Xuân tháng 12/2010

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thị trường tín dụng phi chính thức nông thôn Việt Nam (Trang 73 - 116)

Xuân Minh Xuân Lai Giàu Trung bình Nghèo Dưới 3 triệu 21,8 26,2 25,0 12,2 - 15,7 86,7 Từ 3 triệu – 5 triệu 26,3 39,5 31,4 20,1 - 15,7 13,3 Từ 5 triệu – 10 triệu. 24,1 12,5 10,9 22,6 4,5 18,1 - Từ 10 triệu – 20 triệu. 13,7 18,9 8,7 11,6 21,9 43,3 - Từ 20 triệu – 30 triệu. 7,4 - 4,4 10,3 26,3 4,8 - Trên 30 triệu 6,7 3,8 19,6 23,2 47,3 2,3 - Số hộ muốn vay (hộ) 34 42 34 37 32 83 30

(Nguồn: Nhóm tác giả điều tra)

Nhu cầu vốn vay một lượt hộ phụ thuộc vào đặc điểm sản suất cũng như khả năng vốn tự có của mỗi hộ. Thực tế cho thấy, đối với xã thuần nông như Xuân Hòa, phần lớn hộ nông dân cần mức vốn từ 3 đến 5 triệu (chiếm 65,7% số hộ), số hộ có nhu cầu vốn trên 30 triệu rất ít (3,8%). Xã Xuân Lai, nông nghiệp kết hợp với buôn bán là chủ yếu thì số hộ cần mức vốn dưới 5 triệu là hơn 30%, số hộ cần mức vốn trên 30 triệu cũng khá cao (23,2%).

Với mỗi mức vốn vay khác nhau thì nhu cầu vay vốn ở mỗi nhóm hộ cũng khác nhau:

Nhóm hộ giàu vay vốn chủ yếu để tập trung mở rộng quy mô sản xuất những ngành nghề mà họ đã có thành công, do đó họ có nhu cầu về lượng vốn vay ở mức cao hơn ( mức nhu cầu vốn trên 30 triệu chiếm 47,3%) .

Nhóm hộ trung bình có nhu cầu vay ở mức từ 10 triệu đến 20 triệu là cao nhất (43,3%), những hộ có nhu cầu vay ở nhóm này chủ yếu tập trung cho ngành chăn nuôi, và dịch vụ kinh doanh buôn bán lẻ hàng hóa ở nông thôn.

Nhóm hộ nghèo không có khả năng tiếp cận với lượng vốn vay lớn vì họ thường không đáp ứng được các yêu cầu về tài sản thế chấp và những bảo đảm vay cần thiết. Có đến 86,7% số hộ nghèo muốn vay vốn ở mức dưới 3 triệu,vì tại mức vốn vay này, họ không cần thế chấp tài sản mà sẽ được các tổ chức Đoàn, Hội bảo lãnh vay với lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay lâu dài. Mục đích vay chủ yếu là cho sản xuất nông nghiệp và vì mục đích thoát nghèo.

3.2.2.3. Nhu cầu về thời gian vay.

Bảng 11: Tỷ lệ số hộ trả lời về thời gian cần vay vốn (%)

Thời gian cần vay (năm) Xã Nhóm hộ Tổng số Phú Yên Xuân Hòa Xuân Minh Xuân Lai Giàu Trung bình Nghèo ≤ 1 22,9 - 21,7 52,5 56,5 9,3 - 16,2 1 – 2 18,7 12,2 23,5 20,0 19,6 31,1 7,7 26,7 2 – 3 52,1 45,5 36,2 27,5 15,2 49 69,8 40,3 ≥3 6,3 42,3 18,6 - 8,7 10,6 22,5 16,8 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Nhóm tác giả điều tra)

Tính chung cho cả 4 xã thì có tới 57,1 % số hộ có nhu cầu vay từ 2 năm trở lên. Nhưng tùy theo đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất mà nhu cầu về thời gian vay có sự khác nhau giữa các xã. Xã Xuân Hòa là xã thuần nông, phần lớn hộ nông dân có nhu cầu vay dài hạn từ 2 năm trở lên (87,8% số hộ). Trong khi đó, tại Xuân Lai, thì buôn bán, ngành nghề là chủ yếu nên có tới 52,5% số hộ có nhu cầu vay với thời hạn 1 năm và ngắn hơn.

