Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV xi măng vicem hoàng thạch (Trang 149)

1) Về chứng từ kế toán

Tại Công ty, ngoài nguyên vật liệu chính, còn có rất nhiều loại vật liệu phụ khác dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Các loại vật tư này được quản lý phân tán tại các kho khác nhau, các kho này được đánh số kho để tiến hành quản lý. Nhưng trên các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho đối với các loại vật tư này, thì thông thường không được ghi rõ là được nhập, xuất tại kho nào, mà chỉ có tên và chữ ký của Thủ kho. Việc quản lý vật tư như vậy sẽ gây ra nhầm lẫn, khó quản lý và gây khó khăn khi có sự điểu chuyển công tác của các Thủ kho.

Ngoài ra, việc sử dụng Phiếu xuất kho viết bằng tay trong điều kiện số lượng các nghiệp vụ lớn đang làm mất nhiều thời gian của các nhân viên phòng Kế toán cũng như nhân viên phân xưởng, khi có nghiệp vụ phát sinh thì phiếu xuất kho phải tiến hành trải qua các khâu luân chuyển là: từ Phân xưởng sản xuất- Phòng kỹ thuật cơ điện- Phòng vật tư- Phòng kế toán, kế toán phải định kỳ xuống kho lấy Phiếu xuất kho sau đó mới cập nhật số liệu vào máy. Như vậy việc theo dõi quản lý chi tiết hàng tồn kho và quá trình kiểm soát chi phí sản xuất chưa kịp thời.

2) Về tài khoản sử dụng

Tài khoản phản ánh chi tiết chi phí Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân

viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung chưa tương ứng với các tài khoản là: TK3382 “Kinh phí công đoàn”, TK3383 “Bảo hiểm xã hội”, và TK3384 “Bảo hiểm y tế”, điều này có thể dễ gây nhầm lẫn trong công tác kế toán cũng như đối chiếu, kiểm tra, cụ thể:

Đối với TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” thì được chi tiết như sau: TK6221: Tiền lương công nhân trực tiếp

TK6222: Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp TK6223: Bảo hiểm y tế công nhân trực tiếp

TK 6224: Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp

Đối với TK6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” được chi tiết như sau: TK62711: Tiền lương nhân viên phân xưởng

TK62712: Bảo hiểm xã hội nhân viên phân xưởng TK62713: Bảo hiểm y tế nhân viên phân xưởng TK62714: Kinh phí công đoàn nhân viên phân xưởng

3) Về phân loại NVL, CCDC

Do quá trình sản xuất liên tục nên việc tiến hành xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho sản xuất được tiến hành thường xuyên. Thông thường, các nguyên vật liệu được đưa vào sử dụng một lần, nhưng cũng có một số nguyên vật liệu khi xuất ra một lần nhưng được sử dụng cho nhiều hơn một kỳ sản xuất như: bi đạn, gạch chịu lửa…Vì vậy, việc xếp các loại nguyên vật liệu này vào khoản mục nguyên vật liệu phụ là chưa chính xác lắm vì thực tế chúng không cấu thành nên thực thể sản phẩm.

Hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của công ty khá đầy đủ, đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ chi phí. Tuy nhiên, mẫu sổ Nhật ký chung chưa được đúng như trong quy định của chế độ hiện hành. Ngoài ra khi tiến hành tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, sau khi xác định được chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ đối với từng công đoạn, kế toán không tiến hành tập hợp các chi phí dở dang này vào Bảng tổng hợp chi phí dở dang thực tế cuối kỳ. Và sau khi lập xong Thẻ tính giá thành và xác định được khối lượng sản phẩm hoàn thành, kế toán cũng không tiến hành lập Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm hoàn thành. Việc thiếu hai loại bảng này sẽ gây khó khăn cho kế toán trong việc tổng hợp và đối chiếu số liệu giữa các kỳ kế toán với nhau.

5) Về hạch toán chi phí CCDC

Tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, mặc dù giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất, nhưng khi tiến hành xuất dùng công cụ dụng cụ thì toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ đều được hạch toán một lần vào chi phí sản xuất của kỳ đó, không tiến hành phân bổ làm nhiều lần đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn được sử dụng trong nhiều kỳ. Chính cách hạch toán công cụ dụng cụ như vậy, sẽ phản ánh không đúng giá thành sản phẩm, làm ảnh hưởng đến sự ổn định và hợp lý của giá thành sản phẩm giữa các kỳ sản xuất kinh doanh.

6) Về hạch toán chi phí NVL

Hiện tại, hàng tồn kho của công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, riêng các mặt hàng tồn kho ngoài bến bãi khó kiểm đếm thì được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Như vậy, mặc dù với cách áp dụng cả hai phương pháp hạch toán này có thể giảm thiểu được khối lượng công việc kế toán chi tiết nhưng lại mắc phải sự không nhất quán trong phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Trong khi các hàng hóa, thành phẩm,

vật tư tại kho của công ty được theo dõi thường xuyên, liên tục việc nhập, xuất, tồn kho thì riêng các mặt hàng tồn kho ngoài bến bãi cuối tháng mới có Báo cáo tình hình cung cấp và sử dụng gửi cho phòng kế toán. Do đó, việc cập nhật thông tin kế toán sẽ không kịp thời, việc quản lý chi phí không liên tục, công việc sẽ bị dồn nhiều vào cuối tháng.

7) Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Hiện nay, theo cách gọi của công ty, thì kế toán công ty đang đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác, do vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ được tính theo công thức sau:

Dck = Dđk + Cv x Qdck

Qht + Qdck

Trong đó:

Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Cv: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Tuy nhiên, trong thực tế công ty lại tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí sx sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sx sản phẩm phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ + Số lượng sản phẩm hoàn thành

Như vậy, có thể nói cách gọi tên của phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty là chưa phù hợp so với thực tế tại công ty.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch

Qua quá trình thực tế tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch và bằng những kiến thức đã được học, em xin đề xuất một số ý kiến trong một chừng mực nào đó nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch.

1) Kiến nghị 1: Về chứng từ kế toán

Công ty nên cài đặt phần mềm kế toán có nối mạng giữa Phòng vật tư với Phòng kế toán, để cùng một Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho máy sẽ tự động đánh số và Phòng Vật tư sẽ nhập số liệu vào máy chuyển lên Phòng kế toán. Khi nhận được Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho kế toán chỉ việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ định khoản vào các phiếu và hoàn chỉnh nốt phần còn lại của công việc nhập liệu, đồng thời công việc đối chiếu số liệu sẽ dễ dàng hơn.

Đối với các Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho cần ghi rõ là những vật liệu xuất- nhập tại kho nào, mục đích sử dụng là gì. Với cách ghi chép như vậy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vật tư, tránh nhầm lẫn, thuận lợi cho công việc đối chiếu, kiểm tra.

2) Kiến nghị 2: Về tài khoản sử dụng

xã hội, Bảo hiểm y tế và Kinh phí công đoàn cho phù hợp với các TK 3382 “Kinh phí công đoàn”, TK3383 “Bảo hiểm xã hội”, TK3384 “Bảo hiểm y tế” như sau:

Đối với TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” thì được chi tiết như sau: TK6221: Tiền lương công nhân trực tiếp

TK6222: Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp TK6223: Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp TK 6224: Bảo hiểm y tế công nhân trực tiếp

Đối với TK6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” được chi tiết như sau: TK62711: Tiền lương nhân viên phân xưởng

TK62712: Kinh phí công đoàn nhân viên phân xưởng TK62713: Bảo hiểm xã hội nhân viên phân xưởng TK62714: Bảo hiểm y tế nhân viên phân xưởng

3) Kiến nghị 3: Về phân loại NVL, CCDC

Để đảm báo tính chính xác trong việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty nên tiến hành phân loại lại nguyên vật liệu để đưa những loại vật tư đang được xếp là vật liệu phụ nhưng có tính chất và đặc điểm của công cụ dụng cụ thành công cụ dụng cụ, để khi tiến hành xuất dùng các loại vật tư này thì giá trị của chúng phải được phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh như đối với các loại công cụ dụng cụ khác chứ không phải là tính toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất trong kỳ như đối với nguyên vật liệu trước đây (ví dụ: chuyển bi đạn, gạch chịu lửa…từ vật liệu phụ thành công cụ dụng cụ).

Thứ nhất, công ty nên thiết kế lại mẫu sổ Nhật ký chung cho đúng với quy định trong chế độ kế toán.

Thứ hai, để đáp ứng hơn nữa cho việc theo dõi, tổng hợp chi phí và giá thành sản phẩm, công ty nên thiết kế bổ sung thêm hai loại bảng biểu đó là: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ và Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kỳ.

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được lập sau khi kế toán đã xác định được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ đối với từng công đoạn sản xuất. Bảng này có tác dụng hỗ trợ kế toán tiến hành lập Thẻ tính giá thành được thuận lợi hơn, giảm thiểu việc gây nhầm lẫn. Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kỳ được lập sau khi đã xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành của tất cả các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Hai bảng này có thể được lập theo mẫu đề xuất như sau:

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXKD DỞ DANG CUỐI KỲ

Đvt: đồng

Tên công đoạn Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí sx chung Tổng cộng

Công đoạn sản xuất bột liệu DC1 Công đoạn sản xuất bột liệu DC2 Công đoạn sản xuất bột liệu DC3 …

Tổng cộng

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH CUỐI KỲ

Đvt: đồng

Tên công đoạn Chi phí dở

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ NVLTT NCTT Sx chung Cộng Công đoạn sản xuất bột liệu DC1 Công đoạn sản xuất bột liệu DC2 Công đoạn sản xuất bột liệu DC3 … Tổng cộng

Bảng 3.10 Mẫu Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kỳ 5) Kiến nghị 5: Về hạch toán chi phí CCDC

Về việc phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, để tránh biến động chi phí giữa các kỳ công ty nên phân biệt công cụ giá trị nhỏ và công cụ có giá trị lớn. Đối với bộ phận công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều với mục đích thay thế bổ sung một phần công cụ, dụng cụ cho sản xuất thì tiến hành phân bổ một lần như hiện nay. Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị tương đối lớn, số lượng nhiều, kế toán nên áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần. Theo phương thức này khi xuất công cụ, dụng cụ căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí vào TK142 (nếu công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dưới 1 năm) hoặc TK 242 (nếu công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng trên 1 năm) như sau:

Nợ TK 242, 142 Có TK 153

Sau đó căn cứ vào thời gian sử dụng hoặc số lần sử dụng dự kiến để tính mực phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử dụng:

Đồng thời tiến hành phân bồ giá trị công cụ, dụng cụ cho từng kỳ kế toán: Nợ TK 6273, 6413, 6423…

Có TK 142, 242

6) Kiến nghị 6: Về hạch toán chi phí NVL

Hiện nay, công ty đang sử dụng không nhất quán trong phương pháp hạch toán hàng tồn kho giữa các hàng tồn kho trong kho công ty và hàng tồn kho ngoài bến bãi. Để có sự nhất quán trong phương pháp hạch toán hàng tồn kho, công ty nên áp dụng thống nhất một phương pháp là phương pháp kê khai thường xuyên.

7) Kiến nghị 7: Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Cách tính giá trị sản phẩm dở dang của công ty là chưa phù hợp với bản chất phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, điều này có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng bản chất của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào thực tế của công ty cũng khônng hợp lý bởi vì tỉ trọng của nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng giá thành sản phẩm chỉ chiếm khoảng 50-60%, mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bỏ vào hết một lần mà tiến hành bỏ dần dần vào trong quá trình sản xuất, bên cạnh đó số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ lại tương đối lớn.

Do đó, để khắc phục nhược điểm này công ty có thể thay thế phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đang sử dụng bằng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm tương đương. Theo phương pháp này, kế toán sẽ dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Các bước tiến

- Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình công nghệ thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau:

- Đối với những chi phí bỏ vào theo mức độ chế biến thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang đã tiến thành quy đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương theo công thức sau:

Dck = Dđk +C

Qht + Qdck x mc

Trong đó:

Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ C: Chi phí phát sinh trong kỳ

Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qdck: Sản phẩm dở dang cuối kỳ

mc: mức độ chế biến hoàn thành

Phương pháp này có nhược điểm là khối lượng công việc tính toán nhiều, có thể dễ gây nhầm lẫn, nhưng trong điều kiện hiện nay, khi công ty đang áp dụng phần mềm kế toán hiện đại thì nhược điểm này sẽ phần nào được khắc phục.

Trên đây là một số ý kiến của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán của công ty nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng ở công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch. Tuy nhiên những ý kiến đánh giá trên đây vẫn còn mang tính chủ quan của cá nhân em. Vì vậy, em mong muốn được đóng góp ý kiến của mình cùng với các ý kiến đề xuất để công ty có thể hoàn thiện công tác kế toán một cách tốt nhất, phát huy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV xi măng vicem hoàng thạch (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w