Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ (Trang 29 - 34)

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc giữ lại mức tự bồi thường bằng một số tiền nhất định, phần vượtquá sẽ thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Phương pháp này có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trước sự tích tụ về khiếu nại của khách hàng trước các sự cố thảm hoạ như máy bay rơi, động đất…Các thảm hoạ trên thường không xảy ra thường xuyên, thậmchí tronghàng chục năm cũng không xảy ra tổn thất, do đó phí tái bảo hiểm thấp hơn.

Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường là hợp hợp đồng ngắn hạn được tái tục hàng năm.

3/- Lựa chọn doanh nghiệp tái bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc cần lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trong việc ký kết hợp đồng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm được lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khả năng tài chính đủ mạnh.

- Hoa hồng tái bảo hiểm ( thủ tục phí ) cao.

Hoa hồng tái bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc khi thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm.

Có 3 loại thủ tục phí:

+ Thủ tục phí cố định: Doanh nghiệp nhận tái hợp đồng trả cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc theo 1 tỷ lệ cố định của số phí tái bảo hiểm.

+ Thủ tục phí thang luỹ tiến: Tức là thủ tục phí được điều chỉnh theo tỷ lệ bồi thường . Tỷ lệ bồi thường (%) Tỷ lệ thủ tục phí (%) ≥75 20 73 21 71 22 … … 57 29 ≤55 30 + Thủ tục phí theo lãi:

. Mục đích của phương pháp này là thu lại 1 phần lãi cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong trường hợp kết quả kinh doanh tốt hơn so với tỷ lệ bồi thường trung bình dự kiến.

. Theo phương pháp này, tái bảo hiểm sẽ phải trả thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc 1 khoản lợi nhuận nhất định được tính bằng tỷ lệ % của lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm hưởng khi hợp đồng tái bảo hiểm có lãi.

- Thủ tục giải quyết khiếu nại đơn giản, thực hiện bồi thường theo phần trách nhiệm đã cam kết kịp thời.

4/- Xác định mức giữ lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Mức giữ lại mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ xác định trong thực tế dựa vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó là: Điều khoản tái bảo hiểm có sẵn, các luật thuế, các mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp bảo hiểm. Nhưng yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định mức giữ lại đó là phần trách nhiệm mà doanh nghiệp giữ lại phải nằm trong khả năng tài chính.Đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, việc xác định mức trách nhiệm giữ lại được xem xét trên quan điểm thận trọng vì khi doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện được cam kết sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Từ quan điểm lý thuyết đơn thuần, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần xác định mức trách nhiệm giữ lại sao cho đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá rủi ro. Có thể dễ dàng sử dụng các kỹ thuật tính toán để xác định mức giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dựa vào số liệu

thống kê chi tiết được lưu giữ ở doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế nguồn số liệu này vẫn còn những sai sót trong quá trình thống kê.

Các khiếu nại không hoàn toàn độc lập với nhau như lý thuyết giả định, một vụ tai nạn lớn hay bệnh dịch có thể dẫn đến lượng lớn các khiếu nại của khách hàng. Khi dựa vào các giả định không chính xác thì không thể đưa ra kết quả tính toán mức trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm hợp lý.

Thông thường các giả định thường được coi làm cơ sở cho việc tính toán mức trách nhiệm giữ lại để đảm bảo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là:

- Quy mô quỹ dự phòng:Nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có quy mô quỹ dự phòng càng lớn thì mức trách nhiệm giữ lại cũng lớn.

- Biên an toàn trong tỷ lệ phí:Nếu biên an toàn trong tỷ lệ phí lớn hơn mức cần thiết để bồi thường chi tra thì mức giữ lại cũng lớn.

- Việc tăng các dịch vụ mới mà không tăng quỹ dự phòng hoặc biên an toàn trong tỷ lệ phí thì nên giảm mức giữ lại.

- Hợp đồng được khai thác từ các nguồn độc lập có thể tính mức giữ lại cao hơn so với hợp đồng được khai thác từ các nguồn có quan hệ với nhau theo một số cách nào đó.

- Khi số liệu thống kê không đầy đủ hoặc kết quả kinh doanh của một loại hình không ổn định thì khả năng biến động trong tương lai tăng lên vì vậy cần giảm mức giữ lại.

Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới thành lập có thể đánh giá được mức độ ổn định tài chính của mình so với các doanh nghiệp khác nếu họ duy trì mức giữ lại hợp lý, trừ trường hợp những rủi ro đặc biệt xảy ra(rủi ro dưới tiêu chuẩn, sự lựa chọn tăng số tiền bảo hiểm hay các quyền lợi bảo hiểm bổ sung). Trường hợp đó phải xác định mức giữ lại đặc biệt:

. Rủi ro dưới tiêu chuẩn.

Đối với rủi ro sức khoẻ dưới tiêu chuẩn, rủi ro có nguy cơ xảy ra tăng… thì cần thiết ấn định mức giữ lại giảm. Do số liệu thống kê làm cơ sở cho việc tính phí không đầy đủ, vì vậy việc bồi thường có xu thế không ổn định.

