tại Việt Nam
2.1. Kênh phân phối truyền thống
Có thể nói rằng, trong những năm vừa qua tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam đều sử dụng kênh phân phối thông qua đại lý là chủ yếu.
Kể từ năm 1996 đến nay, đã hơn 10 năm, triển khai kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn tuân thủ quy luật chung là sử dụng hệ thống bán hàng cá nhân, thông qua các đại lý bảo hiểm nhân thọ để tiếp cận và chào bán sản phẩm cho khách hàng. Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam đều chọn kênh phân phối sản phẩm này vì ưu điểm của nó như phạm vi hoạt động rộng, chi phì phù hợp, hiệu quả bán hàng cao, nhất là khi nhận thức về bảo hiểm nhân thọ của người Việt Nam hiện nay còn hạn chế.
Bảng 2.3: Số lượng đại lý thực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.
(Đơn vị: người) Doanh nghiệp 2002 2003 2004 2005 2006 2007 AIA 4.648 15.502 19.861 18.090 8.632 9.742 Dai-chi life 4.565 6.952 7.630 6.176 6.025 5.771 Bảo việt 17.860 25.461 26.503 25.461 21.529 16.601 Manulife 6.347 8.532 5.070 3.722 2.821 3.828 Prudential 36.398 38.002 36.687 37.837 20.989 30.042 Prevoir - - - - 478 - ACE life - - - 583 2.735 3.988 Great estern - - - - Cathay life - - - - Tổng 69.850 94.449 95.751 91.286 63.209 69.972
(Nguồn: Bản tin số 2- 2008 Hiệp hội bảo hiểm)
Số liệu Bảng 2.3 cho thấy, số lượng đại lý phát triển nhanh từ 15 người năm 1996 lên 69.850 người vào năm 2002 và cao nhất năm 2004 với 95.751. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động thì prudential là doanh
nghiệp có số lượng đại lý đông nhất qua các năm. Trong các doanh nghiệp loại trừ Prvoir mới được cấp phép thì ACE life là doanh nghiệp có số đại lý hoạt động ít nhất, tiếp theo là Menulife với 3.828 đại lý tiếp đó là ACE life với 3.988 đại lý. Great estern và Cathy life mới được cấp phép năm 2008.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng đại lý hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
(Đơn vị: %) Doanh nghiệp 2002 2003 2004 2005 2006 2007 AIA -24.21 231.23 28,21 -8,91 -52.28 12.88 Dai-chi life 196.81 52.28 9.95 -19.05 -2.44 28.03 Bảo việt 48.83 42.55 4.09 -3,93 -15.44 5.96 Manulife 37.97 34.42 -40.57 -26,58 -24.20 7.96 Prudential 102.21 4.40 -3.46 3,13 -44.52 12.15 Prevoir - - - - - 160.92 ACE life - - - - 369.12 233.24 Great estern - - - - - - Cathay life - - - - - - Tổng 65.07 35.21 1.37 -0.567 -30.75 11.84
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm)
Bảng 2.4 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về số đại lý của toàn thị trưởng có xu hướng giảm dần năm 2002 là 65.07%, năm 2003 so với 2002 tăng 35.21%, năm 2004 so với 2003 tăng 1,37%, năm 2005 so với 2004 giảm 0.567%, năm 2006 so với 2005 giảm -30.75% và năm 2007 so với 2006 tăng 11.84%. Đặc biệt năm 2005 có 4 công ty và 2006 với 5 công ty có sự suy giảm về số lượng đại lý. Sụt sút giảm số lượng đại lý của toàn thị trường nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng qua các năm cho thấy thị trường có sự chững lại trong việc tuyển dụng đại lý và phản ánh xu thế phát triển của thị trường theo tạng thái của nền kinh tế
2.2. Phân phối không qua đại lý.
Tính đến cuối năm 2007 với 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cố phần, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 5 ngân hàng liên doanh, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, với sự phát triển vượt bậc của truyền thông và internet, thì xu thế phát triển bán bảo hiểm qua kênh bancassurance và kênh trực tiếp là trở thành một hướng phát triển tiềm năng của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay.
Cùng với sự phát triển của hệ thống đại lý, hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng đã và đang hình thành, phát triển. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã bắt đầu hợp tác với các ngân hàng dưới dạng đại lý khai thác và thu phí, kết hợp thiết kế các sản phẩm ngân hàng - bảo hiểm. Điển hình cho sự hợp tác này là sự kết hợp giữa Bảo Việt với Ngân Hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Á Chau (ACB), Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIDV). Munulife kết hợp với Ngân hàng Đông Á; Đặc biệt prudential và ACB kết hợp giới thiệu sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có mệnh giá giảm dần cho khách hàng vay thế chấp (mortgage Reducting Term Assurance). Sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm nhân thọ và các ngân hàng không năm ngoài xu hướng phát triển của các tập đoàn bảo hiểm nhân thọ trên thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Các công ty bảo hiểm nhân thọ thông qua ngân hàng có thể tiếp cận với hệ thống khách hàng hiện có của ngân hàng, giảm chi phí đầu vào và ngược lại các ngân hàng có thể có thu nhập từ bán bảo hiểm nhân thọ và tăng cường các dịch vụ trao đổi thông qua ngân hàng. Bên cạch đó, sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và các ngân hàng cũng cho thấy dấu hiệu của sự thâm nhập lẫn nhau giữa hai ngành và là tín hiệu báo hiệu sự khởi đầu của Ngân Hàng - Bảo Hiểm (Bancassurance) ở Việt Nam.
Cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, ý tưởng sự dụng kênh phân phối qua mạng internet đã được các công ty bảo hiểm nhân thọ quan tâm. AIA đã thử nghiệm việc cung cấp sản phẩm qua mạng thông qua việc ký hợp đồng hợp tác với Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) về hợp tác kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ qua mạng internet. Đây sẽ là một kênh phân phối đầy triển vọng đối với thị trường Việt Nam. Tính đến 31\12\2004 tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đều có trang Web giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm trên mạng internet.
PHẦN III: ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BHNT Ở VIỆT NAM.