1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm
Trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, ta cần phân biệt các loại giá thành.
* Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí giá thành:
+ Giá thành sản xuất toàn bộ: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
+ Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
+ Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại biến phí trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và 1 phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế.
+ Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.
+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản phẩm sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.
* Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành:
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành sản xuất sản phẩm tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
+ Giá thành định mức: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
+ Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ.
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ của sản phẩm, chủng loại sản phẩm sản xuất,... để xác định đối tượng tính giá cho thích hợp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp CPSX, đó là các sản phẩm hoàn thành nhập kho. Qua nghiên cứu đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành ta thấy giữa chúng có những điểm khác nhau :
- Đối tượng tập hợp CPSX là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu CPSX chi tiết theo từng đối tượng, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết kiệm chi phí.
- Đối tượng tính giá thành là căn cứ để lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên , giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau vì về bản chất chúng đều là những phạm vi, giới hạn để tập hợp CPSX.
Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành mà ta cần lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp công nghiệp là những sản phẩm dở dang chưa hoàn thành.
Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần CPSX trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ, tức là xác định số CPSX tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Muốn vậy phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm dở dang trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của từng khối lượng sản phẩm làm dở so với khối lượng hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn sản xuất.
Có 2 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
Phương pháp 1: Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Phương pháp 2: Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Sau đây em chỉ đi sâu phương pháp mà Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch đã áp dụng.
* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ và chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp, cùng các CPSX khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Chi phí sản phẩm dở dang được xác định theo công thức:
+ Theo phương pháp bình quân:
Dck =
Dđk + Cv
x Qdck
Qht + Qdck
Trong đó:
Dck,Dđk : là CPSX dở dang cuối kỳ,đầu kỳ
Cv : là chi phí nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ Qdck : là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
+ Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Dck =
Cv
x Qdck
Qbht + Qdck
Trong đó:
Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì từ giai đoạn 2→giai đoạn n :
dcki dcki hti cs i N dki ck Q Q Q Z D D × + + = (−1) dcki dcki bhti cs i N ck Q Q Q Z D × + = ( −1)
Trong đó: C : CP NVLTT phát sinh trong kỳ.
Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Qbht : Khối lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành ngay trong kỳ (Qbht = Qht - Qddk).
Qddk và Qdck : Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. ZN(i-1)cs : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển
sang.
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán nhanh chóng, đơn giản. Tuy nhiên, giá trị sản phẩm dở xác định được kém chính xác vì không tính đến các chi phí chế biến khác.
1.2.2.4. Phương pháp tính giá thành phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: là phương pháp hoặc hệ thống
phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Tùy thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
Dựa trên tình hình thực tế của công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, em xin giới thiệu phương pháp tính giá thành
phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Giả sử một quy trình sản xuất chế biến liên tục gồm n giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí theo sơ đồ:
ZNi là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kết chuyển chi phí
Trình tự tính giá thành:
- Giai đoạn 1:
ZN1 = Dđk1 + C1 + Dck1
Nửa thành phẩm giai đoạn 1 được sử dụng chủ yếu là chuyển sang giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, ngoài ra có thể bán nửa thành phẩm ra ngoài hay nhập kho nửa thành phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK154 (1542) Phần chuyển giai đoạn 2 Nợ TK155 Phẩn nhập kho
Nợ TK632,154 Phần bán, gửi bán
GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN 3
NLVL chính ZN1 ZNi-1 chuyển Chi phí chế biến giai đoạn 1 Chi phí chế biến giai đoạn 2 Chi phí chế biến giai đoạn n ZN1 chuyển ZN2 ZTP + + +
Có TK154 (1541) Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1
- Giai đoạn 2: Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục
chế biến tạo ra nửa thành phẩm giai đoạn 2, và:
ZN = Dđk2 + ZNi chuyển sang + C2 – Dck2
Trong đó: C2 là chi phí chế biến của giai đoạn 2.
Mỗi sản phẩm của giai đoạn 2 được kết tinh gồm 2 bộ phận chi phí:
+ Chi phí giai đoạn trước chuyển sang (giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang): đây là bộ phận chi phí bỏ vào từ đầu quy trình của từng giai đoạn công nghệ.
+ Chi phí chế biến của giai đoạn 2: Đây là bộ phận chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến.
Tuàn tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng, sẽ tính được giá thành thành phẩm:
ZTP = Dđkn + ZNn-1 chuyển sang + Cn – Dckn
Chi phí giai đoạn trước kết chuyển một cách tuần tự sang giai đoạn sau, có thể kết chuyển tuần tự từng khoản mục hoặc kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để phục vụ lập báo cáo sản xuất người ta thực hiện kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để quản lý, phân tích chi phí người ta thực hiện kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí. Vì vậy phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí.
1.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp được CP NVLTT, CP NCTT, chi phí SXC theo từng đối tượng trên các TK 621, TK 622, TK 627, kế toán tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp CPSX cho từng đối
tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ. CPSX toàn doanh nghiệp có thể tập hợp theo hai phương pháp: phương pháp KKTX và phương pháp KKĐK.
Để tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo phương pháp KKTX) và TK 631 – Giá thành sản xuất (theo phương pháp KKĐK).
Sau khi đã tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tính được giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán cần tổ chức kiểm tra đánh giá khối lượng sản phẩm dở.
Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo PP KKTX:
Sơ đồ 1.5. Kế toán CPSX và giá thành sản phẩm theo phương pháp KKTX TK 621 TK 154 TK 155 TK 622 TK 157 TK 627 TK 632 Phân bổ, k/c chi phí NVLTT Phân bổ, k/c chi phí NCTT Phân bổ, k/c chi phí SXC
K/c các khoản làm giảm giá thành
Giá thành thực tế SP nhập kho
Giá thành thực tế SP gửi bán
Giá thành thực tế SP bán ngay không qua kho
TK 138, 152 TK 632 CP NVLTT vượt trên mức bình thường CP NCTT vượt trên mức bình thường
Sơ đồ 1.6. Kế toán CPSX và giá thành sản phẩm theo phương pháp KKĐK TK 154 TK 631 TK 611 TK 621 TK 632 TK 622 TK 334, 338 TK 627 TK 111,214,152… TK 632 TK 138, 811,111 Kết chuyển CPSX dở dang đầu
kỳ Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ CP NVLTT phát sinh trong kỳ Kết chuyểnCPNVLTT cuối kỳ Các khoản làm giảm giá thành Tập hợp CP NCTT Kết chuyển CP NCTT cuối kỳ Tập hợp CP SXC
Kết chuyển CP SXC được phân bổ
Kết chuyển CP SXC không được phân bổ
Kết chuyển giá thành thực tế sx sp hoàn