0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Phương hướng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04 (Trang 68 -72 )

- Nhân công phục vụ cẩu hạ cụm máy xuống

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện.

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít những hạn chế, song công tác kế toán của Công ty cũng còn một số vấn đề tồn tại cần phải khắc phục. Dưới đây là những tồn tại và phương hướng hoàn thiện:

Công tác luân chuyển chứng từ:

Như ở hạn chế đã nêu việc phối hợp chưa chặt chẽ giữa các phân xưởng sản xuất trực tiếp và các phòng ban quản lý làm chậm công tác luân chuyển chứng từ làm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí sản xuất kinh

doanh, tính giá thành sản phẩm và xác định doanh thu. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này là không chỉ do nguyên nhân khách quan đó là trình độ quản lý sản xuất, khoảng cách địa lý, cán bộ thiếu kinh nghiệm mà còn do nguyên nhân chủ quan từ các quản đốc phân xưởng, phòng ban chức năng chưa thực hiện chính xác, kịp thời đúng quy định của Công ty, các phòng ban chức năng không thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc nhắc nhở. Bên cạnh đó là do quá trình sản xuất diễn ra liên tục với khối lượng lớn cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc luân chuyển cập nhật chứng từ hàng ngày. Vì vậy, Công ty nên có biện pháp bằng cách thực hiện nghiêm túc quy định đã ban hành, thường xuyên tổ chức kiểm điểm thực hiện, thưởng phạt nghiêm minh. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chứng từ báo cáo luân chuyển nội bộ Công ty để nâng cao trách nhiệm quản lý, giám sát.

Việc sử dụng sổ kế toán:

Tất cả các vật liệu như: tôn, sắt thép, que hàn... phục vụ cho công tác sửa chữa phương tiện Công ty chỉ theo dõi trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nên không theo dõi chi tiết từng mặt hàng được chính xác, vì vậy Công ty phải thực hiện mở thêm sổ luân chuyển vật tư để theo dõi các vật liệu được chính xác

Công tác quản lý máy móc, thiết bị:

Do thiết bị hầu hết đều mới được đầu tư do vậy mà Công ty cần có những kế hoạch sử dụng xe máy thiết bị hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, không lãng phí tiêu hao nhiên vật liệu quá mức, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng để tránh xảy ra hỏng hóc lớn gây thiệt hại kinh tế cho đơn vị. Để làm được việc này Phòng vật tư - cơ giới thường xuyên giám sát kiểm tra, tiến hành quyết toán chi phí cho từng loại thiết bị theo khối lượng công việc từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng xe máy, thiết bị.

Phương pháp quản lý và kế toán chi phí:

Như đã trình bày ở trên, việc tập hợp giá thành còn thiếu chính xác là do sản phẩm sản xuất liên tục, một dây truyền sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có kích cỡ, chất lượng khác nhau. Để có thể tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác hơn nữa đòi hỏi các bộ phận từ sản xuất đến các phòng, từ quản lý vật tư nhiên liệu đầu vào cho đến lúc xuất vào sản xuất phải tiến hành ghi chi tiết đến từng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành hoặc có thể sử dụng biện pháp phân bổ chi phí với những tiêu thức phân bổ phản ánh được mức độ ảnh hưởng lớn của tiêu thức đến sự biến động của giá thành sản xuất.

Hàng tháng, quý, năm Công ty phải đánh giá sự biến động của chi phí sản xuất và giá thành sản xuất bằng cách so sánh giữa các tháng, quý, năm với nhau, so sánh giữa giá thành kế hoạch với giá thành thực tế…Để từ đó mà nâng cao hiệu quả quản lý, đánh giá đúng thực chất của sự biến động của chi phí, giá thành, phản ánh thực tế tình hinh sản xuất thực tế của đơn vị qua các kỳ sản xuất kinh doanh. Qua đó các nhà quản lý, lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định quản lý phù hợp, hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN

Hiện nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế, thị trường này càng mở rộng sức cạnh tranh ngày càng lớn, kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một “Ngôn ngữ kinh doanh”, được coi như nghệ thuật để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin. Để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải quan tâm tới tất cả các mặt từ quá trình sản xuất, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho đến vấn đề quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp nói riêng. Tính đúng, tính đủ đầu vào là cơ sở xác định chính xác kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 được sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo, các anh chị em trong phòng tài chính kế toán đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực tế củng cố kiến thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề với nội dung “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại Công ty cổ phần Sông Đà 7.04”.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế và nguồn tài liệu tham khảo không nhiều, chuyên đề mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản cũng mới chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không thể tránh

giáo cùng các anh chị em phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ

Đinh Thế Hùng, các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường Đại học kinh tế quốc dân cùng tập thể anh chị em phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Sơn La, ngày tháng năm 2011 SINH VIÊN THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7.04 (Trang 68 -72 )

×