Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn tin học ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 65 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá chung

2.4.1 Những mặt mạnh

- Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ về mọi mặt của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Tập thể nhà trường là một khối đoàn kết trí cao, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tất cả phấn đấu vì sự phát triển của nhà trường.

- Trường đã thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề, các đối tượng đào tạo, phát huy truyền thống trong công tác đào tạo nghề nhằm đào tạo nghề chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Ban Giám hiệu luôn quan tâm và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học đã có sự chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Đội ngũ CBQL, giảng viên đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất, phòng học khang trang, thoáng mát, đảm bảo về số lượng, diện tích, ánh sáng phục vụ tốt hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên

Cán bộ, giảng viên có nhận thức tốt về vị trí, vai trò của hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học. Khoa chuyên môn đã tiến hành tổ chức thực hiện tốt quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập bộ môn Tin học và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.

2.4.2 Những tồn tại, nguyên nhân

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, khoa chuyên môn đã có nhiều cố gắng và nổ lực để thực hiện tốt công tác đào tạo, trong hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau:

+ Công tác quản lí HĐGD Tin học mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác quản lí còn nhiều hạn chế nhất là trong công tác quản lí điều hành chung hoạt động của khoa chưa sâu sát, còn nặng về hành chính, chưa tập trung đi sâu vào hiệu quả chuyên môn, chưa có giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học

+ Công tác quản lí đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giảng viên đạt hiệu quả chưa cao. Giảng viên học cao học đúng chuyên ngành giảng dạy còn ít, chuyên gia đầu đàn ở các bộ môn còn thiếu về số lượng, so với quy mô hiện tại và tương lai. Giảng viên về thực tế khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế, trình độ tiếng anh còn thấp, khó khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu chuyên ngành phục vụ cho công việc giảng dạy.

+ Nội dung chương trình môn Tin học chưa có tính mở, chưa phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và theo chuẩn năng lực tin học quốc tế, thời lượng môn học còn ít, một số nội dung giảng dạy không còn phù hợp chưa được thay đổi, cải tiến và điều chỉnh kịp thời đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội. Giáo trình bộ môn Tin học chưa thật sự tốt, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về tính khoa học và sư phạm, cần xem xét lại về hình thức trình bày.

+ Số giảng viên trẻ nhiều, kinh nghiệm chuyên môn, giảng dạy còn hạn chế mà phải đảm đương nhiều giờ, nhiều phân môn trong học kỳ và trong năm học. Do đó việc dự giờ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó khoa và tổ bộ môn chưa có những giải pháp thiết thực trong việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Khoa chuyên môn chưa thường xuyên kiểm tra chất lượng giảng dạy bộ môn của giảng viên thông qua dự giờ và các buổi sinh hoạt tổ bộ môn, chưa tập trung vào giải quyết vấn đề chất lượng học tập, chất lượng giảng dạy cũng như dành nhiều thời gian cho việc trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy và học tập bộ môn.

+ Công tác quản lí việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên thực hiện đảm bảo đúng qui chế. Tuy nhiên công tác kiểm tra việc giảng viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ít được chú trọng. Việc kiểm tra, đánh giá học tập của sinh viên hiện nay chưa kết hợp nhiều hình thức, chưa đánh giá được thực chất kết quả học tập của sinh viên.

+ Công tác quản lí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy bộ môn Tin học còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết công suất và hiệu quả sử dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức các trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học. Số lượng máy tính mới có cấu hình cao còn ít, các phần mềm cài đặt cho máy tính đa số là phiên bản cũ, phần mềm nguồn đóng, một số phòng máy chưa có hệ thống mạng LAN, chưa được cài đặt phần mềm quản lí lớp học, kết nối mạng Internet còn thấp. Đây là một hạn chế cần phải khắc phục về thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học hiện nay ở nhà trường.

Kết luận chương 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa cho thấy trong công tác quản lí HĐGD bộ môn Tin học đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lí, những nguyên nhân dẫn tới chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học ở trường chưa đạt được hiệu quả cao. Đánh giá đúng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của thực trạng là cơ sở vững chắc để tác giả đề xuất các giải pháp quản lí khoa học, phù hợp

với tình hình thực tiễn, đồng bộ, có hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của CBQL, giảng viên, sinh viên. Triển khai các giải pháp đó trong thời gian sớm nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY BỘ MÔN TIN HỌC

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu (ở trong chương 1 và chương 2). Việc đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Các giải pháp phải đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hiệu quả và tính khả thi.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu ở đây chính là tìm ra các giải pháp quản lí hiệu quả, tốt nhất hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Để thực hiện mục tiêu trên, các giải pháp được đề xuất phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời chúng phải hướng đến việc nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Để đảm bảo tính thực tiễn, các giải pháp được đề xuất phải bắt nguồn từ thực trạng, nhu cầu cần thiết trong công tác quản lí chất lượng hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa trong điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung, chương trình dạy học, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học nhằm đảm bảo mục tiêu, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Tin học vào hỗ trợ công việc của người học trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả là kết quả mong muốn mà con người chờ đợi và hướng tới. Hiệu quả của các biện pháp đề xuất là góp phần nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp đề ra phải phù hợp với tình hình phát triển của thế giới, của đất nước, của địa phương và đặc biệt phù hợp với sự phát triển của hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, phù hợp với điều kiện thực tiễn, hoàn cảnh cụ thể, nằm trong khả năng huy động tài chính, phù hợp với năng lực quản lí của cán bộ, trình độ giảng viên của nhà trường. Các giải pháp đề xuất đồng thời phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể chính xác. Các giải pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và khả năng thực thi cao. Các giải pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

Nói tóm lại, các giải pháp đề xuất phải khắc phục được những điểm yếu, phát huy được mặt mạnh, tận dụng được cơ hội vượt qua thách thức, đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính khả thi để công tác quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn tin học ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w