Đặc điểm của phương thức nuôi chuồng kín

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên (Trang 26 - 27)

Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín là một giải pháp góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa. Ðây là phương thức chăn nuôi tiên tiến đang được ứng dụng tại nhiều địa phương trong nước trong đó có tỉnh Thái Nguyên.

Ðây là một loại chuồng kiên cố, xây bê-tông, khung sắt, có mái bằng tấm lợp pờ rô xi măng chống mưa, không bị dột xuống nền hay tường cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, chuồng thiết kế 2 tầng.

Đối với kiểu chuồng kín, nguyên tắc vệ sinh để nuôi gà cũng giống như kiểu chuồng hở, có cái khác là chuồng kín được thiết kế bít kín, chỉ có một cửa ra vào bên trong chuồng, đầu chuồng có hệ thống làm mát bằng hệ thống giàn mát, qua những lớp tấm lưới nhuyễn che chắn theo chiều đứng với một góc nghiêng, cuối chuồng có gắn 4-6 cái quạt lớn để hút hơi nóng từ trong chuồng ra và đưa hơi nước từ bên ngoài vào để giữ cho nhiệt độ chuồng gà ổn định ở 28- 29 . Trong chuồng có hệ thống máng uống tự động, máng ăn được treo dây có nút để kéo lên hạ xuống phù hợp với tuổi của gà. Trong chuồng mỗi tầng được chia làm 4 ô, mỗi ô được ngăn cách nhau bởi lưới B40 để tránh gà nhảy lẫn các ô với nhau. Nền chuồng được xây bằng nền xi măng, nền được trải bằng lớp trấu dầy khoảng 15cm.

Ưu điểm của chuồng kín.

- Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... vì thế mà năng suất có thểđạt tối đa.

- Cải tiến tiêu tốn thức ăn. Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 1 thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn, chẳng hạn nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 10 thì nó chỉ cần ăn 110 gr thức ăn ở nhiệt độ 20 (điều kiện trong nhà kín) mà năng suất trứng gà không thay đổi.

- Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối nhiều hay ảnh hưởng lớn từđiều kiện mùa vụ, thời tiết.

- Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà đẻ.

- Dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật.

- Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi. Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà kín thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng.

- Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ;

- Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm:

Kinh phí đầu tư xây dựng chuồng trại ban đầu khá cao, thấp nhất cũng 500 triệu đồng, cao nhất đến hơn một tỷ đồng cho mỗi nhà nuôi 10.000 con gà thịt, gấp từ hai đến năm lần đầu tư chuồng hở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)