II. VẤN ĐỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ MỘT SỐĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
2.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó, người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện
phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụđó.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được
Hiến pháp nước ta ghi nhận. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: ''Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc
bất cứ cá nhân nào...'' xâm phạm đến lợi ích nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, đối tượng của việc khiếu nại, tố cáo của các quyết định hoặc việc
làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước. Trong khi đó, tham nhũng là việc làm trái pháp luật nghiêm trọng nhất của những người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan nhà nước. Nói cách khác ''Tham nhũng là việc lợi dụng quyền hạn để
nhũng nhiễu dân và lấy của''. Tham nhũng lại thường gắn liền với buôn lậu tiếp tay cho buôn lậu. Do đó, tham nhũng gắn với buôn lậu là một đối tượng chủ yếu của việc khiếu
nại, tố cáo.
Mặt khác, trong cơ chế thị trường, tham nhũng là một vấn đề nhạy cảm, dễ tạo
nên sự phản ứng trong xã hội, ở mỗi cơ quan, đơn vị, lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể gắn
liền với lợi ích thiết thân của mỗi thành viên, hành vi tham nhũng không chỉ gây hại đến
quyền lợi chung mà còn tác động trục tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của từng con
người cụ thể. Do đó, tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại, tố cáo. Đó là chưa kể đến việc tham nhung còn gây mất đoàn kết nội bộ; làm
đảo lên các giá trị đạo đức, trật tự xã hội và nói chung, tham nhũng gây công phẫn trong nhân dân. Điều này lý giải một thực tế là đơn thư tố cáo các hành vi tham nhũng thường
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Năm 1993, Thanh tra nhà
nước tiếp nhận 3.229 đơn, thư tố cáo các loại thì có đến 2.375 đơn thư tố cáo có nội dung tố
cáo hành vi tham nhũng của 2.048 cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp.
đến 80% tổng số đơn thư tố cáo. Rõ ràng, các đơn thư khiếu nại, tố cáo là một nguồn
thông tin phong phú và là một kênh thông tin đáng tin cậy về những vụ việc tham nhũng. Đơn thư khiếu nại, tố cáo phản ánh thái độ của nhân dân đối với tệ tham nhũng. Việc gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng phản ánh niềm
tincủa nhân dân vào công lý, nó là biểu hiện của sự phản ứng hợp pháp, đầy trách nhiệm
của công dân trước một vấn đề bất công đến nhức nhối trông xã hội.
Như vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không những phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng mà còn phát hiện và khắc phục được
những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách đã làm cho tệ tham nhũng có cơ hội phát sinh, phát triển. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một biện pháp thiết thực,
có hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân - một nhân tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay.