- Tạo sản phẩm: Cuối cùng để tạo ra sản phẩm ximăn g, nung clinker với thạch cao và một số phụ gia khác theo một tỷ lệ thích hợp Xi măng có thể
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG
3.2 Một số giải pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Cổ phần Ximăng Tuyên Quang
Quang
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang đã và đang tìm mọi biện pháp để khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, nhằm không ngừng tăng lợi nhuận của Công ty, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống cho người lao động. Đây là một bài toán khó giải, để giải quyết được bài toán này cần sự nỗ lực của tất cả CBCNV trong Công ty.
3.2.1 Các giải pháp tăng doanh thu tiêu thụ
Do điều kiện địa lý của tỉnh, thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty là khá thuận lợi. Tuy nhiên để giữ vững thị trường trong thời gian tới, nhất là khi một số nhà máy xi măng lò quay công nghệ hiện đại ở một số tỉnh xung quanh đi vào sản xuất (nhà máy xi măng Thái Nguyên công suất 2 triệu tấn/năm, nhà máy xi măng lò quay Thanh Ba – Phú Thọ ...) thì việc tìm các biện pháp để giữ vững thị trường hiện có là cần thiết, tạo điều kiện để Công ty mở rộng thị trường vào các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Mở rộng thị trường
Công ty cần chú trọng đầu tư vốn để nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh đồng thời phải nhận biết được chiều hướng thay đổi của môi trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, có những chính sách phù hợp để củng cố, duy trì lợi thế cạnh tranh, vị trí của công ty trên thị trường hiện tại.
Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu điều tra nhu cầu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng của những thị trường tiềm năng, nắm bắt những chính sách, cơ hội mới của nền kinh tế. Từ đó, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ nhằm
thâm nhập, khai thác thị trường mới ngoài thị trường cũ đã được phân công hiện tại.
Có như vậy, sản lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty mới có thể tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng doanh thu.
- Cải tiến phương thức giao hàng, thanh toán tiền hàng
Công ty cần điều tra tập quán tiêu dùng của khách hàng , từ đó có những chính sách bán hàng, thu tiền hàng phù hợp từng đối tượng, từng giai đoạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho người mua cũng như việc thanh toán tiền như: thanh toán theo kì hạn, chiết khấu thương mại, trả chậm, trả góp…
- Xây dựng chính sách giá cả hợp lý, đảm bảo cạnh tranh
Giá cả sản phẩm phải do cung cầu thị trường quyết định nhưng cũng phải bù đắp chi phí đã tiêu hao để sản xuất sản phẩm, tạo lợi nhuận thỏa đáng cho doanh nghiệp.
Để chủ động trên thị trường, Công ty cần theo dõi tình hình biến động của giá cả, từ đó để có những điều chỉnh hợp lý. Tuy nhiên, ngoài việc nắm vững giá ở từng khu vực thị trường, Công ty cần dự đoán xu hướng biến động của nó bằng cách thu thập những thông tin về giá cả ở thị trường có liên quan, thông tin về tỷ giá hối đoái, chính sách của Nhà nước và những thông tin khác của nền kinh tế có ảnh hưởng tới giá xi măng.
3.2.2.Các giải pháp nhằm quản lý chi phí, hạ giá thành thành phẩm - Quản lý vật tư
Mức dự trữ vật tư tối thiểu cần thiết phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian qua,việc lập kế hoạch sản xuất, dự trữ vật tư của công ty là chưa tốt gây tồn đọng vốn lớn, tăng những chi phí không cần thiết, cản trở hạ giá thành sản phẩm.Trong thời gian tới, công ty cần đầu tư nghiên cứu lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, từ đó xác định mức dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm tối ưu nhất, vừa đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh được liên tục, giảm thấp nhất lượng vốn bị ứ đọng vào vật tư.
Ngoài ra, nguyên vật liệu của công ty được mua từ Quảng Ninh… và vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ nên thường xuyên có hao hụt trong vận chuyển. Vì vậy, cần ra các định mức tối thiểu và tối đa cho hao hụt trong vận chuyển, giao trách nhiệm bảo quản cho người vận chuyển.
Việc phân bổ nguyên vật liệu đến từng bộ phận sản xuất cũng cần phân rõ định mức trách nhiệm nhằm nâng cao tinh thần tiết kiệm, tránh gây lãng phí trong quá trình sử dụng.
Tiếp tục nghiên cứu, điều tra các nguồn nguyên liệu mới, đề ra kế hoạch thu mua kịp thời nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu chính hay nguyên liệu thay thế luôn cung cấp liên tục cho sản xuất kinh doanh khi thị trường có những biến động về giá cả ảnh hưởng xấu đến công ty.
- Quản lý tiền công, tiền lương lao động
Về tiền lương: Phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và phải xứng đáng với hao phí sức lao động của công nhân. Hơn nữa để người lao động phải đảm bảo nuôi sống gia đình họ, gắn lợi ích của người lao động vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về tiền thưởng: Phải dựa vào hiệu quả công việc của người lao động và hiệu quả hoạt động của Công ty, hình thức, chế độ khen thưởng phải hợp lý, kịp thời.
