đồng, lãi suất đã gấp 1,5 so với lãi suất cho vay của ngân hàng. Trong thực tế, có những người chơi thăm bỏ lãi với mức 700.000 đồng trên một lần góp là 3.000.000 đồng thì chúng ta có thể thấy mức lãi suất hàng tháng mà những người này chịu sẽ cao đến mức nào.
Quy mô của hoạt động tín dụng dưới hình thức thăm ở các xã nghiên cứu được đưa ra ở bảng sau:
Bảng 3: Quy mô hoạt động thăm của 4 xã huyện Thọ Xuân
Nội dung Xuân Hòa Phú Yên Xuân Minh Xuân Lai 1. Số thành viên tham gia (hộ) 8 – 12 8 – 15 8 – 15 8 – 15 2. Số vốn một lần góp
• Cao nhất (triệu đồng)
• Thấp nhất (triệu đồng)
2 1 2 1 3 1 7 1 3. Thời gian một lần góp (tháng)
• Ngắn nhất • Dài nhất 1 2 1 2 1 3 1 3
(Nguồn: Nhóm tác giả điều tra)
Như ta thấy, ở những xã giàu hơn như Xuân Lai, mức góp mỗi lần có thể lên tới 7 triệu đồng. Và thường với những mức góp cao như vậy, lãi suất đi kèm trong mỗi lần mua thăm cũng sẽ rất cao.
3.1.2.3. Tín dụng dưới hình thức họ.
Đây cũng là một trong những hình thức của Rosca, mà theo quy định trong Nghị định 144/2006/NĐ-CP, một số tồn tại dưới hình thức họ không lãi, một số khác lại tồn tại dưới hình thức họ có lãi. Họ không lãi mang tính chất tương trợ, giúp đỡ nhau, thường là giữa những người anh em, bạn bè, họ hàng. Rủi ro trong tham gia họ không lãi dường như không có, vì sự ràng buộc của các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên. Trong trường hợp đồng tiền bị mất giá mạnh thì hình thức họ có lãi nhưng lãi không cạnh tranh mà là lãi cố định sẽ hợp lý hơn, vì hình thức này về cơ bản vẫn là phương thức giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa các thành
viên, nhưng đồng thời nó cũng giúp giảm được những bất lợi cho người lấy họ cuối cùng, nhờ bù đắp bởi phần lãi.
Các thành viên tham gia họ thường có mối quan hệ quen biết nhau giữa anh em, họ hàng, bạn bè, làng xóm…, trong đó cũng có một người làm chủ cái. Cách thức hoạt động của họ cũng do các thành viên tham gia họp bàn quyết định. Người nhận được vốn trong một lần lấy họ được xác định bằng cách bốc thăm, hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên, do có mối quan hệ than tình nên có thể nhường nhau lấy trước. Chủ cái có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc góp vốn của các thành viên, được hưởng quyền lợi là nhận được khoản vốn trong lần lấy họ đầu tiên và không phải trả lãi.
Trước đây, còn có hình thức chơi họ bằng lúa. Hình thức này diễn ra chủ yếu vào những năm 90 của thế kỉ XX, lúc kinh tế nông thôn Thọ Xuân còn kém phát triển. Hình thức này, sau đó đã không duy trì được lâu, một phần vì khu vực nông thôn trong huyện đã có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, nhưng một nguyên nhân quan trọng là hình thức này dễ gây mâu thuẫn giữa các thành viên trong việc góp họ (do chất lượng lúa không đồng nhất, giá lúa lên xuống thất thường…). Vì vậy, hiện nay, trên địa bàn toàn huyện chỉ còn hình thức chơi họ bằng tiền.
Quy mô của tín dụng dưới hình thức họ ở các xã nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Quy mô hoạt động họ của 4 xã huyện Thọ Xuân
1. Số thành viên tham gia (hộ) 5 – 12 5 – 14 6 – 14 5 – 14 2. Số vốn một lần góp
• Cao nhất (triệu đồng)
• Thấp nhất (triệu đồng)
1 0,5 2 0,5 2 0,5 2 0,5 3. Thời gian một lần góp (tháng)
• Ngắn nhất • Dài nhất 1 2 1 2 1 2 1 2
(Nguồn: Nhóm tác giả điều tra) 3.1.2.4. Tín dụng họ hàng, bạn bè, làng xóm.
Đây là hình thức tín dụng giữa những người họ hàng, bạn bè, làng xóm với nhau, mang tính chất của một hình thức tín dụng ưu đãi với lãi suất rất thấp, thường là bằng 0%. Trong khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn Thọ Xuân nói riêng, vay mượn giữa họ hàng, bạn bè, làng xóm là một hình thức rất phổ biến và đa dạng, không chỉ đơn thuần là quan hệ tín dụng mà còn thể hiện truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam, rất đáng trân trọng và gìn giữ.
Mục đích vay thường phục vụ cho tiêu dùng là chủ yếu, đặc biệt là khi hộ nông dân có nhu cầu đột xuất như làm nhà, ốm đau, ma chay, cưới hỏi…, ít trường hợp vay để sản xuất kinh doanh. Việc cho vay hoàn toàn mang tính chất tương trợ, giúp đỡ nhau giữa những người có quan hệ họ hàng, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Lãi suất hầu hết bằng 0%. Trường hợp có lãi thì lãi rất thấp, chủ yếu xảy ra khi khoản vay lớn, và thời hạn vay kéo dài, nhưng những trường hợp này cũng rất hiếm khi xảy ra. Cũng vì mức lãi suất cho vay có thể coi như bằng 0%, nên mức vốn cho vay trong quan hệ tín dụng giữa họ hàng, bạn bè, làng xóm thường không lớn hơn so với các hình thức tín dụng phi chính thức khác.
Về thời hạn vay, phần lớn trong các quan hệ tín dụng theo kiểu này, người cho vay và người đi vay không thỏa thuận thời hạn hoàn trả. Do tính chất quan hệ thân tình giữa hai bên (quan hệ anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng…) nên bên cho vay thường cho phép bên đi vay hoàn trả khi bên đi vay có nguồn thu nhập, chứ
không quy định thời gian hoàn trả cụ thể là bao lâu. Thường thì các khoản vay phục vụ cho các công việc như làm nhà hay ốm đau có thời hạn vay dài hơn, có thể kéo dài vài năm. Các khoản vay phục vụ sản xuất có thời gian hoàn trả ngắn hơn, do sau một chu kì sản xuất, người đi vay thường có khoản thu nhập để trả nợ. Rủi ro không hoàn trả các khoản vay tương đối thấp, mà nguyên nhân chủ yếu do tâm lý sợ dư luận xã hội của người Á Đông.
Hình thức trả nợ cũng khá linh động, có thể trả dần khoản vay, hoặc trả toàn bộ khoản vay vào một thời điểm.
Những nội dung của quan hệ tín dụng giữa họ hàng, bạn bè, làng xóm trên bốn xã nghiên cứu được phản ánh trong bảng:
Bảng 5: Quy mô hoạt động vay, mượn họ hàng, bạn bè, làng xóm của 4 xã huyện Thọ Xuân