D/ CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC KHẢ THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ (Trang 27 - 28)

- Góp vốn liên doanh Các đầu tư dài hạn khác

8. Lợi nhuận chưa phân phố

D/ CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC KHẢ THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ

I/- Tái bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

Thực tế triển khai, tái bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao rủi ro khi giá trị bảo hiểm lớn vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp, muốn đảm bảo khả năng thanh toán khi xảy ra sự kiện bảo hiểm cũng như để bảo toàn vốn thì doanh nghiệp cần tái bảo hiểm để chuyển giao rủi ro sang doanh nghiệp bảo hiểm khác có khả năng tài chính mạnh hơn.

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ các sản phẩm bảo hiểm thương có giá trị rất lớn như niêm kim nhân thọ ( giới hạn số tiền bảo hiểm cao nhất 200 triệu đồng ),bảo hiểm trọn đời ( giới hạn số tiền bảo hiểm cao nhất 700 triệu đồng và thậm chí không giới hạn số tiền bảo hiểm ) thì vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán thông qua hình thức tái bảo hiểm là hết sức cần thiết.

1/- Mục đích của tái bảo hiểm nhân thọ

Một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gốc có nhiều lý do khác nhau ngoài lý do chủ yếu là đảm bảo khả năng thanh toán để thực hiện ký kết hợp đồng tái bảo hiểm nhân thọ cố định. Những lý do đó có thể là bảo vệ trong trường hợp tỷ lệ tử vong thực tế cao, su hỗ trợ về tài chính trong giai đoạn đầu hoạt động, tận dụng sự trợ giúp của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong một số lĩnh vực. Tóm lại thực hiện tái bảo hiểm nhân thọ là nhằm mục tiêu chính là giảm thiểu sự biến động vê bồi thường,chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Vì vậy thông qua hoạt động tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm gốc cố gắng phân loại để giữ lại một tập hợp các rủi ro đồng nhất

Như đã đề cập ở trên, hợp đồng tái bảo hiểm cố định nhằm trợ giúp sự căng thẳng trong bồi thường chi trả bảo hiểm, cùng với khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai nghiệp vụ mới. Doanh nghiệp bảo hiểm gốc chỉ có thể hoàn lại những chi phí ban đầu từ phí thu và đầu tư phí thu trong tương lai kéo dài trong nhiều năm. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhỏ có nhu cầu mở rộng thị phần sẽ kéo theo những khó khăn về tài chính. Những hợp đồng tái bảo hiểm đặc biệt hoặc được thiết kế theo nhu cầu cụ thể có thể trợ giúp giải quyết vấn đề nay. Các điều khoản và điều kiện hợp đồng thay đổi tuỳ vào loại sản phẩm, thậm chí tuỳ theo từng quốc gia. Nhưng doanh nghiệp tái bảo hiểm thường không muốn sử dụng những thoả thuận này để hỗ trợ một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có khả năng tài chính yếu kém.

2/- Phương pháp tái bảo hiểm

Phương pháp tái bảo hiểm được sử dụng phụ thuộc nhiều vào mục đích cụ thể của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong tái bảo hiểm nhân thọ cần quan tâm đến những đặc trưng riêng của các hợp đồng bảo hiểm gốc như thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm…

Về cơ bản một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể lựa chọn một trong hai phương pháp tái bảo hiểm sau: tái bảo hiểm cố định theo tỷ lệ, tái bảo hiểm cố định không theo tỷ lệ. Thông thường tái bảo hiểm cố định theo tỷ lệ áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm cá nhân cụ thể, còn tái bảo hiểm cố định không theo tỷ lệ cung cấp sự bảo vệ đối với một tập hợp rủi ro.

a- Tái bảo hiểm cố định không theo tỷ lệ ( tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm )

Theo phương pháp này, việc phân bổ trách nhiệm giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm đối với mỗi đơn vị rủi ro được bảo hiểm theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền bảo hiểm.

Tái bảo hiểm cố định theo tỷ lệ gồm 2 phương pháp:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ (Trang 27 - 28)