Ngoài ra, đặc biệt là trong công tác bán hàng, công ty cũng cần phải quan tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên bán hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Đối với số lao động đã được định biên trong dây chuyền sản xuất chính vẫn phải tiếp tục sắp xếp lại lao động sao cho thật hợp lý và khoa học để giảm định mức lao động tổng hợp xuống.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty phải được tạo mọi điều kiện phát huy năng lực, trí tuệ để năng động, sáng tạo hơn trong công việc và phải có trình độ chuyên môn, hết lòng vì Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc thực hiện các giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có một đội ngũ lao động đoàn kết, có năng lực, trình độ, nhiệt tình trong công việc, qua đó mới có thể thực hiện được các mục tiêu do Công ty đề ra.
- Quản lý chặt chẽ chi phí BH và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành của công ty trong những năm qua. Năm 2007,2008 kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng lớn do hai khoản chi phí này chưa được tiết kiệm hợp lý.
Trong chi phí bán hàng của doanh nghiệp, chi phí cho đội xe để vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ là rất lớn do chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như giá xăng dầu, chi phí sửa chữa, bảo hành xe. Mặt khác, số lượng 11 chiếc xe là chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty, khi xe có vấn đề hoặc nhu cầu vận chuyển gia tăng, công ty phải thuê xe ngoài với chi phí khá cao, góp phần làm tăng gía thành sản phẩm.
Công ty cần có kế hoạch đầu tư mua sắm thêm ôtô để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa được kịp thời, chủ động. Phương thức quản lý không nên mang tính bao cấp mà phải quản lý theo phương thức khoán như chi phí sửa chữa ô tô cần có thời gian bão dưỡng định kỳ cụ thể, còn phát sinh sửa chữa ngoài định kỳ thì phải có chi phí khoán. Có như vậy mới có thể nâng cao tính thần trách nhiệm, cũng như tính tự chủ và giữ gìn tài sản chung của Công ty cho đội xe.
3.2.3. Các giải pháp khác
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty cần phải đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn làm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn để tăng mức doanh lợi với các biện pháp sau:
Kiểm tra, chặt chẽ các bộ phận vốn lưu động như: Vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm và các định mức tiêu hao...
- Công ty phải so sánh, tính toán để lựa chọn đầu tư vào hoạt động có lợi nhuận nhất, tránh thất thiệt, thua lỗ vốn.
- Giảm chi phí khấu hao tài sản cố định, tăng công suất sử dụng của tài sản cố định. Tập trung xử lý dứt điểm các loại vật tư tồn kho ứ đọng, các loại tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng, các khoản công nợ quá hạn mất khả năng thanh toán, thu hồi các khoản công nợ tồn đọng chậm thanh toán....để tạo nên một nền tảng tài chính lành mạnh ngay trong bản thân Công ty.
- Một số kiến nghị với nhà nước
+ Là một Công ty cổ phần nhưng nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ nên, mọi quyết định đầu tư, mua sắm thiết bị máy móc, nhà xưởng, Công ty đều phải trình và chờ sự cho phép của Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Trong khi đó, các quyết định của tỉnh thường rất chậm chạp. Do đó, Tỉnh cần có các quyết định nhanh chóng, tạo thuận lợi, giúp Công ty không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
+ Nhà nước cần đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo môi trường pháp lý, tài chính thuận lợi, thông thoáng tạo điều kiện để công ty có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
+ Với vai trò quản lý nền kinh tế vĩ mô, nhà nước cần có những chính sách, dự báo trên quy mô toàn nên kinh tế nhằm định hướng sự phát triển cho các doanh nghiệp.
+ Nhà nước cần mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế với các quốc gia khác, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra ngoài nước.
Trên đây là một vài đề xuất của em để giúp công ty tăng lợi nhuận trong những năm tới. Tuy nhiên do trình độ và sự hiểu biêt về hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty còn hạn chế nên giải pháp đưa ra không thực sự đảm bảo chắc chắn cho việc tăng lợi nhuận của công ty. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp, phê bình của các thầy cô, các cô chú ở Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang.
KẾT LUẬN
Lợi nhuận luôn là mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, động lực thúc đẩy hoạt động của mọi doanh nghiệp. Do vậy, tối đa hóa lợi nhuận luôn được các doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Trong những năm qua, Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang đã không ngừng cố gắng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa
sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Qua thời gian thực tập tại công ty với đề tài “ Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang”, em đã có tìm hiểu , phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần vào nỗ lực chung của Công ty trong việc nâng cao lợi nhuận. Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chếnên đè tài không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét từ các thầy cô giáo, các cô chú trong Công ty xi măng Tuyên Quang.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các cô chú trong Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập. ĐẶc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Công Ty đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành đề tài này.