Thực trạng thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Ximăng Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 31 - 54)

- Tạo sản phẩm: Cuối cùng để tạo ra sản phẩm ximăn g, nung clinker với thạch cao và một số phụ gia khác theo một tỷ lệ thích hợp Xi măng có thể

2.2. Thực trạng thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Ximăng Tuyên Quang

liệu đầu vào này khá tốn kém, gây khó khăn cho việc hạ giá thành thành phẩm.

- Nền kinh tế mở cửa, thị trường ngày càng nhiều sản phẩm xi măng mới ra đời với trình độ công nghệ cao , tình hình hiện tại của công ty không đáp ứng được cơ chế cạnh tranh. Thị trường vật liệu xây dựng luôn luôn biến động gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2. Thực trạng thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang Quang

Bảng 3 -Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2006- 2008.

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Doanh thu bán hàng và c/c d/vụ

116.287 129.129 155.302

Doanh thu thuần về BH và c/c d/vụ 116.287 129.129 155.302

Giá vốn hàng bán 106.116 116.979 144.170

Lợi nhuận gộp bán hàng và c/c d/vụ 10.171 12.150 11.132

Doanh thu hoạt động tài chính 68 92 125

Chi phí tài chính 879 1.525 2.719

Chi phí bán hàng 1.006 2.555 3.232

Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.747 4.608 4.935

Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 4.606 3.554 371

Thu nhập khác 246 457 643

Chi phí khác 60 131 294

Lợi nhuận khác 185 326 349

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.791 3.880 720

Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 392 75

Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.791 3.488 655

( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2006-2008)

2.2.1. Thực trạng quản lý doanh thu từ bán hàng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, là nguồn quan trọng để các doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hay tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác nhằm tăng lợi nhuận. Nhưng khi doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng đó kéo dài, doanh nghiệp sẽ không đủ sức cạnh tranh

tên thị trường, có thể dẫn đến phá sản . Bởi vậy, doanh thu luôn là khoản được xem xét đầu tiên khi phân tích tình hình doanh nghiệp.

Ta có tình hình thực hiện doanh thu bán hàng của Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang theo bảng sau:

Bảng 4- Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị: Tr đồng Sản phẩm Doanh thu 2006 2007 2008 Đá thành phẩm 156,568 303,892 588,157 Ximăng PCB 30 113 629,947 115 899,096 138 288,301 Bột barit 823,402 10 005,741 13 005,363 Gạch ximăng 91,147 25,6 0 Đá 2*4 19,225 80,331 25,757 Ximăng thứ phẩm 0,9 0 0 Đá 1*2 154,285 341,917 287,820 Ximăng PCB 40 2 078,272 2 310,646 91,09 Tổng doanh thu 116 287, 748 129 129,223 155 302,488 ( Nguồn: Bảng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm 2006-2008)

Tổng doanh thu từ bán hàng của công ty xi măng Tuyên Quang năm 2006, 2007 tăng từ 116.287 triệu lên 129.129 triệu đồng với tốc độ tăng 11,04%.Trong đó, doanh thu của sản phẩm chính xi măng PCB 30 tăng lên 2270 triệu, với tốc độ tăng 2% so với năm 2006.

Năm 2008, tổng doanh thu bán hàng của công ty tăng lên 26 173 triệu, với tốc độ tăng 20,3%, trong đó, doanh thu tiêu thụ xi măng PCB 30 tăng lên 22389 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2007.

Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện doanh thu của Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang, ta sẽ đi phân tích các yếu tố cấu thành doanh thu bán hàng của công ty.

2.2.1.1. Chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ

Việc tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng và đòi hỏi sự cố gắng của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là điều mà tất cả các doanh

nghiệp đều mong muốn vì hiện nay thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng, khắt khe. Khi đó, bắt buộc mọi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả phù hợp, có những đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu và dự đoán thị trường…có như vậy sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường. Tất cả những cố gắng ,nỗ lực của doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh cuối mỗi kì thực hiện, nhờ đó doanh nghiệp có thể có những nhận xét, đánh giá nhằm hoàn thiện hơn.

