7. Cấu trúc khóa luận
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học
Một tình huống có thể phục vụ giảng dạy cho một môn học, một bài học hoặc một phần nội dung bài học. Khi xây dựng tình huống có vấn đề, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của các tình huống đó để lựa chọn một lượng thông tin vừa đủ cung cấp cho học sinh. Các tình huống có vấn đề phải nhằm hướng học đến các hoạt động mang tính chất tìm tòi, khám phá tự nhiên, đời sống xã hội xung quanh một cách tích cực. Giáo viên cần đặt những câu hỏi như : Tình huống này là gì? Thông qua việc giải quyết tình huống này, học sinh có học được những kiến thức lí thuyết gì?.... Những thông tin đưa ra trong tình huống chỉ cần ở mức độ vừa và đủ để giúp học sinh có thể đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng thông tin đưa ra quá nhiều, có sự kết hợp nhiều nội dung trong một tình huống sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian và có thể vấn đề không được giải quyết triệt để, sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng. 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung với tính vừa sức riêng
Dạy học vừa sức nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra mọi học sinh trong lớp có thể thực hiện được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực. Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên khi xây dựng tình huống có vấn đề trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cần có sự hiểu biết sâu sắc về học sinh để
Tháng Thị Thèn 26 GVHD: Phạm Quang Tiệp
xây dựng các tình huống có vấn đề phù hợp với khả năng, với đặc điểm nhận thức đặc biệt là tư duy của học sinh lớp 2. Tình huống có vấn đề quá khó sẽ làm các em cảm thấy công việc quá sức và cảm giác tự ti sẽ làm cho các em không còn hứng thú với môn học. Ngược lại, tình huống có vấn đề quá dễ sẽ làm học sinh cảm thấy môn học tẻ nhạt, buồn chán, không hữu ích. Vấn đề khó khăn của giáo viên khi xây dựng các tình huống có vấn đề là cần hiểu rõ năng lực của học sinh lớp 2, đặt mình vào địa vị của người học để xây dựng những tình huống có vấn đề ở mức độ từ dễ đến khó trong khả năng của phần lớn học sinh, để học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ của mình được đặt ra trong tình huống có vấn đề và các em sẽ thấy hứng thú với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
Nếu thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ về mặt trí tuệ cũng như toàn bộ nhân cách của học sinh nói chung; học sinh sẽ tự giác tích cực giải quyết các tình huống có vấn đề.
2.1.3. Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm của hoạt động học tập Khi xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã Khi xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, giáo viên phải đảm bảo sao cho học sinh được tham gia vào toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề. Các tình huống có vấn đề phải có sức hấp dẫn lôi cuốn học sinh và kích thích ở các em lòng mong muốn giải quyết các tình huống đó. Trong quá trình học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên đóng vai trò là người cộng tác, hỗ trợ…và không can thiệp quá nhiều đến việc quyết định sản phẩm của các em.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính lôgic trong quá trình xây dựng tình huống có vấn đề huống có vấn đề
Những thông tin đưa ra trong tình huống có vấn đề không bao gồm các phân tích, kết luận mang tính định hướng cho học sinh. Khi giáo viên đưa ra những kết luận mang tính gợi ý, nó sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh khiến học sinh thường chỉ suy nghĩ và lựa chọn một trong số các
Tháng Thị Thèn 27 GVHD: Phạm Quang Tiệp
phương án mà tình huống đưa ra. Trong khi nếu để học sinh suy nghĩ độc lập, có thể các em sẽ đưa ra nhiều phương án giải quyết độc đáo hơn và hay hơn những gợi ý mà giáo viên có thể nghĩ ra. Các tình huống có vấn đề phải phù hợp với nội dung cơ bản của từng chương, từng bài, từng phần và theo một trình tự nhất định để sau khi trả lời học sinh lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm.
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa lí luận và thực tiễn
Các tình huống có vấn đề mà giáo viên xây dựng phải là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận,…) để các em tự mình khám phá ra tri thức. Nhưng quan trọng hơn là cơ hội để các em vận dụng ngay những tri thức các em học được vào thực tế cuộc sống. Các tình huống có vấn đề mà giáo viên xây dựng phải là cơ hội để các em tìm hiểu, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại ngay tại địa phương các em đang sinh sống.
2.2. Thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 lớp 2
2.2.1. Quy trình thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 và Xã hội lớp 2
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Giáo viên cần xác định các lĩnh vực phẩm chất phải đạt của mục tiêu bài học là: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Giáo viên cần phân hóa học sinh theo những trình độ kiến thức và tư duy khác nhau, để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ nhưng vừa sức.
- Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung bài học
Tri thức của mỗi môn học đều có quan hệ nội môn, liên môn gắn bó chặt chẽ. Nếu như mối liên hệ này không được khai thác, thì việc khơi dậy
Tháng Thị Thèn 28 GVHD: Phạm Quang Tiệp
động cơ hứng thú tìm tòi cho học sinh sẽ rất khó khăn, nghĩa là khó làm học sinh ý thức được tình huống có vấn đề.
