CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của cadimi(II), đồng(II) với eriocrom đen (EBT) bằng phương pháp trắc quang và sự ảnh hưởng của ion ca2+, fe3+, pb2+ tới sự tạo phức (Trang 27 - 29)

2.1.

DỤNG CỤ

Các loại pipet, buret, bình định mức các loại, cốc thủy tinh có thể tích khác nhau…

2.2.

THIẾT BỊ

- Cân phân tích (BP121S, độ chính xác 0,1 mg) - Máy đo quang Jenway 6300

- Máy quang phổ UV – 160

- Máy đo pH met 744 pH Metre Metrohm - Máy cất nước 2 lần

2.3.

Khóa luận tốt nghiệp - 28 - Lương Thị Cẩm Tú – K35B Hóa

2.3.1. Pha

chế dung dịch EBT 10-3M

Thuốc thử EBT (C20H12O7N3SNa) 10-3M được pha chế bằng cách cân chính xác 0,1153 gam EBT (M = 461,39) hòa tan bằng etanol trong cốc đong, chuyển vào bình định mức 250 ml, tráng cốc rồi định mức tới vạch bằng nước cất 2 lần.

Khi pha các dung dịch EBT với nồng độ thấp hơn, có thể pha trực tiếp từ các dung dịch có nồng độ lớn hơn bằng cách dùng pipet hút thể tích EBT tương ứng với nồng độ và thể tích dung dịch mới cần pha, cho vào bình định mức sau đó thêm nước cất 2 lần tới vạch.

2.3.2. Pha

chế dung dịch Cu (II)

Dung dịch đồng (II) được pha chế từ muối CuSO4.5H2O (M = 249,68). Dùng cân điện tử cân chính xác 0,0624 gam muối đồng, hòa tan trong cốc đong bằng nước cất 2 lần, sau đó chuyển vào bình định mức 250ml, tráng cốc rồi cho thêm nước cất 2 lần tới vạch.

Khi pha các dung dịch đồng (II) có nồng độ thấp hơn, tiến hành các thao tác tương tự như đối với EBT ở trên.

2.3.3 Pha

chế dung dịch Cd (II)

Dung dịch cadimi (II) được pha chế từ muối Cd(NO3).4H2O (M = 308,48). Dùng cân điện tử cân chính xác 0,0771 gam muối cadimi, hòa tan trong cốc đong bằng nước cất 2 lần, sau đó chuyển vào bình định mức 250ml, tráng cốc rồi cho thêm nước cất 2 lần tới vạch.

Khi pha các dung dịch cadimi (II) có nồng độ thấp hơn, tiến hành các thao tác tương tự như đối với EBT ở trên.

Khóa luận tốt nghiệp - 29 - Lương Thị Cẩm Tú – K35B Hóa

2.3.4. Các

hóa chất khác

Các dung dịch NaOH, HCl ở các nồng độ khác nhau thì được pha với các khối lượng khác nhau.

Ngoài ra, còn các dung dịch khác như dung dịch KCl, tinh thể CaCl2, tinh thể FeCl3, tinh thể Pb(NO3)2.

2.4.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các dung dịch đều được giữ ở lực ion cố định bằng KCl 1M. Sau đó khi chuẩn bị xong các dung dịch nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xác định các điều kiện tạo phức tối ưu λmax, pHtư, thời gian tạo phức tối ưu. Các phương pháp đo sau đó được thực hiện ở các điều kiện đã khảo sát.

Tất cả các kết quả thực nghiệm như: hệ số hấp thụ gam ɛ, hằng số tạo phức Kp, hằng số bền điều kiện β … đều được xử lí bằng thống kê toán học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của cadimi(II), đồng(II) với eriocrom đen (EBT) bằng phương pháp trắc quang và sự ảnh hưởng của ion ca2+, fe3+, pb2+ tới sự tạo phức (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)