Với nhóm hộ giàu thì thời gian vay vốn không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu vay vốn của họ vì nhóm này gần như không được tiếp cận với vốn vay ưu đãi, họ phải vay vốn với mức lãi suất cao hơn và có thể chủ động hơn về thời gian hoàn vốn. Nhóm hộ này chủ yếu vay để kinh doanh dịch vụ hoặc ngành nghề nên thời gian quay vòng vốn nhanh, do đó họ có nhu cầu về thời gian vay vốn thấp hơn. Nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo có nhu cầu về thời gian vay dài hơn, vì họ vay chủ yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhóm hộ nghèo có nhu cầu vay từ 2 năm trở lên chiếm đến 92,3%.

3.2.2.4. Nhu cầu về lãi suất tiền vay.

Bảng 12: Tỷ lệ số hộ trả lời về mức lãi suất muốn vay (%)

Lãi xuất muốn vay (%/tháng) Xã Nhóm hộ Tổng số Phú Yên Xuân Hòa Xuân Minh Xuân Lai Giàu Trung bình Nghèo ≤ 0,65 12,8 19,1 11,9 13,0 - 13,2 39,9 14,2 0,65 – 1.2 54,2 57,3 53,3 52,0 36,7 59,3 60,1 54,2 1.2 – 2 22,6 23,6 21,7 21,5 52,7 18,6 - 22,4 >2 10,4 - 13,1 13,5 10,6 8,9 - 9,2 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Nhóm tác giả điều tra)

Lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của các hộ:

Nhóm hộ giàu và trung bình hầu như không được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất thấp (dưới 0,65%, đây là mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH), họ sẵn sàng vay với lãi suất cao hơn. Qua bảng số liệu có thể thấy rằng có đến 89,4% hộ giàu, 77,9% hộ trung bình và 60,1% hộ nghèo chấp nhận mức lãi suất bằng mức lãi suất của các tổ chức tín dụng chính thức tại thời điểm điều tra (0,65 – 2%/tháng). Một số hộ cá biệt chấp nhận mức lãi suất trên

2%/tháng khi họ có cơ hội kinh doanh, những hộ này chấp nhận mức lãi suất cao chủ yếu để tiến hành kinh doanh dịch vụ với thời gian quay vòng vốn rất ngắn.

Nhóm hộ nghèo ít có khả năng vay vốn mới mức lãi suất cao, họ vay vốn chủ yếu dùng cho sản xuất nông nghiệp, cho ngành chăn nuôi, với thời gian quay vòng vốn chậm nên có nhu cầu vốn vay lãi suất thấp, thời gian cho vay dài.

Kết luận:

• Trên 60% số hộ nông dân điều tra có nhu cầu vay vốn, riêng nhóm hộ nghèo có 85,7% muốn vay. Các hộ không muốn vay vốn không hẳn vì họ đã dó đủ khả năng tự chủ về vốn, mà có thể do nhiều nguyên nhân như sợ thủ tục phức tạp, sợ rủi ro…

• Nhu cầu vốn cần cho phát triển ngành nghề, dịch vụ, cho hộ giàu cao hơn so với nhu cầu vốn cho nông nghiệp thuần túy và cho hộ nghèo.

• Hộ nghèo có nhu cầu vay chủ yếu để phát triển nông nghiệp nên họ cần vay với thời hạn dài, lãi suất dao động xung quanh mức lãi suất cho vay của nguồn tín dụng chính thức. Hộ giàu có nhu cầu vay chủ yếu để phát triển ngành nghề, dịch vụ nên muốn vay với thời gian ngắn hơn, có thể chấp nhận mức lãi suất cao hơn.

