ghi chép đầy đủ số lượng gà còn lại và số lượng gà chết, từđó tính tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi theo công thức sau:

Tỷ lệ sống (%) = ∑ Số gà nuôi cuối kỳ

∑ Số gà nuôi đầu kỳ x 100 • Khả năng sinh trưởng của đàn gà

- Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy: Cân gà trước khi đưa vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần, thời gian vào buổi sáng sớm trước lúc cho gà ăn. Quây ngẫu nhiên 50 - 60 con, dùng cân có độ chính xác cao, cân từng con gà có trong quây. Từ lúc mới nởđến 3 tuần tuổi dùng cân có độ chính xác 0,1gam. Từ tuần thứ 4 trở đi gà thí nghiệm được cân bằng cân có độ chính xác 2 - 5 gam.

Tỷ lệ đồng đều và kỹ thuật điều chỉnh

Tỷ lệđồng đều được dùng đểđánh giá chất lượng đàn giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Trong chăn nuôi gà hậu bị, do cho ăn hạn chế, gà luôn bị đói nên chúng thường tranh nhau ăn, hậu quả là đàn gà không đồng đều. Đàn gà không đồng đều còn có thể do chất lượng đàn giống thấp, độ phân ly khối lượng cao.

Để tính độđồng đều, người ta thường xác định khoảng đồng đều (H) H= x ± 10 % x

Nếu một đàn gia cầm mà số cá thể có khối lượng nằm trong khoảng đồng đều H đạt:

>80 % rất tốt 70 – 80 % tốt

60 – 69 % trung bình <60 % kém

Tiêu tốn thức ăn cho gà thí nghiệm

Hàng tuần, sau khi cân gà, tính toán lượng thức ăn tuần tiếp theo của gà dựa vào tiêu chuẩn ăn và khối lượng thực tế của đàn gà. Theo dõi và ghi chép cẩn thận lượng thức ăn sử dụng của đàn gà và tình hình sử dụng thức ăn để có biện pháp giải quyết cho tuần tiếp theo.

3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) và Microsoft Excel, phần mềm Minitab 1.4 với các tham số sau:

- Số trung bình cộng: X

- Sai số trung bình: mx

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác ging

Do cơ sở là nông hộ nuôi gia công gà cho công ty Dabaco, nên công tác chọn giống chủ yếu do cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 35 - 40 gam.

4.1.2. Công tác chăn nuôi

Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của trại, trên cơ sởđó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã thực hiện công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:

Trực tiếp lao động và làm các công việc của trại.

Tham gia vệ sinh phòng trừ dịch bệnh bằng phương pháp tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gà tại trại, vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi.

Luôn chấp hành nghiêm túc và tích cực tiếp thu ý kiến của thầy, cô giáo hướng dẫn, tranh thủ thời gian tiếp xúc với thực tế để nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên ngành hơn nữa.

Phổ biến và vận động áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi, các phương pháp phòng và điều trị bệnh tiên tiến đúng kỹ thuật đối với một số bệnh ở gà, nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững khoa học.

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau:

- Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi gà thịt - Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà

Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa bằng vòi cao áp và phun thuốc sát trùng Benkocid 30 %, với nồng độ 50 ml/20 lít nước, 1

lít dung dịch phun cho 4 m2. Sau khi vệ sinh sát trùng chuồng nuôi được khoá kín lại, kéo bạt và hệ thống rèm kín.

Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quay úm, bình pha thuốc,… đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch được phun sát trùng trước khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi trước khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động được, có hệ thống đèn chiếu sáng và đèn sưởi, có hệ thống quạt mát để chống nóng.

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và tùy từng loại gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.

Tại trại nuôi gà hậu bị Isa brown, gà hướng trứng và quy trình chăm sóc được tiến hành tuần tự như sau:

- Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chuồng nuôi chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha B.complex + vitamin C + đường glucoza 5 % cho gà uống hết lượt sau 2 – 3 h mới cho gà ăn bằng máng.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ trong quây là 33 – 35 0C. Từ 3 - 6 ngày tuổi cần nhiệt độ cần thiết là 30 0C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi đến khi thích hợp. Thường xuyên theo dõi đàn gà: Nếu gà tập trung đông, tụ đống gần lò sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt, cần tăng nhiệt độ lò. Còn gà tách xa lò sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp. Chỉ khi nào thấy gà tản đều khi đó là nhiệt độ phù hợp. Máng ăn, máng uống đều được điều chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.