Giáo viên phân tích lôgic nội dung bài học để xác định cụ thể mối liên hệ giữa vốn tri thức, kĩ năng của học sinh với tri thức kĩ năng mới cần hình thành. Đồng thời, giúp giáo viên xác định các nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề (ở bước 3) và vận dụng các kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề đối với nội dung đó (ở bước 4).
- Bước 3: Xác định các nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề
Không phải mọi bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đều tồn tại vấn đề và không phải nội dung nào cũng có thể tạo được tình huống có vấn đề. Giáo viên cần biết được nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề được xác định bởi 3 tiêu chí sau:
+ Tiêu chí 1: Kiến thức đã có ở chủ thể (nghĩa là có “tồn tại vấn đề” đối với học sinh, trong đó điều chưa biết phải mới và mang tính khái quát).
+ Tiêu chí 2: Nhu cầu nhận thức (mâu thuẫn trong tình huống có vấn đề làm nảy sinh nhu cầu nhận thức cho học sinh).
+ Tiêu chí 3: Đối tượng nhận thức (nghĩa là đảm bảo tính vừa sức đối với từng học sinh).
Như vậy, mối quan hệ để xác định tình huống có vấn đề là sự xuất hiện mâu thuẫn (duy nhất) khi kiến thức đã có ở chủ thể về đối tượng nhận thức không đủ thỏa mãn nhu cầu nhận thức.
Các tiêu chí nêu trên sẽ được sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn của tình huống có vấn đề (ở bước 5).
- Bước 4: Lựa chọn kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề và xây dựng tình huống có vấn đề
Tháng Thị Thèn 29 GVHD: Phạm Quang Tiệp
+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng việc sử dụng nghịch lí, bất ngờ. Tức là tạo ra sự bất ngờ, nghịch lí so với những gì học sinh đã có mà khi mới tiếp nhận vấn đề tưởng chừng như vô lí.
+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng cách tạo nhiều phương án, biện pháp, cách thức khác nhau trên một vấn đề đưa ra mà xem ra các phương án, biện pháp, cách thức đều có vẻ hợp lí. Từ đó buộc học sinh đứng trước sự lựa chọn đúng nhất.
+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề dựa trên sự mâu thuẫn giữa kinh nghiệm cá nhân và tri thức khoa học.
+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng việc gây mâu thuẫn nội tại. + Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề dựa trên mối quan hệ nhân-quả. Từ việc nắm chắc các kĩ thuật tạo tình huống giáo viên xây dựng các tình huống có vấn đề.
- Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của tình huống có vấn đề
Bước này nhằm khẳng định tính khả thi và đúng đắn của tình huống có vấn đề đã được xây dựng bằng các kĩ thuật khác nhau (ở bước 4). Nội dung chính của bước này tập trung vào việc phân tích chứng tỏ tình huống có vấn đề vừa xây dựng thỏa mãn 3 tiêu chí ở bước 3.
2.2.2. Thiết kế tình huống có vấn đề để dạy học một số bài trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
2.2.2.1. Thiết kế tình huống có vấn đề trong hoạt động dạy học “Tìm hiểu: Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?” – Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động
- Kiến thức: Biết được những việc nên và không nên làm để xương và cơ phát triển tốt.
Tháng Thị Thèn 30 GVHD: Phạm Quang Tiệp
- Kĩ năng: Giải thích được tại sao nên và không nên làm một số việc cụ thể để xương và cơ phát triển tốt và thực hiện được những việc làm cụ thể để xương và cơ phát triển tốt.
- Thái độ: Học sinh có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt.
Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung hoạt động
Thông qua hoạt động tìm hiểu hình vẽ trong SGK học sinh biết được một số việc làm cụ thể để xương và cơ phát triển tốt và biết được rằng không nên mang vác vật quá nặng. Đó sẽ là cơ sở để học sinh tiếp thu kiến thức về những việc nên và không nên làm để xương và cơ phát triển tốt. Trọng tâm của hoạt động này là học sinh biết được những việc nên và không nên làm để xương và cơ phát triển tốt và giải thích được lí do.
Bước 3: Xác định nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề
Nội dung này có thể tạo tình huống có vấn đề vì nó thỏa mãn 3 tiêu chí: - Tiêu chí 1: Học sinh đã có kiến thức và kĩ năng về một số việc nên và không nên làm để xương và cơ phát triển tốt thông qua quan sát hình vẽ SGK. Còn những việc làm mà giáo viên đưa ra thông qua các tình huống và yêu cầu học sinh giải thích lí do tại sao nên và không nên làm thế là kiến thức mới nghĩa là “tồn tại vấn đề” với học sinh. Đây là kiến thức mới mang tính khái quát.