3.3. Những đánh giá về tín dụng phi chính thức ở khu vực nông thôn Thọ Xuân.

3.3.1. Tín dụng phi chính thức đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường tín dụng nông thôn Thọ Xuân.

3.3.1.1. Vai trò quan trọng của tín dụng phi chính thức trong thị trường tín dụng nông thôn Thọ Xuân.

Qua kết quả nghiên cứu về các thành phần tham gia thị trường tín dụng ở khu vực nông thôn Thọ Xuân ở mục 1, chương III và kết quả tổng hợp điều tra thực trạng vay vốn của các hộ gia đình trên địa bàn bốn xã chọn điểm là Xuân Hòa, Phú Yên, Xuân Minh và Xuân Lai, có thể khẳng định một điều rằng: tín dụng phi chính thức đóng một vai trò rất lớn và có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường tín dụng ở khu vực nông thôn huyện Thọ Xuân. Nó gắn liền với đời sống kinh tế của các hộ gia đình nông thôn. Có tới 81,3% số hộ vay vốn và 58,

5% số hộ điều tra có vay vốn từ bộ phận tín dụng phi chính thức. Tín dụng phi chính thức đã đáp ứng được một số lượng lớn nhu cầu vốn của các hộ gia đình, nhất là khi họ gặp những khó khăn về đời sống, trong khi khả năng tiếp cận với nguồn vốn từ phía các tổ chức trong khu vực tín dụng chính thức bị hạn chế. Nhiều hình thức tín dụng phi chính thức như vay mượn giữa họ hàng, bạn bè, làng xóm, tín dụng dưới hình thức họ tương trợ có lãi suất rất thấp, thậm chí không có lãi, đã giúp nhiều hộ, nhất là các hộ gia đình nông thôn không có điều kiện kinh tế, không có nguồn thu nhập ổn định được sử dụng những nguồn vốn rẻ, hỗ trợ họ phần nào trong sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các hình thức này không chỉ đơn thuần là mối quan hệ tín dụng, mà đó còn là mối quan hệ tương thân, tương ái giữa các thành viên trong dòng tộc, xóm làng…, thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, rất đáng trân trọng, gìn giữ và phát huy. Tín dụng tư thương dưới hình thức mua bán chịu cũng góp phần giảm bớt khó khăn cho các hộ gia đình, giúp họ ổn định được sinh hoạt hàng ngày, khi mà nguồn vốn của không được dư giả. Tín dụng tư thương còn tạo điều kiện đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong khu vực nông thôn, đưa hàng hóa đến những nơi có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn như Xuân Phú, Xuân Thắng… thông qua việc cấp tín dụng thương mại của các đại lý bán buôn cho các hộ bán lẻ.

Các hình thức tín dụng phi chính thức như vay nóng và tín dụng dưới hình thức chơi thăm, bên cạnh mặt hạn chế lớn về lãi suất, thì cũng không phải không có mặt tích cực. Đó là, chúng cung cấp những lượng vốn lớn một cách nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cho các hộ gia đình mà không phải khi nào (nói đúng hơn là rất ít khi) các tổ chức trong khu vực tín dụng chính thức cũng có thể đáp ứng cho họ. Tất nhiên, với mức lãi suất cao như vậy, không thể nói những hình thức này là tốt và cần duy trì. Nhưng cũng không thể phủ định sạch trơn vai trò của chúng trong thị trường tín dụng nông thôn. Có một thực tế khi nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số hộ ở các xã như Phú Yên, Xuân Lai là, nhiều hộ khẳng định rằng nếu không có nguồn vay từ các hình thức tín dụng phi chính thức như vay nóng thì họ khó có thể vượt qua những khó khăn, khi mà thu nhập của hộ

quá nhỏ so với nhu cầu chi tiêu, trong khi không có nguồn cung cấp vốn nào khác. Trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển, các thể chế tín dụng chính thức chưa thỏa mãn được nhu cầu tín dụng của người dân, thì sự tồn tại và vai trò quan trọng của các hình thức tín dụng phi chính thức là một tất yếu khách quan. Khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định, nông nghiệp chỉ còn chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế quốc gia, các giao dịch tín dụng chính thức trở nên phổ biến với người dân thì khi đó, tín dụng phi chính thức sẽ dần dần thu hẹp, và chỉ còn giữ một vị trí không đáng kể trong thị trường tín dụng nông thôn.

Kể từ sau khi đổi mới, kinh tế nông thôn Thọ Xuân đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng CNH – HĐH. Để tạo nên những thay đổi tích cực đó, nguồn vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng. Nhìn vào những phân tích và những kết quả rút ra từ điều tra thực tế ở trên, thật khó để phủ nhận vai trò quan trọng của tín dụng phi chính thức. Do đó, một điều quan trọng là cần phải nhận ra mặt tích cực của các hình thức tín dụng này, phát huy những mặt tích cực đó, từ đó huy động tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế nông hộ và nông thôn.