Bảng 5 -Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm Đơn vị Sản lượng tiêu thụ

2006 2007 2008 Đá thành phẩm M3 5 206,2 9 948,2 12,443 Ximăng PCB 30 Tấn 203 229,842 197 178,621 187 476,22 Bột barit Tấn 1 125 13 065 13 480 Gạch ximăng Viên 128 130 36 800 0 Đá 2*4 M3 253,494 1 098 259 Ximăng thứ phẩm Tấn 3.000 0 0 Đá 1*2 M3 1 800 3 996,3 2 469 Ximăng PCB 40 Tấn 1 915 3 738,3 155

(Nguồn: Bảng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm 2006-2008) Từ bảng trên, ta thấy được sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty xi măng Tuyên Quang trong giai đoạn 2006- 2008.Trừ hai loại sản phẩm bột barite và đá thành phẩm có xu hướng tăng sản lượng tiêu thụ qua các năm, còn lại các sản phẩm khác có xu hướng giảm dần từ 2006 đến 2008 hoặc tăng lên vào năm 2007 rồi lại giảm xuống sản lượng tiêu thụ trong 2008.

Xi măng PCB 30 là sản phẩm chính ,chiếm phần lớn tới 90% tỉ trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ giảm dần qua các năm.

Năm 2006, sản lượng tiêu thụ PCB 30 là 203 229,842 triệu đồng, chiếm 90% sản lượng sản xuất chứng tỏ tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

đang rất thuận lợi,công ty dự báo nhu cầu thị trường khá sát nhờ đó chủ động trong sản xuất, dự trữ hàng tồn kho, quản lý hiệu quả vốn lưu động tạo điều kiện nâng cao mức doanh thu.

Năm 2007, sản lượng tiêu thụ PCB 30 là 197 178,621 tấn, giảm 6051,221 tấn so với 2006 tốc độ giảm 3% về lượng tiêu thụ và bằng 100,8% khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kì. Như vậy, năm 2007 cả khối lượng sản xuất và tiêu thụ đều kém hơn năm 2006, tuy nhiên công ty vẫn đáp ứng được nhu cầu đơn đặt hàng trong năm. Nhưng công ty cũng cần điều tra xem xét nguyên nhân số lượng đơn đặt hàng giảm là do tác động của nguyên nhân khách quan hay do chất lượng sản phẩm của công ty có vấn đề để kịp thời có biện pháp xử lý.

Năm 2008, sản lượng tiêu thụ PCB 30 tiếp tục giảm 9703,401 tấn tương ứng giảm 5% so với sản lượng tiêu thụ năm 2007, chiếm 98% khối lượng sản xuất trong năm. Do năm 2008 nền kinh tế đất nước đang có những khó khăn, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ngưng trệ, giảm sút hoặc sản xuất cầm chừng nên có thể các nhà đầu tư còn do dự chờ những động thái tích cực để tiếp tục đầu tư, bởi vậy số lượng đơn đặt hàng có giảm so với năm 2007.

Công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp : phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, bố trí sắp xếp lao động hợp lý, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật : thay băng tải xích bằng băng tải cao su để vận chuyển nguyên liệu, làm giảm chi phí thay thế, sửa chữa; thay vít tải bằng hệ thống máng khí động vận chuyển bột liệu vừa tăng năng suất vừa giảm tiêu hao điện năng; lắp đặt hệ thống gió phụ xử lý lệch lửa lò nung, vừa đảm bảo lò hoạt động an toàn Mặc dù,trong năm 2007 và 2008 sản lượng sản phẩm xi măng PCB 30 liên tục giảm với tốc độ 3% và 5% nhưng doanh thu bán hàng của sản phẩm này vẫn tăng với tốc độ lần lượt là 2% và 19 %. Điều đó chứng tỏ, sự tăng lên của doanh thu bán hàng trong kì không phải do cố gắng của doanh nghiệp trong việc tăng lượng sản phẩm tiêu thụ mà do tác động của nhân tố khác.

2.2.1.2.Chỉ tiêu giá bán thành phẩm

Ngoài nhân tố sản lượng sản xuất và tiêu thụ, để có thể tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, có một nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp đó là giá thành sản phẩm

Vì sản phẩm xi măng PCB 30 là sản phẩm chính có doanh thu chiếm tới hơn 90% tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp nên trong phần này, em chỉ xem xét đối với sản phẩm xi măng PCB 30

Bảng 6 - Giá bán sản phẩm xi măng

Sản phẩm Giá bán(VND)/tấn

2006 2007 2008

Ximăng PCB 30 559.120 587.787 737.631 (Nguồn: Bảng lợi nhuận tiêu thụ 2006-2008)

Giá bán luôn là yếu tố nhạy cảm trên thị trường, phụ thuộc vào tình hình sản xuất của công ty, yếu tố cung cầu và sự điều tiết của nhà nước vì vậy việc thay đổi giá bán phải được thị trường chấp nhận thì sản phẩm mới có thể tồn tại được.

Năm 2007 so với năm 2006, giá bán của sản phẩm xi măng PCB 30 tăng lên 5% nhưng sản lượng xi măng tiêu thụ lại giảm với tốc độ 3% làm cho doanh thu bán hàng của sản phẩm tăng lên 2%. Như vậy, có thể nói việc tăng doanh thu trong kì là do tác động của việc công ty tăng giá bán. Do đó, đây không thể coi là cố gắng của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.Cần phải xem xét việc thực hiện chi phí, giá thành của sản phẩm để biết được việc tăng giá bán sản phẩm của công ty là phù hợp hay không.

Năm 2008, giá bán xi măng PCB 30 của công ty tiếp tục tăng 149 nghìn đồng trên một tấn xi măng, với tốc độ tăng 25% nhưng sản lượng tiêu thụ giảm 5% làm cho doanh thu bán hàng sản phẩm này tăng 19%.Việc tăng giá bán đã tác động trực tiếp làm tăng doanh thu bán hàng nhưng sản lượng tiêu thụ lại giảm nên chưa thể nói giá bán tăng lên là phù hợp hay không.

Với việc chiếm trên 90% tỉ trọng doanh thu bán hàng của công ty hàng năm thì sản phẩm xi măng PCB 30 chính nguồn thu chính của công ty. Mọi thay đổi của hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng PCB 30 đều là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi của tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Qua việc xem xét sự biến động của sản lượng tiêu thụ và giá bán của sản phẩm xi măng PCB 30 ở trên, ta có thể thấy được điều đó.

Bởi vậy, trong phần tiếp theo của đề tài nghiên cứu, em xin xem xét về công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang với hoạt động sản xuất đơn sản phẩm.

2.2.2. Thực trạng quản lý chi phí và giá thành

Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi các điều kiện khác không đổi thì việc hạ giá thành đơn vị sản phẩm sẽ làm tăng lợi nhuận đơn vị sản phẩm. Vì vậy, trong công tác quản lý chi phí, doanh nghiệp luôn cố gắng thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều khỏan mục, nếu xét theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh thì những chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.Vì vậy, để thực hiện quản lý chi phí thì doanh nghiệp cần phải quản lý một cách đồng bộ , khoa học từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Ta đi xem xét thực trạng quản lý chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2006, 2007, 2008

Từ bảng , ta thấy tổng giá vốn hàng bán của doanh nghiệp năm 2007 là 116.979 triệu đồng , tăng 10.863 triệu đồng với tốc độ tăng 10,2% so với giá vốn hàng bán trong năm 2006. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu năm 2007 là 90,6% giảm so với tỷ trọng giá vốn năm 2006 là 91,2%, giảm 0,6 %. Như vậy, cứ 100 đồng doanh thu năm 2007, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 0,6 đồng từ giá vốn hàng bán.

Trong khi đó, chi phí bán hàng năm 2007 tăng 1549 triệu đồng, tăng 154% so với năm 2006, tỷ trọng trong doanh thu tăng lên từ 0,9% lên 2% doanh thu.

Nghĩa là, năm 2007 doanh nghiệp đã sử dụng không tiết kiệm chi phí bán hàng, mỗi 100 đồng doanh thu, so với năm 2006, doanh nghiệp đã mất thêm 1,1 đồng.

