Bảng 3: Quy mô hoạt động thăm (hụi) của 4 xã huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thị trường tín dụng phi chính thức nông thôn Việt Nam (Trang 61 - 63)

1. Mức vay một lượt hộ (triệu)

• Cao nhất • Thấp nhất 20 2 30 2 30 2 50 2

2. Lãi suất cho vay (%/tháng) 0 0 0 0

(Nguồn: Nhóm tác giả điều tra) 3.1.2.5. Tín dụng tư thương (tín dụng dưới hình thức mua bán chịu).

Hoạt động mua bán chịu (tín dụng tư thương) khá phổ biến trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Mức mua chịu đối với một lượt hộ trên địa bàn biến động rất lớn. Đối với các hộ nông dân, mức mua chịu trên một hộ thường thấp, có thể chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt hằng ngày của hộ. Còn đối với các hộ kinh doanh buôn bán thì mức mua chịu thường cao hơn nhiều, thường từ vài trăm nghìn đồng đến cả vài chục triệu đồng để đáp ứng yêu cầu dự trữ hàng hóa.

Lãi suất mua chịu được tính luôn vào giá cả hàng hóa bán ra cũng có sự biến động lớn, và một phần còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người bán chịu và người mua chịu. Thường thì lãi suất các hộ kinh doanh buôn bán mua chịu của

những đại lý bán buôn khá thấp (do các đại lý bán buôn được hưởng nhiều lợi ích từ các chương trình khuyến mãi của nhà sản xuất nên mức lãi suất họ tính đối với các hộ bán lẻ cũng thấp). Còn mức lãi suất mua chịu với mục đích tiêu dùng của các hộ nông dân biến đổi nhiều hơn, và cũng cao hơn so với bán buôn hàng hóa.

Về thời hạn trả nợ, do tín dụng tư thương là hình thức cho vay bằng hiện vật và hoàn trả bằng tiền nên thường có thời gian hoàn trả ngắn, để tránh sự mất giá của đồng tiền. Nhưng nhiều khi giữa người bán và người mua không quy định thời gian trả nợ, mà chỉ ngầm định với nhau sẽ hoàn trả trong một thời gian ngắn sắp tới. Nói chung, thời gian trả nợ chỉ từ vài ngày đến vài tháng. Rât hiếm trường hợp cho mau chịu trên một năm. Những trường hợp thời gian trả nợ trên một năm thường chỉ là những trường hợp nợ dây dưa, khó đòi.

Về thủ tục vay, tín dụng tư thương cũng có thủ tục khá đơn giản, dễ dàng. Thường thì người mua chịu không mất chi phí gì về giao dịch mua bán chịu. Trong thực tế, phần nhiều các trường hợp là mua bán giữa các bên sinh sống trong cùng một địa phương, nên hợp đồng mua bán chịu thực ra chỉ là thỏa thuận bằng miệng, và bên bán dựa vào uy tín của bên mua là chính. Có trường hợp, để an toàn hơn, người bán có thể buộc người mua phải kí vào sổ nợ của người bán.

3.1.3. Mối quan hệ giữa các thành phần tham gia thị trường vốn tín dụng với hộ nông dân trong khu vực nông thôn Thọ Xuân.

Mối quan hệ giữa các thành phần tham gia thị trường vốn tín dụng với hộ nông dân trong khu vực nông thôn huyện Thọ Xuân được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong thị trường vốn tín dụng với hộ nông dân huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thị trường tín dụng phi chính thức nông thôn Việt Nam (Trang 61 - 63)