Tình hình kinh doanh của Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VIETRANS trong quá trình hội nhập (Trang 44 - 49)

trong thời gian vừa qua

Trong thời kỳ bao cấp, VIETRANS là doanh nghiệp độc quyền của nhà nước giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Cho đến thời kỳ mở cửa, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự bung ra của dịch vụ giao nhận vận tải với hàng trăm công ty thuộc đủ mọi thành phần kinh tế được thành lập. Các công ty nước ngoài với hàng chục, hàng trăm năm kinh nghiệm cũng tiến vào Việt Nam. Trước tình hình đó, có lúc VIETRANS đã rất khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi. Đời sống cán bộ nhân viên khá khó khăn. Những cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ lần lượt rời bỏ Công ty vì điều kiện đời sống quá thấp. Các hợp đồng đại lý cũng không duy trì được bởi vì Công ty không bảo đảm đủ nguồn hàng để sử dụng dịch vụ của họ. Các công ty giao nhận mới thành lập với sự nhạy bén năng động dần đã chiếm lĩnh thị trường mới mở. Khó khăn nhất là các công ty do các cán bộ VIETRANS tách ra thành lập nên lại cạnh tranh với chính VIETRANS.

Tuy nhiên, với sự nhiệt tình, năng lực cao, đội ngũ lãnh đạo dần dần đã vực lại Công ty, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Trong những năm gần đây, trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận vận tải, VIETRANS đã tích cực marketing và tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Đây là nghiệp vụ chính làm nên thương hiệu VIETRANS nên Công ty cũng tập trung đầu tư, tạo ra nguồn lực mới và quan tâm đến yếu tố con người thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ.

Hoạt động giao nhận vận tải trong nứơc phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của chính công ty, còn hoạt động giao nhận vận tải ở nước ngoài có làm tốt hay không còn phụ thuộc vào mạng lưới đại lý và năng lực của các đại lý đó. Vì vậy, ngoài việc marketing, tìm kiếm khách hàng, Lãnh đạo Công ty cũng tích cực tìm kiếm đối tác để mở rộng thị trường. Hiện nay Công ty đã có quan hệ với hơn 100 công ty giao nhận vận tải trên toàn thế giới, tập trung ở các khu vực Tây Âu, Mỹ, Úc, Đông Nam Á, Đông Á...

Hoạt động kinh doanh kho hàng cũng là một mảng kinh doanh lớn của VIETRANS. Kho và vận tải luôn luôn là người bạn song hành với xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu hàng hoá càng nhiều thì giao nhận vận tải và kho càng phát triển, giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Vì thế mà Công ty đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kho bãi, nâng cao chất lượng quản lý kho, dần dần áp dụng công nghệ vào quản lý kho cùng với việc làm tốt công tác phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy để tạo ra lợi thế về kinh doanh kho cho Công ty. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương như Hải Phòng, Quy Nhơn đã áp dụng mức thuế đất mới, làm giảm hiệu quả kinh doanh kho.

Dịch vụ xuất nhập khẩu tuy cũng là một trong những ngành kinh doanh chính của VIETRANS nhưng chưa thật rõ nét trong bức tranh chung của Công ty. Xuất nhập khẩu đem lại doanh thu cao, lợi nhuận khá hơn so với dịch vụ giao nhận vận tải nhỏ lẻ, nhưng rủi ro do việc thu hồi vốn cũng cao hơn. Hoạt động chủ yếu là nhập khẩu, nhập khẩu uỷ thác là chính. Vì vậy, lợi nhuận từ nhập khẩu uỷ thác còn phụ thuộc vào nhu cầu “nhờ vốn” của khách hàng và khả năng thu hồi vốn.

Bảng 2.2. Năng lực tài chính của Công ty VIETRANS

Thành phố Kho có mái Bãi

Hà Nội 10.000 m2 7.500 m2

Hải Phòng

120.000 m2 (trong đó có 20.000 m2

kho ngoại quan

85.000 m2 Nghệ An 1.500 m2 1.000 m2 Đà Nẵng 19.000 m2 (trong đó có 5.000 m2 kho ngoại quan) 18.000 m2 Quy Nhơn 8.000 m2 18.000 m2 Hồ Chí Minh 9.200 m2 91.000 m2 \---1--- *-

Các kết quả đạt được của Công ty là nhờ những đóng góp từ các chi nhánh và khối kinh doanh văn phòng Công ty:

