- Khi người giải quyết tố cáo nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có
thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.
- Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng,
sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hoặc người thân thích của mình thì có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ
cần thiết.
- Trường hợp yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an kịp thời áp dụng các biện pháp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ:
+ Bố trí nơi tạm lánh khi người tố cáo, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm
+ Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người tố cáo và người thân thích của họ tại nơi
cần thiết;
+ Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
2 . 4 Sự khác biệt giữa quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị , yêu cầu:
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, yêu cầu là những quyền của người dân, có liên quan mật thiết với những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, ảnh hưởng đến hiều lãnh vực trong xã hội
Tuy các quyền này có nhữngđiểm gần gũi nhau nhưng không đồng nhất.
- Yêu cầu của công dân thường được sử dụng để thực hiện các quyền chủ thể khác (yêu cầu được nghỉ phép, yêu cầu thi hành án,…), đây là đòi hỏi của công dân đối với cơ
quan Nhà nước hoặc tổ chức nào đó phải đáp ứng các vấn đề họ nêu do luật định. Cũng có
trường hợp sử dụng quyền yêu cầu khi có liên quan đến vi phạm pháp luật nhưng không
ảnh hưởng trực tiếp đến người yêu cầu.
- Kiến nghị là quyền thường được sử dụng trong hoạt động mang tính tích cực
của công dân nhằm hòan thiện việc quản lý Nhà nước (kiến nghị cải cách thủ tục hành chính, đổi mới bộ máy Nhà nước,…), không liên quan trực tiếp đến vi phạm pháp luật.
Nói khác đi, công dân bằng kiến nghị của mình, đề đạt đến cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị nhận kiến nghịđể đơn vị này khi thực hiện làm tốthơn nhiệm vụđược giao.
- Khiếu nại, theo điểm 2 của Luật khiếu nại, tố cáo (1998), chỉ việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, khiếu nại là quyền của chủ thể khi bị cơ
quan hành chính Nhà nước có quyết định hoặc hành vi hành chính xâm phạm đến quyềnlợi
của mình và trường hợp chủ thể là cán bộ, công chức bị quyết định của cấp thẩm quyền
xử lý kỷ luật.
- Tố cáo, theo điểm 2 của Luật khiếu nại, tố cáo (1998), chỉ việc công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan.
Phân biệt khiếu nại và tố cáo
Khiếu nại và tố cáo đều là các quyền chính trị cơ bản của công dân, thường được quy định trong cùng một điều luật hay trong cùng một văn bản. Tuy nhiên giữa khiếu nại và tố
cáo có những đặc điểm khác nhau cả về nội dung và cách thức giải quyết. Quá trình thực thi
pháp luật khiếu nại, tố cáo đã chỉ ra không ít trường hợp còn chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo nhất là khi đơn thư của công dân có nội dung chứa đựng cả việc khiếu nại và việc tố cáo thì vấn đề thụ lý và giải quyết còn nhiều lúng túng. Đây
là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những nhầm lẫn, thiếu sót, thậm chí là sai lầm
trong việc xử lý đơn thư, tiến hành xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân khiến người dân phải khiếu nại nhiều lần hoặc tố cáo sai sự việc. Do vậy, việc phân biệt khiếu nại
và tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
của mình đúng pháp luật và giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đỡ mất thời gian, công sức, tránh được nhầm lẫn,
sai sót trong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Trước hết, về chủ thể: Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005, chủ thể của hành vi khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân, cá nhân và năm 2005, chủ thể của hành vi khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân, cá nhân và tổ chức nước ngoài (hoặc đại diện hợp pháp của họ) có quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính. Cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống có quyền
khiếu nại quyết định kỷ luật đối với họ. Nói rõ hơn, chủ thể của hành vi khiếu nại phải là
người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao
gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động
trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể
khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật
quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.
- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương