Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn tin học ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 39 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

2.2.1 Quá trình thành lập và phát triển

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/QĐ- BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá. Trường có truyền thống hơn 54 năm đào tạo nghề, là trường dạy nghề trọng điểm Quốc gia. Tiền thân là Trường Công nhân Cơ khí (CNCK) thành lập năm 1961, với mô hình trường nghề bên cạnh xí nghiệp, được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tháng 12 năm 1961.

Năm 1997 trường CNCK Thanh Hoá được giao nhiệm vụ mở rộng ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất công nghiệp. Theo đó UBND tỉnh quyết định đổi tên thành trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hóa.

Ngày 29/12/2006 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa theo Quyết định số 1985/2007/BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Hiện nay, trường đang thực hiện đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: Sơ cấp nghề; Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Ngoài ra trường còn liên kết đào tạo với trường “Đại học Bách khoa Hà Nội” và trường “Đại học công nghiệp Hà Nội”. Đặc biệt Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, thực hành sửa chữa trong quá trình học tập và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo những công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước.

Về mặt năng lực, đa số giảng viên trong trường đều được đào tạo một cách bài bản từ các trường đại học có uy tín trong cả nước. Nhà trường cũng luôn tích cực động viên, cử cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ, tham gia các đợt tập huấn của Tổng cục dạy nghề, của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, có các chương trình cho giảng viên đi học tập và tìm hiểu công nghệ sản xuất mới ở các nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… Bởi đặc thù là một trường cao đẳng nghề với mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật tay nghề cao, việc sản xuất, thực hành, tiếp cận thực tế luôn luôn được đề cao. Bởi vậy, giảng viên trong trường không những là người nắm vững lí thuyết mà còn là những người có kỹ năng, tay nghề giỏi, nhiều giảng viên dạy nghề đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc sản xuất thực tế. Hệ thống mạng internet đáp ứng đầy đủ, đến nay 100% giảng viên đã sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy.

Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có những đóng góp lớn trong hoạt động đào tạo nghề. Trường đã đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động hơn 50.000 công nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần cung cấp nguồn lao động chất lượng, có kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của đất nước nói chung. Với những thành tích nổi bật trong đào tạo nghề, những năm qua nhà trường đã được nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng Cục dạy nghề và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất thời kỳ đổi mới.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

2.2.2.1.Chức năng:

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo qui định của Luật Dạy nghề và Điều lệ Trường Cao đẳng nghề và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

Trường là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật.

2.2.2.2. Nhiệm vụ:

Tổ chức đào tạo lao động kỹ thuật sản xuất, dịch vụ các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi kiểm tra, công nhận tốt nghiệp cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH.

Tuyển dụng quản lí đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, qui mô và trình độ đào tạo theo qui định của pháp luật.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo qui định của pháp luật, phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề;

Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội thực hiện dân chủ công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG K. ĐIỆN TỬ-ĐIỆN LẠNH K. CÔNG NGHỆ Ô TÔ K. ĐIỆN

K. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

K. KINH TẾ K. CƠ KHÍ K. LÝ THUYẾT CƠ SỞ K. KHOA HỌC CƠ BẢN K. SƯ PHẠM DẠY NGHỀ K. MAY VÀ TKTT CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN THANH NIÊN

HỘI SINH VIÊN

HỘI CỰU CHIẾN BINH

P. TÀI VỤ

P. ĐÀO TẠO

P. THIẾT BỊ-VẬT TƯ

P. KHOA HỌC-KIỂM ĐỊNH

P.CÔNG TÁC HSSV P.TUYỂN SINH VÀ TƯ VẤN,

GTVL

P. TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH ĐẢNG ỦY

Về cơ cấu tổ chức, trường có Ban Giám hiệu gồm 3 người: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng; có 07 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Tài vụ, phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Thiết bị-Vật tư, phòng Công tác Sinh viên-sinh viên, phòng Khoa học và Kiểm định, phòng Tuyển sinh và tư vấn giới thiệu việc làm; có 10 khoa chuyên môn: khoa Công nghệ thông tin, khoa Công nghệ ô tô, khoa Điện, khoa Sư phạm dạy nghề, khoa Lý thuyết cơ sở, khoa Khoa học cơ bản, khoa Điện tử điện lạnh, khoa Cơ khí, khoa Kinh tế, khoa May và thiết kế thời trang. Trường còn có các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Hội cựu chiến binh. Các đơn vị chịu sự quản lí, chỉ đạo của Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường.

Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính, tính đến ngày 30/3/2015, tổng số CBGV của Nhà trường là: 198 cán bộ, giảng viên trong đó 29 người có trình độ thạc sỹ chiếm 14,65%; 133 người có trình độ đại học chiếm 67,16%; 21 người có trình độ cao đẳng chiếm 10,61%; 15 người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật tay nghề cao chiếm 7,58%.

Tổng số CBGV Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 198 29 14,65% 133 67,16% 21 10,61% 15 7,58%

(Nguồn phòng Tổ chức - Hành chính Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa)

2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực củ 1,8 ha, khu vực mới mở rộng thêm 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng phát triển Châu Á và vốn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa.

ở các khu nhà A, nhà B, nhà C, khu thực hành phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập, có thư viện, ký túc xá, khu hoạt động thể thao cho sinh viên. Nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, máy móc kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao bằng vốn chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường, nâng cao năng lực đào tạo nghề. Bên cạnh đó nhà trường cũng được thụ hưởng các dự án nguồn vốn ODA của chính phủ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản cho mua sắm thiết bị dạy nghề. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện có cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động đào tạo, dạy và học của các nghề trong nhà trường, đáp ứng quy mô đào tạo khoảng gần 10.000 HSSV/năm.

2.2.5. Ngành nghề, hình thức và quy mô đào tạo.

2.2.5.1. Ngành nghề đào tạo

TT Nghề đào tạo Ghi chú

1. Điện công nghiệp 2. Điện tử công nghiệp

3. Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí 4. Kỹ thuật lắp đặt điện nước

5. Công nghệ Hàn 6. Cắt gọt kim loại 7. Nguội chế tạo, lắp ráp 8. Công nghệ Ô tô

9. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) 10. Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

11. Quản trị mạng máy tính 12. May và thiết kế thời trang 13. Kế toán doanh nghiệp 14. Quản trị doanh nghiệp

(Nguồn phòng Tuyển sinh Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa) 2.2.5.2. Hình thức và thời gian đào tạo

- Cao đẳng nghề: thời gian từ 2 năm đến 3 năm

- Trung cấp nghề: từ 1 năm đến 2 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 3 năm đến 3.5 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Sơ cấp nghề: đào tạo từ 2 - 6 tháng, tùy theo mức độ phức tạp kỹ thuật của nghề. Ngoài ra bồi dưỡng nâng cao, thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp, Bồi dưỡng, đào tạo cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề, tùy theo mức độ phức tạp của nghề để định thời gian đào tạo, thường từ 1 đến 2 tháng.

2.2.5.3.Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá đến năm 2016 là từ 4.000 - 4.500 HSSV, dự kiến đến năm 2018 là trên 6.000 HSSV, tầm nhìn đến năm 2020 là trên 8.000 HSSV Hệ đào tạo 2014 2015 2016 2018 2020 Cao đẳng nghề 1.065 1.306 1.875 2.500 3.760 Trung cấp nghề 2.347 2.483 2.196 3.275 4.130 Sơ cấp nghề 167 200 315 390 500 Tổng cộng: 3.579 3.989 4.386 6.165 8.390

(Nguồn Đề án mở rộng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa)

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào, có chất lượng tốt cho các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn tỉnh và trên phạm vi toàn quốc. Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển, uy tín và vị thế của nhà trường ngày càng nâng cao. Cho đến nay trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá luôn dẫn đầu toàn tỉnh về quy mô và chất lượng đào tạo nghề.

2.2.6. Vài nét về khoa Công nghệ thông tin – Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá

Khoa Công nghệ thông tin được thành lập theo quyết định số: 107/QĐ- KTCN ngày 22/12/2005, của Hiệu trưởng trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hóa (nay là trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa) trên cơ sở tách tổ bộ môn Tin học thuộc khoa Điện tử-Tin học.

Khoa có nhiệm vụ đào tạo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề cho các nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, Quản trị mạng máy tính. Thực hiện giảng dạy bộ môn Tin học cho sinh viên học tất cả các nghề trong toàn trường, bồi dưỡng nâng cao trình độ về Tin học, công nghệ thông tin cho người có nhu cầu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về Tin học và công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh hóa và của đất nước.

2.2.6.1. Về đội ngũ giảng viên Tin học:

Số lượng cán bộ giảng viên: 13 người

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 100% giảng viên có trình độ đại học trở lên, trong đó: có 01 Ths, 12 Đại học (có 05 GV đang theo học cao học). Tất cả giảng viên đều được học, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

Khoa có 2 tổ bộ môn: Tổ Khoa học máy tính và tổ Kỹ thuật máy tính

Nhìn chung đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Về cơ bản, số lượng giảng viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

2.2.6.1. Về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy bộ môn Tin học

Khoa được giao quản lí 05 phòng thực hành Tin học với tổng số 160 máy tính (trung bình 32 máy tính/phòng), 05 máy chiếu Projecter, trong đó có 03 phòng được kết nối mạng LAN và Internet, 02 phòng máy tính được trang bị từ năm 2008 trở về trước. Các phòng máy rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, các máy tính được cài đặt đầy đủ phần mềm phục vụ giảng dạy và học tập môn Tin học, có giảng viên phụ trách quản lí và bảo trì thường xuyên. Hiện tại về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập với quy mô đào tạo hiện nay của nhà trường.

2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

2.3.1. Thực trạng quản lí trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên

Trong những năm qua nhà trường đã rất chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, có năng lực chuyên môn, có năng lực sư phạm dạy nghề, có năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên đều nhận thức được vai trò quan trọng của họ đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bởi chính họ là lực lượng trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động đào tạo.

Về hoạt động giảng dạy bộ môn Tin học, tổng số giảng viên là 13 người. Kết quả nghiên cứu tình hình đội ngũ giảng viên giảng dạy bộ môn Tin học như sau: + Về trình độ đào tạo Trình độ Số lượng Tỷ lệ % Cử nhân 10 76.9% Kỹ sư 02 15.4% Thạc sĩ 01 7.7% Tổng cộng 13 100%

(Nguồn phòng Tổ chức - Hành chính Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa)

Kết quả cho thấy: Trình độ của giảng viên Tin học đều tốt nghiệp từ Đại học trở lên nên với trình độ giảng viên như vậy là cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Tuy nhiên tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ quá ít chiếm tỷ lệ 7.7%, chưa có giảng viên đạt trình độ cao hơn, đa số là cử nhân, kỹ sư Tin học. Do đó cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

+ Về nơi đào tạo

Nơi đào tạo Số lượng Tỷ lệ %

Đại học Sư phạm 02 15.4%

Đại học Kỹ thuật 11 84.6%

Tổng cộng 13 100%

(Nguồn phòng Tổ chức - Hành chính Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa)

Kết quả cho thấy: Đa số giảng viên được đào tạo ở các trường đại học kỹ thuật chiếm tỷ lệ 84.6%, giảng viên được đào tạo tại trường đại học sư phạm quá ít chiếm tỷ lệ 15.4%. Đây cũng là khó khăn vì đa số giảng viên chỉ được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ ở các trường sư phạm nên còn hạn chế trong phương pháp giảng dạy.

+ Về tuổi đời: Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % Dưới 30 tuổi 02 15.4% Từ 31 đến 35 tuổi 09 69.2% Trên 35 tuổi 02 15.4% Tổng cộng 13 100%

(Nguồn phòng Tổ chức - Hành chính Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa)

Kết quả cho thấy: phần lớn giảng viên giảng dạy môn Tin học ở trường đang còn trẻ, tuổi từ 31 đến 35 chiếm tỷ lệ khá cao (69.2%). Điều này cho thấy khả năng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của giảng viên ở đây còn dài và rất thuận lợi trong việc tiếp tục học và nghiên cứu với trình độ chuyên môn cao hơn. Đây vừa là một lợi thế của nhà trường và của khoa chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn tin học ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 39 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w