Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính ho ặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Luật Hành Chánh pot (Trang 31 - 32)

trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích

hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có

quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có

thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa

vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:

+ Về thẩm quyền, khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính cơ quan có thẩm quyền

ra quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật là đối tượng của hành vi khiếu nại. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ tiếp tục

quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Còn đối với giải quyết tố cáo thì tại Điều 59 Luật khiếu nại,

tố cáo có nêu rõ: “Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Tố

cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách

nhiệm giải quyết”. Như vậy, khác với thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người đứng đầu cơ

quan, tổ chức nào đó là chủ thể giải quyết tố cáo không có thẩm quyền giải quyết đối với đơn

tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chính bản thân mình. Họ chỉ có quyền giải quyết những đơn tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức

mà mình quản lý trực tiếp.

+ Về trình tự giải quyết, có thể chỉ ra một điểm khác nhau giữa khiếu nại, tố cáo là vấn đề thời hiệu. Đối với khiếu nại: “thời hiệu được tính là 90 ngày kể từ ngày nhận được

quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”. (Điều 31 Luật khiếu nại, tố

cáo). Cònđối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức thì thời hiệu được tính là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật.“Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai địch

họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu

nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu nại”. (Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo). Đối với tố cáo,

pháp luật hiện hành không quy định về thời hiệu tố cáo.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Luật Hành Chánh pot (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)