Quy trình thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.Quy trình thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên

- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Giáo viên cần xác định các lĩnh vực phẩm chất phải đạt của mục tiêu bài học là: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Giáo viên cần phân hóa học sinh theo những trình độ kiến thức và tư duy khác nhau, để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ nhưng vừa sức.

- Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung bài học

Tri thức của mỗi môn học đều có quan hệ nội môn, liên môn gắn bó chặt chẽ. Nếu như mối liên hệ này không được khai thác, thì việc khơi dậy

Tháng Thị Thèn 28 GVHD: Phạm Quang Tiệp

động cơ hứng thú tìm tòi cho học sinh sẽ rất khó khăn, nghĩa là khó làm học sinh ý thức được tình huống có vấn đề.

Giáo viên phân tích lôgic nội dung bài học để xác định cụ thể mối liên hệ giữa vốn tri thức, kĩ năng của học sinh với tri thức kĩ năng mới cần hình thành. Đồng thời, giúp giáo viên xác định các nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề (ở bước 3) và vận dụng các kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề đối với nội dung đó (ở bước 4).

- Bước 3: Xác định các nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề

Không phải mọi bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đều tồn tại vấn đề và không phải nội dung nào cũng có thể tạo được tình huống có vấn đề. Giáo viên cần biết được nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề được xác định bởi 3 tiêu chí sau:

+ Tiêu chí 1: Kiến thức đã có ở chủ thể (nghĩa là có “tồn tại vấn đề” đối với học sinh, trong đó điều chưa biết phải mới và mang tính khái quát).

+ Tiêu chí 2: Nhu cầu nhận thức (mâu thuẫn trong tình huống có vấn đề làm nảy sinh nhu cầu nhận thức cho học sinh).

+ Tiêu chí 3: Đối tượng nhận thức (nghĩa là đảm bảo tính vừa sức đối với từng học sinh).

Như vậy, mối quan hệ để xác định tình huống có vấn đề là sự xuất hiện mâu thuẫn (duy nhất) khi kiến thức đã có ở chủ thể về đối tượng nhận thức không đủ thỏa mãn nhu cầu nhận thức.

Các tiêu chí nêu trên sẽ được sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn của tình huống có vấn đề (ở bước 5).

- Bước 4: Lựa chọn kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề và xây dựng tình huống có vấn đề

Tháng Thị Thèn 29 GVHD: Phạm Quang Tiệp

+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng việc sử dụng nghịch lí, bất ngờ. Tức là tạo ra sự bất ngờ, nghịch lí so với những gì học sinh đã có mà khi mới tiếp nhận vấn đề tưởng chừng như vô lí.

+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng cách tạo nhiều phương án, biện pháp, cách thức khác nhau trên một vấn đề đưa ra mà xem ra các phương án, biện pháp, cách thức đều có vẻ hợp lí. Từ đó buộc học sinh đứng trước sự lựa chọn đúng nhất.

+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề dựa trên sự mâu thuẫn giữa kinh nghiệm cá nhân và tri thức khoa học.

+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng việc gây mâu thuẫn nội tại. + Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề dựa trên mối quan hệ nhân-quả. Từ việc nắm chắc các kĩ thuật tạo tình huống giáo viên xây dựng các tình huống có vấn đề.

- Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của tình huống có vấn đề

Bước này nhằm khẳng định tính khả thi và đúng đắn của tình huống có vấn đề đã được xây dựng bằng các kĩ thuật khác nhau (ở bước 4). Nội dung chính của bước này tập trung vào việc phân tích chứng tỏ tình huống có vấn đề vừa xây dựng thỏa mãn 3 tiêu chí ở bước 3.

2.2.2. Thiết kế tình huống có vấn đề để dạy học một số bài trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 (Trang 27 - 29)