Bảng 7 -Tình hình kinh doanh chủ yếu

Đơn vị :Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Doanh thu bán hàng và c/c d/vụ 116.287 129.129 155.302

Giá vốn hàng bán 106.116 116.979 144.170

Chi phí bán hàng

1.006 2.555 3.232

Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.747 4.608 4.935

Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD

4.606 3.554 371

Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 4.791 3.488 720

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2008)

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 861 triệu đồng, tăng 23 %, tỷ trọng trong doanh thu tăng từ 3,2% lên 3,5%. Như vậy, mỗi 100 đồng doanh thu năm 2007, doanh nghiệp phải chi thêm 0, 3 đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nhưng theo phân tích ở trên thì năm 2007, sản lượng tiêu thụ giảm 3%. Như vậy, việc tăng lên của tổng chi phí và giảm sút sản lượng tiêu thụ đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2007 là 1052 triệu đồng, giảm 23%.

Năm 2008, tổng giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tiếp tục tăng 23,24%, tỷ trọng giá vốn trong doanh thu tăng lên 2,4 % thành 93% doanh thu

so với năm 2007. Có thể thấy rằng, năm 2008 doanh nghiệp sử dụng chưa tiết kiệm giá vốn hàng bán, phải bỏ thêm 2,4 đồng cho mỗi 100 đồng doanh thu.

Chi phí bán hàng năm 2008 tăng 26,5%, tăng tỷ trọng 0,1% trong doanh thu so với năm 2007. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7,1%, tỷ trọng trong doanh thu giảm 0,4% còn 3,1% doanh thu. Như vậy, năm 2008, doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm 0,4 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng chỉ tăng 0,1 đồng cho mỗi 100 đồng doanh thu so với năm 2007.

Sản lượng tiêu thụ năm 2008 cũng giảm so với năm 2007 là 5% cùng với việc tăng lên của tổng chi phí đã làm lợi nhuận năm 2008 của doanh nghiệp giảm 89,6%.

Bảng 8 -Bảng giá thành đơn vị sản phẩm xi măng PCB 30

KHOẢN MỤC CHI PHÍ ĐVT 2006 2007 2008

Chi phí NVL trực tiếp VND 312 622 309 180 426 476

Chi phí NC trực tiếp VND 85 247 109 307 105 814

Chi phí SX chung VND 113 520 124 875 160 033

Giá thành đơn vị VND/ tấn 511 390 543 363 692 324

(Nguồn: Thẻ tính giá thành xi măng PCB 30)

Đối với sản phẩm chính xi măng PCB 30, giá thành đơn vị cũng liên tục tăng với tốc độ tăng 6,3% và 27,4% trong khi sản lượng tiêu thụ giảm qua các năm 2007, 2008.

Như vậy , có thể nói việc quản lý giá vốn của doanh nghiệp trong hai năm 2007, 2008 chưa thật sự tiết kiệm, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán hay giá thành đơn vị đều bao gồm nhiều khỏan mục khác nhau. Để xem xét việc sử dụng chi phí thế nào, ta đi phân tích từng loại khoản mục chi phí tạo nên của xi măng PCB30

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá vốn hàng bán. Chi phí này chịu sự chi phối của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chi phí lưu kho, bảo quản…nên thường xuyên biến động qua các kì sản xuất. Việc quản lý nguyên vật liệu không tốt sẽ gây lãng phí, giảm hiệu quả sản xuất, tăng giá vốn hàng bán. Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch, dữ trữ, bảo quản gây thiếu hụt nguyên liệu sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh,làm phát sinh thêm chi phí như: chi phí bảo quản sản phẩm dở dang, phạt vi phạm hợp đồng,chi mua thêm nguyên liệu với giá cao hơn… quan trọng hơn là giảm uy tín cũng như lợi nhuận kì đó của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều, không có kế hoạch sẽ làm ứ đọng vốn, tăng thêm chi phí bảo quản, lưu trữ, doanh nghiệp có thể phải huy động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng tuyên quang (Trang 31 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w