3.3.1.2. Những yếu tố tạo nên vị trí quan trọng của tín dụng phi chính thức trong thị trường tín dụng ở khu vực nông thôn Thọ Xuân.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tín dụng phi chính thức nắm giữ một vai trò quan trọng trong thị trường tín dụng ở khu vực nông thôn Thọ Xuân. Những yếu tố này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn, từ những hạn chế của các thể chế trong khu vực tín dụng chính thức và từ những ưu điểm vốn có của các hình thức tín dụng phi chính thức.

a) Yếu tố xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

Như đã bàn đến ở chương I, một trong những đặc trưng của sản xuất nông nghiệp đó là: sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh mẽ bởi các điều kiện tự nhiên. Đây là một đặc điểm bất lợi đối với các hộ nông dân. Do chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên nên trong nông nghiệp, người nông dân luôn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng về mất mùa có thể xảy ra bất cứ lúc nào (như

hạn hán, lụt lội, dịch bệnh…). Vì vậy, nguồn thu nhập của người nông dân, nhất là những hộ thuần nông có thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, không ổn định. Bên cạnh đó, giá nông sản cũng hay có biến động thất thường. Tình trạng được mùa mất giá hầu như xảy ra thường xuyên trong nông nghiệp. Cũng chính sản xuất nông nghiệp mang nhiều rủi ro như vậy nên các sản phẩm bảo hiểm trong nông nghiệp dường như không phổ biến, mà một lý do đơn giản là các doanh nghiệp bảo hiểm khó có thể bù được các khoản lỗ nếu như rủi ro xảy ra. Hiện nay, ở Thọ Xuân hiện chưa có hình thức bảo hiểm nào cho hộ sản xuất nông nghiệp. Nói rộng hơn, trên phạm vi cả nước, bảo hiểm dành cho nông nghiệp cũng khá hạn chế. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ mới kí Quyết định 315/2011/QĐ-Ttg ngày 1/3/2011 về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013, mục đích cũng không nằm ngoài phát triển dịch vụ bảo hiểm trong khu vực nông thôn Việt Nam, hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Thực tế, loại hình bảo hiểm nông nghiệp đã tồn tại ở Việt Nam từ những năm 1980 do Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cung cấp. Nhưng kể từ khi các hợp tác xã, nông trường tan rã, loại hình bảo hiểm nông nghiệp cũng dần biến mất. Sau đó, cũng có một vài doanh nghiệp thâm nhập vào mảnh đất từng được xem là màu mỡ này nhưng đều bị đánh bật bởi sự khó khăn của thị trường cũng như tình trạng gian lận của đối tượng mua bảo hiểm, nói cách khác, rủi ro của việc tham gia thị trường này là quá lớn.

Thường gặp các bất trắc khó lường ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ trong khi lại thiếu tài sản thế chấp và không có cơ chế bảo hiểm cây trồng, vật nuôi do sự vắng bóng của thị trường bảo hiểm nông nghiệp nông thôn đã khiến các hộ nông dân khó có thể tiếp cận với nguồn tín dụng từ khu vực chính thức bởi các tổ chức tín dụng không thể điều chỉnh lãi suất để bù đắp chi phí và rủi ro cao khi cho vay ở nông thôn. Kết quả là các tổ chức tín dụng sẽ hạn chế cho vay ở nông thôn, từ đó mở ra cơ hội cho tín dụng phi chính thức phát triển vì người dân nông thôn

rất cần vốn cho sản xuất, cần tiền để trang trải cho các nhu cầu đột xuất (như bệnh tật, ma chay, cưới hỏi, học hành của con cái,...) trong khi thu nhập nhiều lúc không đủ để đáp ứng.

b) Nguyên nhân xuất phát từ khu vực tín dụng chính thức.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tạo điều kiện cho các hình thức tín dụng phi chính thức tồn tại và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế nông thôn xuất phát từ những hạn chế của khu vực tín dụng chính thức. Những hạn chế có thể kể ra ở đây là quy trình, thủ tục cho vay phức tạp, yêu cầu tài sản bảo đảm, công tác marketing ngân hàng còn kém…

Quy trình thủ tục cho vay còn có điểm chưa phù hợp với khu vực nông

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thị trường tín dụng phi chính thức nông thôn Việt Nam (Trang 73 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w