- Giai đoạn hậu bị: Gà nuôi sinh sản từ 6 - 18 tuần tuổi, giai đoạn này lượng thức ăn cho gà được xác định trong khẩu phần ăn theo các giai đoạn khác nhau

(giai đoạn 6 - 10 tuần tuổi và từ 10 - 18 tuần tuổi). Ở giai đoạn này cho ăn khống chế có thể dùng 1 trong 2 phương pháp: Là cho gà 2 ngày ăn 1 ngày nhịn hoặc ngày nào cũng cho ăn theo khẩu phần khống chế. Khẩu phần ăn được xác định tùy theo khối lượng cơ thể gà gầy hay béo mà điều chỉnh phù hợp. Ngày cho ăn 2 lần để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho đàn gà. Khi phân phối thức ăn vào máng thì trong vòng 5 phút tất cả các máng đều có thức ăn. Máng gà cho giai đoạn này cần treo cao cho gờ miệng máng luôn ngang với diều gà để tránh rơi vãi thức ăn, không khống chế nước uống.

Công tác quản lý đàn gà giai đoạn hậu bị: Hàng ngày theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của đàn gà. Khi phát hiện gà có triệu chứng, biểu hiện bệnh, tiến hành theo dõi, kiểm tra chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời cho đàn gà. Trong quá trình nuôi dưỡng tiến hành tiêm chủng các loại vắc- xin cho gà theo đúng lịch phòng bệnh theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi đã quy định, thường xuyên kiểm tra và tiến hành cân khối lượng gà hàng tuần, thực hiện nghiêm ngặt chếđộ chiếu sáng về thời gian và cường độ.

Nếu đệm lót ướt ta phải rải thêm trấu vào những chỗ ướt để đệm lót luôn khô, tránh bệnh cho đàn gà.

4.1.3. Công tác thú y

* Công tác phòng bnh cho đàn gà

Phòng vắc-xin cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động bảo đảm an toàn trước dịch bệnh.

Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, gia đình chủ trại thường xuyên quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế, khử trùng máng ăn, máng uống. Trước khi vào chuồng cho gà ăn phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, đi ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe người lao động và phòng bệnh cho gia cầm. Gà nuôi ở trại được sử dụng thuốc phòng bệnh theo lịch trình.

Bảng 4.1. Lịch dùng vắc-xin cho gà Ngày

tuổi Bệnh Phòng Loại vắc xin

Phương pháp dùng

1 Marek Marek Tiêm dưới da

7

Newcastle +IB hướng

thận ND Clone30+IB4/N91 Nhỏ mắt

Newcastle ND (Killed) 12 dose Tiêm dưới da

14

Gumboro LZ228E Nhỏ miệng

Cầu trùng Coccivac D Nhỏ miệng

Cúm gia cầm H5N1 hoặc H5N2 Tiêm dưới da

21 Gumboro GumboroD78 Uống

28

Đậu gà FP (AE + POX) Đâm màng

cánh Sưng phù đầu Coryza Coryza (Haemovac) 1dose + Gentamycin 8 mg/1kg TT Tiêm bắp 42

Newcastle ND (Killed) 1 dose Tiêm dưới da

Newcastle + Viêm

PQTN ND +IB (Clone30 + Ma5) Nhỏ mắt

56

Viêm TKQTN ILT Injections Laryngral

Disease

Nhỏ mũi

Cúm gia cầm H5N1 Tiêm dưới da

98

Newcastle + Viêm

PQTN ND + IB Nhỏ mắt

Sưng phù đầu Coryza Coryza Tiêm bắp

Newcastle + Viêm PQTN + Hội chứng giảm đẻ

ND + IB + EDS Tiêm bắp

* Chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại trại gà hậu bị, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

Bệnh Bạch lỵ ở gà con

Trong quá trình nuôi dưỡng đàn gà tôi thấy ở giai đoạn úm có một số gà con có biểu hiện sau: Mệt mỏi ủ rũ bỏ ăn, gà con tụ lại từng đám, phân tiêu chảy có màu trắng, phân dính bết quanh lỗ huyệt. Tiến hành mổ khám thấy gan, phổi sưng, có nhiều điểm hoại tử màu trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết. Qua những triệu trứng và biểu hiện bệnh tích trên tôi chẩn đoán đây là bệnh Bạch lỵ gà con và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên (Trang 29)