- Tiêu chí 2: Mâu thuẫn trong tình huống có vấn đề (như phân tích ở trên) làm nảy sinh nhu cầu nhận thức cho học sinh.
- Tiêu chí 3: Kiến thức về những việc nên và không nên làm để xương và cơ phát triển tốt thông qua các tình huống giáo viên đưa ra đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Vì các em đã có kiến thức và kĩ năng về một số việc nên và không nên làm để xương và cơ phát triển tốt thông qua quan sát hình vẽ SGK và kiến thức thực tế của các em. Đó là kiến thức nền để giúp học
Tháng Thị Thèn 31 GVHD: Phạm Quang Tiệp
sinh hình thành kiến thức về những việc nên và không nên làm đối với xương và cơ.
Bước 4: Lựa chọn kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề và xây dựng tình huống có vấn đề
Giáo viên tạo tình huống có vấn đề bằng cách tạo ra nhiều phương án, biện pháp, cách thức khác nhau trên cùng một vấn đề đưa ra sau đó yêu cầu học sinh lựa chọn phương án đúng nhất và giải thích tại sao việc làm đó đúng hoặc sai.
Giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề như sau:
Các bạn nhỏ trong các tình huống sau đã thực hiện một số việc làm để xương và cơ phát triển tốt:
1. Bạn Nam ăn trứng và thịt trong bữa ăn và bạn rất thích ăn hai món đó nên hôm nào bạn cũng chỉ ăn trứng và thịt.
2. Hai bạn Hùng và Hải cùng chơi một trò chơi có tên là “Nhấc bao tải”, mỗi bao nặng 4kg để xem bạn nào nhấc được nhiều bao tải hơn về đến đích trong thời gian ngắn nhất. Bạn nào cũng muốn là người thắng cuộc nên cùng một lúc cả hai bạn đều nhấc cả hai bao.
3. Lúc nào đến giờ học bài Hoa cũng ngồi vào bàn học thật ngay ngắn, lưng thẳng để viết bài và đèn học bạn luôn để ở phía bên tay trái của mình.
4. Để có thân hình cân đối, xương và cơ phát triển tốt bạn Hải rất chăm tập thể dục thể thao. Sáng nào bạn cũng dậy sớm tập thể dục đến khi bạn mệt quá không thể tập tiếp nữa bạn mới nghỉ.
Theo em việc làm của bạn nhỏ nào trong các tình huống trên đúng nhất? Em hãy giải thích tại sao các tình huống đó sai hoặc đúng.
Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của tình huống có vấn đề
- Tiêu chí 1: Tình huống mà giáo viên đưa ra bao gồm nhiều việc làm khác nhau mà các bạn nhỏ thực hiện để xương và cơ phát triển tốt. Cho nên
Tháng Thị Thèn 32 GVHD: Phạm Quang Tiệp
nó “tồn tại vấn đề” là học sinh phải biết được việc làm nào đúng hay sai và vì sao.
- Tiêu chí 2: Học sinh đã nắm được các kiến thức và kĩ năng về một số việc làm cụ thể để xương và cơ phát triển tốt thông qua quan sát hình vẽ trong SGK và hiểu biết thực tế của học sinh. Những tình huống có vấn đề mà giáo viên đưa ra tạo mâu thuẫn cho học sinh là với những kiến thức nắm được các em phải rút ra được việc làm nào đúng, việc nào sai và vì sao.Từ đó các em biết được những việc nên và không nên làm. Tức là tình huống làm nảy sinh nhu cầu nhận thức cho học sinh.
- Tiêu chí 3: Đối tượng nhận thức của học sinh trong tình huống này là cho biết những việc làm nào đối với sự phát triển của xương và cơ là đúng hay sai và giải thích được vì sao. Giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận nhóm đôi và dựa vào kinh nghiệm đã có của học sinh để giải quyết các tình huống này. Học sinh có thể đưa ra được phương án trả lời như sau:
+ Phương án đúng nhất là phương án 3. Vì bạn đã có tư thế ngồi học đúng là thẳng lưng và để đèn học ở phía bên tay trái, làm như vậy thì ánh đèn hắt sang phía tay phải sẽ không bị lấp bóng khi viết, tránh bị vẹo người.
+ Phương án 1 sai. Vì muốn xương và cơ phát triển tốt chúng ta cần ăn uống đầy đủ các chất, các loại thức ăn: thịt, cá, trứng, sữa, rau, quả…,chứ không chỉ ăn những thức ăn mình thích.
+ Phương án 2 sai. Phương án này sai vì muốn thắng cuộc, hai bạn đã nhấc cả 2 bao tải cùng lúc và quá sức như vậy thì sẽ làm các bạn bị cong vẹo cột sống.
+ Phương án 4 cũng sai. Tuy bạn Hải đã biết tập thể dục, thể thao để xương và cơ phát triển tốt nhưng bạn tập chưa khoa học: luyện tập phải kết