. Sự lựa chọn tăng số tiền bảo hiểm.

Đối với hợp đồng bảo hiểm được phép tăng số tiền bảo hiểm mà không cần chứng minh về khả năng có thể được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải ấn định mức giữ lại sao cho mức giữ lại tối đa của doanh nghiệp cũng không vượt quá ngay cả khi doanh nghiệp chấp nhận tăng số tiền bảo hiểm.

. Quyền lợi bảo hiểm bổ sung.

Các quyền lợi bảo hiểm bổ sung sẽ làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, do đó doanh nghiệp bảo hiểm có thể điều chỉnh giảm mức trách nhiệm giữ lại. Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với các điều khoản bổ sung ( như điều khoản bổ sung bảo

hiểm nằm viện phẫu thuật...) tất yếu doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải xem xét để điều chỉnh mức giữ lại sao cho phù hợp với khả năng tài chính.

Xác định mức giữ lại hợp lý với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là một công việc rất phức tạp, cần phải dựa vào nhiều yếu tố. Ngoài việc căn cứ vào đặc điểm của các loại hình bảoo hiểm mà doanh nghiệp triển khai, tính chất của các rủi ro mà doanh nghiệp chấp nhận bảo hiểm mà còn phải dựa vào đặc điểm của thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại số liệu thống kê về tình hình bồi thường khiếu nại, kịp thời điều chỉnh mức trách nhiệm giữ lại sao cho hợp lý đối với từng giai đoạn, từng thời kỳ.

.Nếu doanh nghiệp bảo hiểm ấn dịnh mức trách nhiệm giữ lại thấp thì sẽ không tận dụng hết khả năng tài chính, do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

.Nếu mức giữ lại được doanh nghiệp bảo hiểm ấn định ở mức cao vượt quá khả năng tài chính thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán.

Cùng với phương án tái bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể thực hiện chuyển giao một số hợp đồng bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Khác với phương án tái bảo hiểm, khi thực hiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm chỉ lựa chọn loại hợp đồng cần chuyển giao và đối tác để thực hiện chuyển giao. Hợp đồng cần chuyển giao có thể có số tiền bảo hiểm lớn hoặc tình hình bồi thường thực tế của các hợp đồng cùng loại trong năm tài chính ở mức cao.

Đi kèm với việc chuyển giao hợp đồng là chuyển giao số phí tương ứng. Tất nhiên doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhận được từ đối tác chuyển giao 1 khoản hoa hồng. Khoản này không những phải đủ để bù đắp những chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bỏ ra để có được hợp đồng, để quản lý hợp đồng… mà còn thu được khoản thu nhập hợp lý. Do đó doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần phải lựa chọn đối tác chuyển giao có hoa hồng cao, mức hoa hồng cao là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc lựa chọn đối tác chuyển giao, khác với phương án tái bảo hiểm.

II/- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức; thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

1/-Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

- Đảm bảo tính kinh tế: Mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả mang lại của hoạt động quản lý phải hợp lý.

- Đảm bảo tính tin cậy: Thông tin được truyền đạt chính xác giữa các cấp quản trị và khâu quản trị.

- Đảm bảo tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức có sự điều chỉnh kịp thời để đáp ứng với những thay đổi của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

2/-Cơ cấu tổ chức điển hình của doanh nghiệp bảo hiểm

- Cơ cấu tổ chức theo chức năng

Là dạng cơ cấu tổ chức trong đó các bộ phận được bố trí theo chức năng của doanh nghiệp bảo hiểm thành các bộ phận:Nhân sự, thông tin, tài chính kế toán, pháp chế, định phí, thẩm định đánh giá rủi ro, dịch vụ khách hàng, tái bảo hiểm, đầu tư, marketing.

HĐQT

Ban GĐ

Nhân sự Thông tin

TC-KT Pháp chế Định phí Báo hiểm TĐ-ĐGRR Dịch vụ KH Tái BH

- Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

Theo mô hình này các bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm được sắp xếp, bố trí theo sản phẩm, trong từng bộ phận đó sẽ thực hiện các chức năng trên và các chức năng trên đều được thực hiện cho từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm.

HĐQT

Ban GĐ

TC-KT Pháp chế BHNT cá nhân BHNT nhóm Marke- ting TĐ- ĐGRR Tái BH Marke- ting TĐ- ĐGRR Tái BH

- Cơ cấu tổ chức theo lãnh thổ, khu vực địa lý

Là dạng cơ cấu tổ chức theo đó từng khu vực địa lý sẽ được bố trí, sắp xếp các bộ phận theo chức năng, theo sản phẩm hoặc kết hợp.

HĐQT

Ban GĐ

KVA KVB KVC

Nhân sự Thông tin

TC-KT Pháp chế BHNT cá nhân BHNT nhóm Marke- ting TĐ- ĐGRR Tái BH Marke- ting TĐ- ĐGRR Tái BH 3/-Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận

Cho dù cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo mô hình nào đi chăng nữa thì chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban cũng không có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w