- Thử nghiệm gia tốc thời tiết: Màng phủ nhà lưới được thử nghiệm gia tốc thời tiết trên thiết bị UVCON (Ultra Violet Condensation Screening Device) Model UC – 327 – 2 theo tiêu chuẩn ASTM D4587 – 05. Mẫu được cắt thành hình chữ nhật, kích thước 10x14 (cm x cm), đặt trên tấm nhôm. Thực hiện 100 chu kỳ gia tốc thời tiết (8 giờ chiếu UV, 4 giờ ngưng tụ/1 chu kỳ). Sau mỗi khoảng 20 chu kỳ, màng được đánh giá tổng thể các tính chất như: hình thái học bề mặt (chụp ảnh SEM), tính chất cơ lý (độ bền kéo đứt,
Khóa luận Tốt nghiệp Phạm Thị Mỹ Dung
- Thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên: Mẫu được cắt thành hình chữ nhật, kích thước 10x14 (cm x cm), đem treo trên giá treo mẫu tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Giá treo mẫu nghiêng 30 độ về hướng đông. Thời gian thử nghiệm từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011 (6 tháng). Năng lượng mặt trời trung bình ở Hà Nội thời gian này là 142kLY/năm. Định kỳ xác định các tính chất của màng.
- Tính chất cơ lý: Sau từng chu kỳ, mẫu màng được xác định độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi đứt theo ASTM D882 trên thiết bị đo kéo đứt AGS- J 10kN (Shimadzu).
- Đánh giá hiệu quả của phụ gia chống oxi hóa: Các mẫu màng LDPE nguyên sinh, màng chứa phụ gia chống oxi hóa. Các mẫu màng được thử nghiệm trong điều kiện gia tốc thời tiết như trên. Trong từng khoảng chu kỳ xác định, mẫu màng được lấy ra phân tích xác định chỉ số cacbonyl.
CI = (Độ hấp thụ ở bước sóng 1715cm-1) / (Độ hấp thụ ở bước sóng 2820 cm-1).
Trong đó, pic ở 1715cm-1 đặc trưng cho sự hấp thụ bởi nhóm cacbonyl, còn pic ở 2820cm-1 được chọn làm pic chuẩn (đặc trưng cho sự hấp thụ của nhóm -CH2- ).
Khóa luận Tốt nghiệp Phạm Thị Mỹ Dung
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN