Những nghiên cứu về bệnh lý học Tiên mao trùng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH TIÊN MAO TRÙNG DOTRYPANOSOMA EVANSI Ở TRÂU, BÒ TẠI LẠNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRI (Trang 26 - 28)

2. Tổng quan tài liệu

2.5 Những nghiên cứu về bệnh lý học Tiên mao trùng

2.5.1 Triệu chứng bệnh Tiên mao trùng do T.evansi gây ra ở trâu, bò

Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) [14] cho biết, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh Tiên mao trùng trên trâu, bò. Hytyra, F, Marik, J, Maninger, R (1949) quan sát triệu chứng lâm sàng của bò nhiễm T. evansi thể cấp tính như sau: sốt cao, gián đoạn, thiếu máu, suy nhược, chảy nước mắt, bại liệt chân sau, thuỷ thũng dưới mõm ức, phần bụng sau, đôi khi bị kéo dài tới 6 tháng. Một số trường hợp bò nhiễm T.evansi thể cấp tính chết nhanh, chỉ trong vòng vài ngày.

Verma, B.B. Gautam, O.P (1988) [69], cho biết: trâu, bò nhiễm T.evansi, thể hiện rất rõ trạng thái bệnh lý, chết trong khoảng 22 - 96 ngày sau khi gây nhiễm. Một số bò lại khỏi bệnh tự nhiên trở thành vật mang trùng. Triệu chứng lâm sàng của nghé 6 tuổi nhiễm T.evansi ở Ản Độ như sau: sốt 390C - 400C, bỏ ăn, đau đớn. Khi lấy máu nghé bị bệnh tiêm truyền cho chuột bạch đã phát hiện thấy T.evansi.

Ở nước ta, Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], Hồ Văn Nam (1963) [24], Đoàn Văn Phúc (1985) [26], Trịnh Văn Thịnh (1982) [36], cũng đã phát hiện thấy trâu bị bệnh cấp tính rất nặng, sốt cao, bỏ ăn, điên loạn, chết nhanh. Trâu nhiễm bệnh thể mãn tính thường sốt gián đoạn, gầy còm, thiếu máu kéo dài, viêm giác mạc, phù thũng ở bụng, liệt chân sau, chết do kiệt sức. Đối với bệnh Tiên mao trùng bò, những biểu hiện lâm sàng gần giống như ở trâu, ít thấy các trường hợp cấp tính, con vật sốt gián đoạn, chậm chạp, hạch lâm ba trước đùi sưng, một số con thuỷ thũng ở vùng hàm, vùng cổ nhưng không đau, gần chết thì bại liệt.

Nguyễn Văn Duệ và cộng sự (1995) [5], quan sát triệu chứng lâm sàng của bò nhiễm bệnh Tiên mao trùng miêu tả như sau: một số bò nhiễm bệnh

Tiên mao trùng cơ thể gầy còm, ỉa chảy dai dẳng, niêm mạc nhợt nhạt, chảy nước mắt, nước mũi liên tục, viêm kết mạc, giác mạc, có hiện tượng thủy thũng, bại liệt chân sau. Bò thường sốt ngắt quãng, sốt rất cao vào buổi sáng, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, đi khập khiễng đôi lúc còn có triệu chứng thần kinh, run rẩy, sẩy thai, lồng lên trước khi chết. Ở ngựa, bệnh thường thể hiện cấp tính, rất nặng so với trâu, bò, sốt cao, phù thũng ở dịch hoàn, trước ngực, chân bị bại liệt nặng, nhưng vẫn ăn cho đến khi chết.

Bùi Quý Huy, Trần Ngọc Thắng, Đặng Khánh Vân (1988) [9], cũng cho biết: ở nông trường trâu sữa Phùng Thượng tỉnh Ninh Bình, đàn trâu nái Murra nhập từ Ản Độ về đã bị sẩy thai. Năm 1987 có 65 con chửa từ ngày 3 tháng 5 có một con sẩy thai, sau đó dồn dập trong 9 ngày có 8 con bị sẩy thai, đến ngày 13 tháng 9 có 28 con sẩy thai chiếm 43% trong đó nguyên nhân chính là T.evansi gây ra.

Năm 1991 ở huyện Kỳ Sơn, huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình trâu chửa cũng bị sẩy thai nhiều. Huyện Kỳ Sơn có 63 con bị sẩy thai, đã lấy máu những trâu này tiêm nhiễm chuột bạch 21 con thì 9 con dương tính, huyện Đà Bắc có 35 trâu bị sẩy thai, đã lấy máu những trâu này tiêm truyền cho 31 con chuột bạch thì 6 con dương tính, Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vũ Đình Hưng(1994) [19].

2.5.2 Bệnh tích của bệnh Tiên mao trùng trâu, bò

Trypanosoma evansi ký sinh trong máu gây cho gia súc một thể bệnh toàn thân. Trong quá trình ký sinh, T. evansi lấy các chất dinh dưỡng trong máu, thải ra các chất cặn bã, các chất này là độc tố cho cơ thể, khi T. evansi bị tiêu tan cũng là những chất độc, chất độc do T. evansi thải ra các tác giả gọi là Trypanotoxin. Độc tố theo máu đi khắp cơ thể, tác động lên các nội quan của vật bệnh, đặc biệt là hệ thống tuần hoàn, gây ra một số bệnh tích đặc biệt.

Ikede, B.O (1975) [54] đã thấy ở những nơi thuỷ thũng của bò bệnh có chất keo vàng lầy nhầy. Theo tác giả thì T. evansi sinh sản nhiều trong quá

trình di hành trong máu đã làm tắc các động mạch nhỏ dưới da, gây ra hiện tượng tụ máu, làm tổn thương vách mạch máu nhỏ dưới da, nên huyết dịch tiết ra ngoài tạo thành các ổ thuỷ thũng.

Morales, G.A., Caresaure (1976) [60], đã quan sát thấy động vật mắc bệnh Tiên mao trùng có các bệnh tích như sau: thể trạng gầy, bao tim có dịch vàng, tràn dịch màng phổi, lách, gan sưng to, màu nhạt hoặc tụ huyết tuỳ theo giai đoạn phát triển của bệnh.

Elamin, E.A (1992) [49], thấy dê nhiễm T. evansi thì Hemosderin lắng đọng ở tế bào Kupffer gan, bạch cầu đơn nhân thấm qua ống cửa gan làm cho tế bào gan bị hoại tử, dẫn đến cơ tim thoái hoá, bạch cầu đơn nhân chui qua phế quản, gây xung huyết, khí thủng phổi, tế bào ống thận bị hoại tử, bong ra. Hồ Văn Nam (1963) [24], cùng các tác giả khác cũng thấy những bệnh tích đặc trưng ở trâu nước ta. Bệnh Tiên mao trùng trâu, bò chết thường bị thuỷ thũng ở ức có dịch màu vàng lầy nhầy, thịt nhão chứa nhiều nước, trong xoang bụng, xoang ngực có dịch màu vàng chanh, gan sưng to, có khi cứng lại, có màu xám nhạt, cơ tim nhão, đáy tim thuỷ thũng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH TIÊN MAO TRÙNG DOTRYPANOSOMA EVANSI Ở TRÂU, BÒ TẠI LẠNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRI (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w