E/ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ (Trang 38 - 43)

- Bộ phận tài chính kế toán

E/ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ

I/- Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo và khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở một số nước trên thế giới

Ở Mỹ, đảm bảo khả năng thanh toán cuả các doanh nghiệp bảo hiểm bao giờ cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của luật pháp về bảo hiểm. Vấn đề khả năng thanh toán của ngành bảo hiểm Mỹ bao giờ cũng mang tính thời sự cấp thiết. Kiểm tra, giám sát các điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo tính rõ ràng, công bằng, sát thực cũng là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động điều chỉnh của Nhà nước.

Điều chỉnh khả năng thanh toán thực chất là điều chỉnh về mặt tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm: kiểm tra, giám sát các yêu cầu về vốn, các quỹ dự phòng, hoạt động đầu tư, kiểm toán, các báo cáo tài chính thường niên. Ngoài ra các vấn đề cần được quan tâm khác như:điều khoản bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm; mẫu hoá đơn chứng từ, hợp đồng bảo hiểm; việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm, xem xét các giấy tờ khiếu nại…

Nếu càng quy định khắt khe về khả năng thanh toán thì càng tác động mạnh đến giá cả sản phẩm bảo hiểm và nhu cầu cua khách hàng Doanh nghiệp bảo hiểm phải nâng phí và nhiều khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ không thực hiện được. Nâng phí cao không phải là biện pháp để đảm bảo khả năng thanh toán, song nếu hạ phí quá thấp thì cũng không thể đảm bảo khả năng thanh toán,do thu không đủ để bù chi và khả năng này còn cao hơn đối với trường hợp nâng phí. Ở một số nước phát triển, điều chỉnh hoạt động bảo hiểm là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách cấp quốc gia hay của bộ, cơ quan ngang bộ.

Ở Thuỵ Điển kiểm tra hoạt động bảo hiểm là nhiệm vụ của thanh tra bảo hiểm( là cơ quan hoạt động độc lập). Thanh tra bảo hiểm phải quán triệt luật pháp và văn bản dưới luật của chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ. Song phán quyết cuối cùng về các vấn đề phức tạp lại thuộc thẩm quyền của chính phủ sau khi tiếp thu ý kiến của thanh tra bảo hiểm.

Ở Đức kiểm tra hoạt động bảo hiểm là chức năng của cục thanh tra bảo hiểm, đứng đầu là cục trưởng. Cục thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Ở các địa phương thì cục chỉ dinh người đại diện có toàn quyền điều chỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ không có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế. Do vậy ở Đức

trong số trên 7.000 doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhỏ thì cấp bang điều chỉnh khoảng 800 doanh nghiệp, chiếm 95% thị phần.

Ở Mỹ, cấp bang có nhiệm vụ điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Luật Maccaren Fezgunsson 1945 đã quy định thẩm quyền cấp bang tức là giao trách nhiệm giám sát điều chỉnh hoạt động bảo hiểm cho từng bang.

Năm 1871 hiệp hội bảo hiểm quốc gia ( National Insurance Association - NIS ) được thành lập ở Mỹ, lãnh đạo hiệp hội là những người đứng đầu các cơ quan bảo hiểm cấp bang. NIS đặc biệt chú ý đến vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình hoạt động. Sở dỡ NIS phải thực hiện chức năng điều chỉnh hoạt động bảo hiểm trên thị trường là do ở Mỹ không thành lập cơ quan liên bang thực hiện chức năng này. NIS thực hiện chức năng của cơ quan liêu bang, xây dựng các tiêu chuẩn điều chỉnh thống nhất và các luật mẫu được áp dụng phối hợp với luật pháp của bang.

Hiện nay để ngăn ngừa các doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán, đa số các nước ( trừ Anh, Mỹ ) đều hạn chế số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường.

Chẳng hạn ở Thuỵ Sĩ, để có cơ sở cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm, luật pháp hiện hành yêu cầu một mặt thẩm tra nhu cầu của thị trường bảo hiểm, mặt khác yêu cầu phải xin cấp giấy phép kinh doanh, phải chứng minh được dịch vụ bảo hiểm sẽ tiến hành kinh doanh là cần thiết cho nền kinh tế và đời sống xã hội và góp phần sản xuất kinh doanh Quan điểm này đựơc sử dụng trong trường hợp một doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động xin kinh doanh thêm dịch vụ mới. Còn cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm luôn phải quán triệt nguyên tắc đảm bảo số lượng doanh nghiệp bảo hiểm cần và đủ cho nền kinh tế, không cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới khi thị trường bảo hiểm đã bão hoà.

Ở Nhật Bản luật pháp không đòi hỏi phải kiểm tra nhu cầu của thị trường bảo hiểm nhưng cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm lại được phép dùng biện pháp khác. Muốn có được giấy phép kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phai xuất trình kế hoạch kinh doanh nêu rõ nội dung hoạt động của 3 năm đầu, những thông tin cần thiết về tinh hinh tài chính, kế hoạch kinh doanh bảo hiểm.

Ở Đức kế hoạch kinh doanh bảo hiểm đuoc trình bày chi tiết khi đăng ký kinh doanh . Bảo hiểm là cơ sở để kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm sau này.

Ở Canada thời gian để nhận được giấy phép kinh doanh bảo hiểm có khi tới vài năm, hiếm khi có những doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời. Do vậy so luong doanh nghiệp bảo hiểm trong một thời gian dài không thay đổi, hầu như không có doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Ở Mỹ thị trường bảo hiểm rất sôi động. Hàng năm rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời và không ít các doanh nghiệp bảo hiểm chủ

động rút khỏi thị trường bảo hiểm. Hiện nay ở Mỹ có trên 2.800 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, trên 4.500 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, phần lớn là doanh nghiệp bảo hiểm cấp bang. Vấn đề ổn định tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán được đặt lên hàng đầu. Các cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm có rất ít quyền hạn để can thiệp trực tiếp vào quá trình giải quyết các công việc nội bộ, khác với ở Nhật và Đức cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm được phép áp dụng những biện pháp cần thiết nếu doanh nghiệp bảo hiểm có dấu hiệu mất khả năng thanh toán.

Để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm thực hiện hoạt động giám đốc tài chính bằng cách:

- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm xuất trình báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm để kiểm tra.

- Kiểm tra việc lập các báo cáo tài chính.

- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung các thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Hiện nay đa số các nước yêu cầu kết quả hoạt động tài chính phải được kiểm toán theo mẫu do cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm quy định. Cơ quan này được giao toàn quyền kiểm tra các chứng từ của doanh nghiệp bảo hiểm.

Một trong những đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm không thể xác định chính xác trách nhiệm trong tương lai đối với khách hàng. Do đó xác định doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng thanh toán hay không là một công việc rất khó khăn. Có lẽ vì thế ở một số nước trên thế giới như Thuỵ Điển, luật pháp không quy định mốc tuyệt đối mà chỉ quy định mốc tương đối để xet các doanh nghiệp bảo hiểm vào có hay không có khả năng thanh toán (nếu doanh nghiệp bảo hiểm bị tổn thất thương đương với 2/3 vốn cổ phần thì bị xếp vào loại không có khả năng thanh toán).

Ở Mỹ hoạt động điều chỉnh trong lĩnhvực bảo hiểm được phân thành 2 loại:

. Ngăn ngừa tình trạng không có khả năng thanh toán của những doanh nghiệp bảo hiểm đang gặp khó khăn về tài chính.

. Áp dụng những biện pháp chống lại những doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán.