- Chi nhánh VIETRANS Hải Phỏng: Chi nhánh là nơi khởi nguồn của Công ty

với nghiệp vụ chính về giao nhận và kho bãi. Lợi thế của chi nhánh là nằm ngay tại cảng Hải Phòng, một trong hai cảng xuất nhập khẩu hàng hoá lớn nhất nước ta. Với diện tích kho lên tới 205.000 m2, kinh doanh kho bãi vẫn là nguồn thu chính của chi nhánh. Doanh thu hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng, đem lại nguồn lợi lớn cho chi nhánh. Tuy nhiên, có khó khăn là sắp tới, lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng sẽ áp dụng quy định mới về mức thuế đất. Điều này làm giảm lợi thế về kinh doanh kho bãi rất nhiều vì nó làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.

- Chi nhánh VIETRANS Nghệ An: chi nhánh Nghệ An là đơn vị trẻ nhất toàn

ngành, mới thành lập từ năm 2003 trên cơ sở một phòng giao nhận cũ của Công ty từ thời bao cấp. Thực tế các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Nghệ An

Đơn vị tính: triệu đông

TT Năm 2004 Năm 2005 6T đầu năm 2006 1 Tổng tài sản 170.732 174.754 151.635 2 Tổng nợ phải trả 61.681 61.887 67.171 3 Vốn lưu động 73.834 79.808 93.700 4 Doanh thu 82.396 98.116 66.715 5

Lợi nhuận trước thuế 9.541 6.692 1.960

6 Lợi nhuận sau thuế 8.915 5.821 1.641

cũng chưa tấp nập nên kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải cũng vì thế mà ảnh hưởng theo.

- Chi nhánh VIETRANS Đà Nẵng: là đơn vị cũng nằm trong địa bàn các tỉnh

miền Trung, hoạt động kinh tế trong vùng đang trong giai đoạn phát triển, lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước không nhiều, lượng hàng xuất nhập khẩu qua cảng Đà Nẵng là không đáng kể so với các khu vực khác trong cả nước. Hoạt động càng khó khăn hơn do có nhiều Forwarder tư nhân ra đời. Tuy nhiên, nhờ có 19.000 m2 kho nên cũng đóng góp nhiều cho doanh thu của chi nhánh trong thời gian vừa qua.

- Chi nhánh VIETRANS Quy Nhơn: Lượng hàng qua cảng Quy Nhơn tương đối

nhiều nhưng doanh thu giao nhận vẫn còn thấp. Chi nhánh chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh kho. Tuy nhiên, lợi thế về kinh doanh kho cũng bị giảm do thuế đất tại Quy Nhơn trong năm 2005 tăng gấp 10 lần so với năm 2004.

- Chi nhánh VIETRANS Nha Trang: Khánh Hoà là một thành phố biển, kinh tế

chủ yếu dựa vào du lịch, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá kém phát triển, năng lực của cảng còn nhỏ, do vậy lượng hàng hoá qua cảng không nhiều. Chi nhánh lại không có kho hàng nên hoạt động giao nhận vận tải lại càng bị hạn chế.

- Chi nhánh VIETRANS thành phố Hồ Chí Minh: Chi nhánh nằm ở một thành

phố lớn nhất nước, hoạt động xuất nhập khẩu và giao nhận vận tải rất nhộn nhịp, tuy nhiên, do có sự cạnh tranh của hàng trăm công ty giao nhận vận tải khác nên chi nhánh vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên còn hạn chế nên chưa phát triển được thị

trường của Chi nhánh ngay tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Khối kinh doanh văn phòng Hà Nội: Thời gian trước năm 2005, tình hình kinh

doanh của khối văn phòng nhỏ lẻ, manh mún và chồng chéo lên nhau. Mặc dù có các phòng chuyên về hàng không, đường biển, đường sắt bộ, phòng xuất nhập khẩu, nhưng thực tế, các phòng vẫn làm công việc của nhau. Đầu năm 2006, lãnh đạo Công ty đã sáp nhập các phòng lại làm thành hai phòng: Vận tải quốc tế và Xuất nhập khẩu, tập trung công việc về hai phòng đầu mối. Tình hình kinh doanh nhờ đó cũng ổn định và phát triển hơn.

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VIETRANS trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VIETRANS trong quá trình hội nhập (Trang 44 - 49)