Loại ngăn ngừa thường áp dụng các biện pháp như lắng nghe dư luận, thực hiện kế hoạch điều chỉnh, hạn chế hay đình chỉ hoạt động, kiểm soát tạm thời doanh nghiệp bảo hiểm… Tất cả những biện pháp này cần thực hiện đồng bộ vì chúng bổ trợ cho nhau, tạo ra cơ chế ngăn ngừa hoàn chỉnh. Tuy nhiên các hoạt động này cần được giữ bí mật trong nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm để tránh gây dư luận xấu ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Trong thực tế sau khi áp dụng các biện pháp này, nhiều doanh nghiệp đã khôi phục được khả năng thanh toán.

Cũng có một số doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán sau khi đã áp dụng các biện pháp trên. Trong trường hợp này cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tạm phong toả tài sản của doanh nghiệp và đề nghị giải thể và quyết định cuối cùng thuộc về thẩm quyền của toà án.

Hiện nay ở cấp bang của Mỹ có thành lập quỹ bảo đảm nhằm để hỗ trợ các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp do. Thành viên của quỹ là các doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm ở tất cả các bang, nguồn thu của quỹ được tính từ phí bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng với thị phần. Quỹ này được dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thêm nguồn tài chính bổ sung để khôi phục lại khả năng thanh toán. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, quỹ này dùng để bồi thường, chi trả cho khách hàng.

Cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm cấp bang có các thẩm quyền sau:

- Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết ( kể cả việc tiếp cận toàn bộ hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của lãnh đạo, nhân viên, đại lý bảo hiểm... ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm theo mẫu của NIS.

- Đánh giá các loại chứng khoán trên thị trường theo phương pháp của NIS để khuyến cáo các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư.

- Quy định danh mục đầu tư, giới hạn về đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Quy định về việc trích lập các quỹ dự phòng. …

Cơ quan điều chỉnh hoạt động cấp bang cần có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng để thực hiện thẩm quyền đối với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm.

II/- Vai trò của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong việc đảm bảo và khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp luôn phải tuân thủ những quy định của pháp luật về trích lập dự phòng nghiệp vụ, quỹ dự trữ; về hoạt động đầu tư vốn, về chế độ kế toán, công tác kiểm toán về việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ để thực hiện được hai mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào đó là đảm bảo được một khoản lợi nhuận hợp lý và luôn duy trì được khả năng thanh toán. Đặc biệt mục tiêu luôn duy trì được khả năng thanh toán của

doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng là đòi hỏi bắt buộc của các cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm. Về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, quỹ dự trữ; về hoạt động đầu tư vốn đã được trình bày ở phần BII, trong phần này chỉ trình bầy những nội dung còn lại có liên quan.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo nghiệp vụ hoạt động định kỳ tuân theo các quy định của Bộ Tài chính. Đặc biệt báo cáo tài chính hàng năm phải được một tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận và phải được công bố theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc năm tài chính.

Ngoài những báo cáo định kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải báo cáo Bộ Tài chính trong những trường hợp sau:

- Khi xảy ra những diễn biến không bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khi không đảm bảo các yêu cầu về tài chính theo quy định để thực hiện những cam kết đối với bên mua bảo hiểm.

Trong những trường hợp trên doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải báo cáo ngay với Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán. Các phương án khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã được trình bày trong phần DIII. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính có quyết định về việc thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính có quyết định về việc thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không khôi phục được khả năng thanh toán theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

Ban kiểm soát khả năng thanh toán có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

. Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận.

. Thông báo cho các cơ quan Nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện.

. Hạn chế phạm vi, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

. Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mất khả năng thanh toán.

. Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác.

. Tạm đình chỉ quyền quản trị điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc ( Giám đốc ), Phó Tổng Giám đốc ( Phó Giám đốc ) nếu xét thấy cần thiết.

. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc ( Giám đốc ) miễn nhiệm, đình chỉ công tác với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp thuận phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận.

. Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

. Báo cáo với Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm thực hiện các yêu càu, quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ (Trang 38 - 43)